10 cách cải thiện sức khỏe tinh thần cho năm mới
Một trong bốn người trên toàn cầu sẽ trải nghiệm vấn đề sức khỏe tâm thần tại một số thời điểm trong cuộc sống.
Ảnh: Shutterstock
Sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến cách ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động hằng ngày, cũng như ảnh hưởng đến cách ta xử lý căng thẳng, ra quyết định và kết nối với những người khác.
Dưới đây là một số cách cải thiện sức khỏe tinh thần của chúng ta để chất lượng cuộc sống tốt hơn cho một năm mới, theo Huffington Post.
Thể hiện lòng biết ơn. Nghiên cứu cho thấy thể hiện những gì bạn biết ơn sẽ nâng cao trạng thái tinh thần của bạn.
Thiền. Thiền mang lại hàng loạt các lợi ích sức khỏe, từ sự tập trung tốt hơn đến cải thiện tinh thần. Hãy thử dành 5 phút để thiền khi bạn thức dậy hoặc trước khi đi ngủ.
Viết. Một nghiên cứu năm 2012 tìm thấy rằng viết những gì bạn căng thẳng sẽ giúp bạn làm “sạch” tâm trí.
Trị bệnh. Có nhiều phương pháp, từ liệu pháp nói chuyện đến liệu pháp hành vi, và một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn tìm ra cách để giải quyết những rắc rối về tinh thần mà bạn đang gặp phải.
Chia sẻ khó khăn về tinh thần với người khác. Theo ông Gregory Dalack, chủ nhiệm khoa tâm thần học tại Đại học Michigan (Mỹ), nói chuyện với ai đó về những lo lắng và trầm cảm có thể giúp quản lý những triệu chứng, điều chỉnh lại một số suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống.
Video đang HOT
Tập thể dục ít nhất một vài lần mỗi tuần. Khi bạn tập thể dục, não bạn sẽ giải phóng các hóa chất cảm giác tốt endorphin giúp bạn cải thiện tâm trạng tức thời. Ngoài ra, hãy cố gắng tập luyện ở ngoài trời. Nghiên cứu cho thấy nhóm đi bộ ngoài trời giảm bớt các triệu chứng trầm cảm hơn nhóm đi trong nhà.
Dựa vào người bạn đời. Một nghiên cứu năm 2011 thấy rằng dành thời gian với bạn yêu thương có thể làm giảm căng thẳng. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng kết nối xã hội là bắt buộc đối với sức khỏe tâm thần.
Ăn uống cân bằng. Ăn uống tốt là chìa khóa cho sức khỏe tổng thể, bao gồm cả tinh thần. Hãy thử kết hợp các loại trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống của bạn thường xuyên hơn cùng với thức ăn tốt cho não như quả óc chó và rau chân vịt.
Nghe nhạc buồn. Nghiên cứu cho thấy những bài hát buồn có thể giúp bạn chữa lành sau khi chia tay. Chúng có thể khiến bạn rơi nước mắt nhưng là liều thuốc tốt cho sức khỏe tinh thần.
Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ không chỉ tàn phá sức khỏe thể chất mà còn làm rối tung sức khỏe tâm thần của bạn. Nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ có thể làm cho bạn khó điều chỉnh cảm xúc. Ngủ kém cũng là một dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng hơn.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Tác nhân đẩy lo lắng lên cao
Lo lắng là một phản ứng bình thường, nhưng với một số người, khi lo lắng khó đối phó đến mức làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thì cần phải nhanh chóng giải quyết.
Càng cố gắng để kiểm soát lo lắng, lo lắng càng tăng cao - Ảnh: Shutterstock
Có một loạt các rối loạn lo âu, và đi kèm với các rối loạn đó là các triệu chứng khác nhau, nhưng hầu hết chúng đều hủy hoại sức khỏe cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Một cảm giác sợ hãi là phổ biến, nhưng nếu nó tồn tại nhiều tháng, thậm chí khi không có lý do nào thực sự gây ra cảm giác sợ hãi là điều vô cùng nguy hiểm, theo Prevention.
Theo các chuyên gia, một số hành vi sau chính là tác nhân đẩy sự lo lắng lên đỉnh điểm.
Phủ nhận
Bạn có đang cố phủ nhận mình bị lo âu? Nếu có, điều này có thể phản tác dụng và có thể khuếch đại cảm xúc của bạn, đặc biệt trong trường hợp bạn đang đấu tranh với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Trốn tránh
Trốn tránh nỗi sợ hãi có vẻ là cách hợp lý để đánh bại sự lo lắng, nhưng điều này thật ra có tác dụng ngược lại, vì nó có khả năng làm cho nỗi sợ hãi dâng cao.
Dựa vào đồ uống thảo dược
Trà hoa cúc hoặc các đồ uống thảo dược khác có thể giúp giảm một số triệu chứng của lo âu, nhưng nó không giúp chữa lành những nguyên nhân cơ bản. Nếu bạn quá phụ thuộc vào thảo dược có thể sẽ làm lo lắng thêm tồi tệ.
Tìm cách kiểm soát
Một số người cảm thấy khó có thể ép đầu óc không nghĩ đến những điều phiền muộn nên tìm mọi phương cách để ngăn chặn. Điều này có thể cung cấp giải pháp tạm thời, nhưng những suy nghĩ tiêu cực sẽ nhanh chóng quay trở lại, thậm chí còn có xu hướng mãnh liệt hơn.
Theo các chuyên gia tâm lý, càng cố gắng để kiểm soát lo lắng, lo lắng càng tăng cao.
Thuốc không phải là liệu pháp giải quyết triệt để nguyên nhân gây ra căng thẳng - Ảnh: Shutterstock
Dựa vào thuốc
Dựa vào thuốc chống lo âu có thể giúp xoa dịu những lo âu, đặc biệt nếu lo âu đang ở trạng thái hết sức nghiêm trọng; nhưng không nên xem thuốc là chiến lược đối phó duy nhất. Lý do, thuốc chống lo âu có 2 mặt, một mặt có thể giúp làm giảm bớt căng thẳng, nhưng mặc khác nó cũng có những tác dụng phụ không mong muốn (gây nghiện, mất trí, gãy xương, chóng mặt...).
Hơn nữa, thuốc chống lo âu cũng không phải là liệu pháp giải quyết triệt để nguyên nhân gây lo âu.
Rượu và thuốc lá
Rượu và ma túy có thể giúp bạn thoát khỏi cảm giác lo âu tạm thời nhưng sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến tình trạng lo lắngcàng tồi tệ hơn.
Ngoài ra, sử dụng rượu bia và thuốc lá rất dễ gây nghiện, từ đó làm tăng thêm những hệ lụy cho sức khỏe tinh thần.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Ngừa sa sút trí tuệ Trí não sắc bén giúp bạn làm được nhiều điều trong cuộc sống. Nếu bạn nhận thấy mình hay bị đãng trí hoặc cảm thấy chán nản thường xuyên thì đến lúc cần phải chăm sóc nhiều hơn đến não bộ. Giao tiếp và tiếp thu những điều bổ ích là cách tốt phát triển não bộ - Ảnh: Shutterstock Gặp gỡ những...