10 biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút
Gút (gout ) là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại khớp, gây viêm khớp.
Không có cách chữa khỏi bệnh gút, vì vậy việc kết hợp thuốc và các biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.
Bệnh gút xảy ra khi cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric. Một khi đã mắc bệnh gút thì cơn gút cấp sẽ xảy ra sớm hoặc muộn dù bạn có dùng hay không dùng thuốc.
Mục tiêu trong điều trị bệnh gút chính là giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn khi bị cơn gút cấp tấn công, giúp khoảng cách giữa các cơn gút dài ra, ngăn ngừa các cơn tấn công khác và tránh sự hình thành của sạn thận và khối u dưới da quanh khớp bị gút.
Quá trình điều trị thành công có thể giúp làm giảm các khó chịu do triệu chứng gút gây ra cũng như giảm mức độ phá hủy về lâu dài ở những khớp xương bị gút.
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, một số biện pháp sau đây có thể giúp người bệnh giảm khả năng bùng phát bệnh gút.
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong điều trị bệnh gút.
Khi bị bệnh gút, khớp có thể bị sưng và viêm. Tăng cường nạp chất lỏng có thể thúc đẩy thận giải phóng chất lỏng dư thừa, làm giảm sưng. Tốt nhất là uống nước lọc, cũng có thể dùng trà thảo mộc nhưng nên tránh bia rượu và nước ngọt có nhiều nhân purin. Tuy nhiên, thận trọng khi người bệnh bị suy tim sung huyết hoặc bệnh thận, cần trao đổi với bác sĩ điều trị về lượng chất lỏng có thể uống trong ngày.
Chườm đá
Chườm đá vào các khớp bị ảnh hưởng có thể giúp giảm viêm do gút. Hãy thử chườm mỗi lần chườm khoảng trong 10-15 phút với đá được bọc trong một chiếc khăn vải mỏng để giúp giảm đau.
Giảm căng thẳng
Video đang HOT
Sự căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gút. Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể loại bỏ tất cả các nguyên nhân gây căng thẳng, nhưng các cách sau đây có thể hữu ích:
Tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ quãng ngắn, nếu cơn đau không hạn chế cử động; Xin nghỉ làm một thời gian; Viết lách gì đó hoặc đọc một cuốn sách yêu thích; Nghe nhạc; Thiền định; Nghỉ ngơi đầy đủ cũng có thể giúp bạn cảm thấy bớt căng thẳng.
Nâng cao các khớp bị ảnh hưởng
Bệnh gút có thể gây đau và sưng, đặc biệt là ở khớp bàn chân, bàn tay, đầu gối và mắt cá chân. Một cách để giảm sưng là nâng cao các khớp bị ảnh hưởng, mục đích là giúp giảm ứ trệ máu và chất lỏng tại vùng khớp bị ảnh hưởng. Biện pháp này kết hợp với chườm lạnh sẽ giảm sưng và đau hiệu quả.
Uống cà phê
Một đánh giá và phân tích tổng hợp năm 2016 cho thấy những người uống nhiều cà phê ít bị bệnh gút hơn. Điều này có thể là do cà phê có thể làm giảm nồng độ axit uric.
Ăn nhiều anh đào
Ăn nhiều anh đào (quả sơ ri) làm giảm 35% nguy cơ bùng phát đợt gút cấp ở bệnh nhân gút. Quả anh đào chứa hàm lượng hợp chất chống viêm anthocyanins cao. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ăn quả anh đào hoặc uống nước ép anh đào, cũng như dùng chất bổ sung chiết xuất từ anh đào đều mang lại hiệu quả với bệnh nhân gút. Họ cũng phát hiện ra rằng khi người bệnh ăn quả anh đào cùng với việc dùng thuốc trị gút sẽ giảm 75% nguy cơ bị các cơn gút.
Uống nước chanh
Các tác giả của một nghiên cứu năm 2015 cho biết: để giảm axit uric ở những người bị bệnh gút, họ chỉ cần mỗi ngày uống 2 lít nước pha với nước ép của 2 quả chanh tươi. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng nước chanh giúp trung hòa axit uric trong cơ thể.
Hạn chế uống rượu
Uống nhiều hơn hai ly rượu hoặc hai ly bia mỗi ngày làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh gút. Bia có nhiều purin, vì vậy tránh dùng bia với người bị bệnh gút.
Bệnh gút gây sưng , đau ở các khớp.
Tránh các loại thịt có nhiều purin
Tránh các loại thịt có chứa nhiều purin có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh gút. Một số loại thịt, cá chứa lượng purin cao bao gồm: Thịt ba chỉ, gà tây, thịt bê, thịt nai, nội tạng, cá cơm, cá mòi, cá trích, cá tuyết, cá hồi, con trai, con sò.
Trao đổi với bác sĩ về thuốc
Người mắc bệnh gút có thể có một số bệnh mạn tính khác. Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, có thể làm tăng nguy cơ tích tụ axit uric và bùng phát bệnh gút. Điều quan trọng là không nên ngừng thuốc trước khi trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn thay thế. Trong một số trường hợp, phải chấp nhận bởi lợi ích của thuốc lớn hơn tác dụng phụ. Trao đổi với bác sĩ để có thể được kê những thuốc giúp giảm các triệu chứng bệnh gút.
Lời khuyên của bác sĩ
Các đợt bùng phát bệnh gút có thể gây đau đớn và mệt mỏi cho người bệnh. Để làm giảm các triệu chứng và giúp ngăn ngừa các đợt bùng phát trong tương lai, người bệnh gút nên tuân theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bao gồm cả biện pháp hỗ trợ kể trên. Tuy nhiên, nếu tình trạng bùng phát cơn gút cấp kéo dài hơn 48 giờ, người bệnh nên đi khám hoặc trao đổi với bác sĩ điều trị của mình để xác định xem hướng điều trị tiếp theo như thế nào.
Không chủ quan điều trị bệnh gout
Gout là bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin, làm tăng acid uric trong máu, dẫn đến lắng đọng urat trong các mô của cơ thể gây ra nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh lý về xương khớp.
Đây là một trong những bệnh phổ biến trong cộng đồng, chiếm khoảng 1/3 tổng số lượng người bệnh đến khám các vấn đề về xương khớp. Đáng lo ngại hơn, nhiều người bệnh vì tâm lý chủ quan, dễ bỏ qua các dấu hiệu của bệnh, khiến bệnh không được phát hiện sớm dẫn đến khó khăn trong việc điều trị sau này.
Bệnh gout không khó điều trị
Trước hết cần phải hiểu rõ, gout không phải là một bệnh khó điều trị. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có rất nhiều người xem nhẹ bệnh, không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, hoặc tự ý dùng thuốc gây hậu quả nghiêm trọng, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Bệnh thường biểu hiện bằng những đợt viêm khớp cấp tính, sau đó tiến triển thành mạn tính.
Triệu chứng đặc trưng của cơn gout cấp là khởi đầu đột ngột với tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội thường ở một khớp. Nếu không đi thăm khám sớm và được điều trị đúng, lâu ngày bệnh sẽ tiến triển thành viêm khớp gout mạn với sưng đau khớp thường xuyên, biến dạng khớp, nổi hạt tophi, bệnh thận do gout, sỏi thận...
TS.BS Cao Thanh Ngọc, Trưởng Khoa Nội cơ xương khớp - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Nhiều người chỉ đến khám khi bệnh đã trở nặng, gây khó khăn cho việc điều trị sau này. Bên cạnh đó, không ít người thấy triệu chứng được cải thiện sau một thời gian điều trị đã tự ý ngưng thuốc, hoặc chỉ dùng thuốc khi có các triệu chứng sưng đau khớp, không tuân theo liều lượng dùng cũng như các chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, việc tự mua thuốc uống và sử dụng những phương thuốc không rõ nguồn gốc cũng là sai lầm rất thường gặp của người bệnh. Điều này dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn như xuất huyết tiêu hóa, suy giảm miễn dịch khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng, viêm phổi.
Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ tàn phế do acid uric tăng cao, lâu ngày lắng đọng trên khớp gây biến dạng và mất chức năng khớp. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng, thậm chí tử vong.
Khám sớm và kiên trì chữa trị
Vừa qua, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM đã tiếp nhận người bệnh H.M.K. (38 tuổi, ngụ tại TPHCM). Anh K. được phát hiện mắc bệnh gout trong một lần khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên do chủ quan nghĩ mình còn trẻ, anh không chủ động điều trị cũng như duy trì chế độ ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ khiến bệnh diễn tiến ngày một nặng hơn.
Cách đây 4 tháng, anh K. bị sưng đau, tấy đỏ các khớp chân phải, thường xuyên có những cơn đau dữ dội ở ngón chân cái. Sau khi đến khám tại phòng khám Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc, hạn chế các thức ăn nhiều đạm để điều trị bệnh gout.
Tuy nhiên sau khi sử dụng hết đợt thuốc đầu tiên, anh K. thấy các triệu chứng sưng đau, nóng đỏ các khớp giảm đi đáng kể, anh tự ý ngưng thuốc. 6 tháng sau đó, mỗi lần các khớp sưng đau, anh K. không tái khám mà sử dụng một loại thuốc bắc do người quen giới thiệu.
Gần đây, anh thường xuyên bị các cơn đau, nóng và sưng tấy khớp bàn chân. Qua thăm khám, các bác sĩ cho biết bệnh gout của anh đã tiến triển sang giai đoạn nặng do nhiều khớp bị biến dạng kèm theo biến chứng của việc lạm dụng thuốc có chứa corticoids (như kiểu hình cushing, bầm máu tay chân, suy thận).
Vì vậy, việc điều trị của anh K. trở nên phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Phải sau gần 1 năm, tình trạng sưng đau khớp mới được điều trị dứt điểm, anh K. mới có thể trở lại làm việc như bình thường.
Trường hợp kể trên là một khuyến cáo quan trọng người bệnh cần lưu ý. Ngay khi có các triệu chứng sưng đau các khớp, người bệnh nên chủ động đến tại các cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, tránh việc tự ý điều trị khiến bệnh trầm trọng hơn.
Sau khi hết sưng đau khớp, người bệnh cần phải kiên trì điều trị bằng cách dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng lịch. Ngoài ra, cùng với việc sử dụng thuốc, người bệnh gout nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện phù hợp.
Nên uống nhiều nước, tránh rượu bia, thuốc lá, tránh thức ăn chứa nhiều đạm động vật như: nội tạng động vật, thịt bò, hải sản... đồng thời nên tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng ở mức phù hợp, giúp bệnh gout sớm bị đẩy lùi, người bệnh trở về với trạng thái sức khỏe tốt.
Những sai lầm khi điều trị gout khiến bệnh ngày càng nặng hơn Gout không phải là bệnh khó điều trị. Tuy nhiên, có rất nhiều người xem nhẹ bệnh, không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ hoặc tự ý dùng thuốc gây hậu quả nghiêm trọng, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân gout điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM...