10 bí kíp tiền bạc luôn đúng tại mọi thời điểm trong cuộc đời, dẫu đang dư dả hay túng thiếu: Chuẩn bị trước không bao giờ là thừa
Trong cuộc sống, sẽ có lúc chúng ta mắc phải những sai lầm không đáng có về tiền bạc. Đó có thể là phung phí tiền cho những khoản không cần thiết, hoặc bỏ bê việc tích lũy hàng tháng.
Ngay cả những người sành sỏi nhất đôi khi cũng không tránh khỏi việc hồ đồ nhất thời.
Để giúp mọi người tránh xa những cạm bẫy tiền tiền bạc, các chuyên gia tài chính đã chỉ ra 12 thói quen nên làm để duy trì tài chính ổn định, phù hợp với mọi giai đoạn trong cuộc sống.
Bắt đầu bằng việc tiết kiệm
Điều đầu tiên chúng ta muốn làm mỗi khi nhận lương vào cuối tháng là mua sắm thỏa thích, tậu ngay những món đồ hay ho đang trong tầm ngắm. Tuy nhiên, lý trí sẽ mách bảo bạn làm điều ngược lại: trích một phần tiền lương vào tài khoản tiết kiệm.
Khoản tiền này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính trong trường hợp chúng ta gặp chuyện không may như ốm đau, dịch bệnh, thất nghiệp,… Ngoài ra, nếu mở tài khoản ở đúng ngân hàng hay đúng chương trình ưu đãi, bạn có thể hưởng những lợi ích không ngờ, giúp khoản tiền của mình sinh sôi thêm nhiều hơn.
Tránh bị “lạm phát lối sống”
Thu nhập càng cao thì chúng ta càng nên tiết kiệm nhiều. Nếu bạn được tăng lương, khoản tiền tiết kiệm mỗi tháng cũng cần phải tăng theo để đảm bảo bạn tích lũy được nhiều nhất có thể.
“Hãy tiết kiệm 1/3 khoản tiền lương được tăng để tránh rơi vào tình trạng lạm phát lối sống”, Ted Jenkin – một chuyên gia tài chính cá nhân cho biết. Lạm phát lối sống xảy ra khi thu nhập của một cá nhân tăng lên khiến cho mức sống của họ được cải thiện, và những thứ trước đây bị coi là xa xỉ nay lại trở thành nhu cầu thiết yếu.
Nếu tiết kiệm từ sớm, bạn sẽ có thêm tiền để đầu tư và trả các khoản nợ còn tồn đọng, thay vì bỏ ra cho những món đồ phù phiếm mà bạn sẽ chán ngán trong vòng vài năm nữa.
Không mua những thứ không cần thiết
Khi mới nhận được khoản tiền lương đầu tiên trong đời, hoặc được tăng lương lần đầu, bạn sẽ dễ bị cám dỗ bởi những món đồ không cần thiết. Việc bỏ tiền cho chúng là một sai lầm to lớn.
“Đừng chi quá nhiều cho quần áo”, Michelle Schroeder-Gardner – chủ blog tài chính cá nhân “Making Sense of Cents” – khuyên nhủ. “Tôi đã bắt đầu làm việc full-time từ năm 14 tuổi, nhưng chỉ mới thực sự bắt đầu tiết kiệm khoảng 10 năm sau đó.”
Không mua đồ để gây ấn tượng với người khác
Theo John Rampton – founder kiêm CEO của Calendar, dùng tiền để thỏa mãn những nhu cầu tức thời sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch trong tương lai của bạn.
“Đừng lãng phí thời gian cho xe hơi hay thiết bị đắt tiền”, ông nói. “Bạn nên tiết kiệm cho tương lai lâu dài, để đầu tư sinh lời, thay vì phí phạm những đồng tiền mình vất vả kiếm được.”
Đầu tư cho tuổi giả
Phần lớn chúng ta đều quá bận rộn tận hưởng cuộc sống hiện tại mà quên lo nghĩ cho tuổi già sau này. Ngoài đồng lương hưu ít ỏi, bạn sẽ cần thêm một khoản tiền dắt túi để đảm bảo một tương lai thoải mái sau khi về hưu.
Tuổi 20 không phải là thời điểm quá sớm để bắt đầu tiết kiệm. Bởi lẽ, bạn làm càng sớm thì càng tích lũy được nhiều tiền. Dù chúng ta đang ở độ tuổi nào, việc tiết kiệm cho tuổi già cũng đều rất quan trọng.
Đừng sợ chơi chứng khoán
Đôi khi, liều lĩnh cũng có thể khiến cho túi tiền của bạn dày dặn hơn. Các nhà đầu tư mới thường có tâm lý e ngại thị trường chứng khoán, nhưng nếu dám đầu tư dù chỉ một chút, bạn sẽ tiến rất xa trên con đường tài chính sau này. Nếu sợ mắc sai lầm, hãy chọn cách an toàn là đầu tư lâu dài. Càng sớm học hỏi, bạn sẽ càng chơi giỏi hơn.
“Hãy dùng thu nhập kiếm được để đầu tư vào thị trường và sinh lời”, Tom Hegna – một nhà kinh tế học kiêm diễn giả nổi tiếng – cho biết. “Khi nào đã thanh toán hết các khoản phí sinh hoạt cơ bản, hãy dùng tiền để đầu tư thêm”.
Video đang HOT
Đầu tư vào bản thân
Không chỉ đầu tư vào các loại tài sản có giá trị, bạn cũng nên đầu tư vào bản thân, bằng cách học hỏi thêm về tài chính cá nhân để lựa chọn hình thức quản lý tiền bạc phù hợp với mình.
Tài chính cá nhân không phải là một lĩnh vực có thể học trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp phải nhiều rủi ro trên con đường tiết kiệm và kiếm tiền nếu thiếu kiến thức. Càng dành nhiều thời gian để tìm hiểu những kiến thức cơ bản về tài chính, bạn càng sớm lên kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho chính mình.
Lắng nghe bản thân, hành động mà không sợ hãi
Để quản lý tài chính tốt, bạn cần phải đặt sẵn mục tiêu. Như vậy, bạn sẽ biết cần phải làm những gì để đạt được điều mình muốn. Chỉ khi xác định con đường rõ ràng, bạn mới có động lực để theo đuổi và hoàn thành mục tiêu đến cùng.
Ngoài ra, đừng để nỗi sợ hãi khiến bạn chùn bước. “Lo lắng chẳng khác nào đang cầu xin thứ mình không muốn. Vì thế, hãy ngừng lo lắng về tiền bạc và tập trung vào mục tiêu trước mặt”, Jen Sincero – nhà khai vấn kiêm tác giả sách bán chạy của New York Times – khuyên nhủ.
Ghi nhớ: Tiền không phải là tất cả
Chúng ta đều cần tiền để thanh toán các chi phí và nhu cầu khác trong cuộc sống, nhưng tiền không phải là tất cả. Dù vậy, điều đó không có nghĩa là bạn không được hỏi xin thứ mình xứng đáng.
“Hãy học cách xin tiền và đàm phán càng sớm càng tốt”, chuyên gia về tiền bạc Brittney Castro – nói.
“Tuy nhiên, đừng cố gắng theo đuổi tiền bạc đến cùng, vì đó không phải là mục đích duy nhất của cuộc sống. Bạn cứ thoải mái tận hưởng những đồng tiền mình làm ra, cố kiếm nhiều nhất có thể. Thế nhưng, hãy nhớ rằng tiền chỉ là công cụ hỗ trợ bạn, không phải là thứ quyết định bạn là ai trong thế giới này.”
Đừng đánh mất bản thân vì đồng tiền
Dominique Broadway – chuyên gia tài chính cá nhân kiêm founder của Finances Demystified – cũng đồng tình rằng tiền bạc không phải là thứ định nghĩa thành công của con người.
“Đừng nghĩ tiền bạc làm nên thành công”, cô nói. “Tiền có thể đến rồi đi. Vì thế, hãy tập trung vào việc tiết kiệm và kiếm tiền, đừng mải đánh bóng bản thân để đua đòi với những người khác.”
CEO trang tài chính nổi tiếng tiết lộ 10 nguyên tắc vàng để "làm giàu không khó", biết càng sớm càng có nhiều tiền
Stacy Johnson là Founder, CEO của Money Talks News - chuyên trang tài chính hàng đầu nước Mỹ. Có hơn 40 năm làm cố vấn tài chính chuyên nghiệp, chấp bút vài ba cuốn sách về tiền bạc, ông đã rút ra những lời khuyên quý giá cho những ai muốn làm giàu.
Tôi đã làm việc trong vai trò một chuyên viên tài chính chuyên nghiệp suốt nhiều thập kỷ qua. Tôi đã nghe qua không ít lời khuyên truyền miệng về tiền bạc, cũng đã từng thực hiện vài ba trong số đó và áp dụng cách của riêng mình. Dưới đây là một vài điều đơn giản bạn có thể làm theo để trở nên giàu có hơn.
1. Đừng bao giờ tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được
Năm 10 tuổi, ngoài số tiền tiêu vặt ít ỏi của mình, tôi bắt đầu đi cắt cỏ để kiếm thêm tiền. Ngay sau khi kiếm được những đồng đầu tiên, mẹ đã lái xe và đưa tôi đến ngân hàng để mở một tài khoản tiết kiệm.
50 năm sau, ưu tiên hàng đầu của tôi vẫn là tiết kiệm một phần lương mỗi tháng và tiêu ít hơn số tiền bản thân kiếm được.
Tất nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng. Thế nhưng, bạn có thể giàu hơn nhờ việc chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được, hoặc nghèo đi nếu làm ngược lại.
2. Tránh xa các khoản nợ như "bệnh dịch"
Đa số mọi người coi nợ nần là một phần bình thường của cuộc sống. Họ chia nó thành các loại, chẳng hạn như "nợ tốt" và "nợ xấu". Họ thảo luận về nó không ngừng như thể đó là một bí ẩn toán học nào đó.
Thật ra, nợ nần chẳng phải điều gì quá phức tạp. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng: Mượn tiền của người khác để sử dụng tạm thời, bạn sẽ phải trả lãi và trở nên nghèo hơn. Chỉ khi bạn cho người khác vay tiền và tính lãi của họ, bạn mới có thể giàu có.
Vì chuyện nợ nần chỉ khiến bạn nghèo hơn, bạn chỉ nên làm điều đó trong 2 trường hợp sau:
- Khi bạn thật sự cần tiền để có thể tồn tại.
- Khi bạn chắc chắn mình sẽ kiếm được nhiều hơn từ những gì mình đang đầu tư so với những gì bạn sẽ phải trả để đầu tư cho nó.
Nếu việc vay mượn không giúp bạn trở nên giàu có hơn thì đừng làm điều đó.
3. Mua vào khi mọi người lo sợ, bán ra khi mọi người nghĩ rằng họ không thể lỗ
Người giàu luôn thu được lợi nhuận khi nền kinh tế đang bùng nổ, nhưng đó không phải là thời điểm họ tạo ra sự giàu có của mình.
Bạn có thể trở nên giàu có bằng cách đầu tư khi không ai khác dám làm vậy: khi tỷ lệ thất nghiệp cao, thị trường tụt dốc, mọi người đều hoảng loạn vì phải đối diện với sợ hãi và đau khổ ở phía trước.
Theo chu kỳ, một nền kinh tế cũng sẽ có lúc rơi vào suy thoái. Khi đối mặt với khó khăn, bản năng phòng vệ sẽ khiến mọi người sợ hãi đến cứng người. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu đã có một khoản tiết kiệm từ trước.
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã khuyên: "Hãy sợ hãi khi người khác tham lam, và tham lam khi người khác sợ hãi".
4. Hãy trở nên giàu có thay vì việc trông như một người giàu có
Suốt thời gian làm cố vấn đầu tư ở Phố Wall, tôi nhanh chóng nhận ra những người giàu có thường rất ít khi khoe khoang.
Vậy đám đông bảnh bao mặc những bộ quần áo đắt tiền và lái những chiếc xe Porsche ngoài đường là ai? Đó là những người kiếm tiền bằng việc bán đồ cho những người giàu có.
Tôi không thể nhớ lần cuối cùng tôi mặc một bộ đồ đẹp là khi nào. Tôi chưa bao giờ sở hữu một chiếc ô tô đời mới và tôi sống trong một ngôi nhà trị giá khoảng 1/3 số tiền tôi có thể kiếm được.
Ai cũng có quyền được tiêu tiền vào những thứ như xe hơi đời mới, quần áo lộng lẫy, những kỳ nghỉ xa hoa, hay một ngôi nhà sang trọng nằm ngoài khả năng chi trả của mình. Điều đó tuy giúp bạn trông có vẻ giàu có ở thời điểm hiện tại, nhưng sẽ ngăn cản con đường giàu có thực sự của bạn trong tương lai.
5. Sống như thể bạn chỉ còn 1 ngày, nhưng đầu tư như thể bạn còn cả đời
Bạn nên cố gắng để tận hưởng nhiều thứ nhất trong cuộc đời, bởi không chẳng ai biết mình có thể sống đến bao giờ. Dù vậy, hãy luôn để dành một khoản tiền nhất định để có thể đầu tư cho một tương lai lâu dài nhất có thể.
6. Bạn có tới 6 cách để làm giàu nhanh
Những cách nhanh nhất để làm giàu bao gồm:
- Cưới người giàu
- Nhận tiền thừa kế
- Khai thác tài năng độc đáo của bản thân
- Trúng số
- Sở hữu hoặc lãnh đạo một doanh nghiệp thành công
- Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được và đầu tư số tiền tiết kiệm được một cách khôn ngoan về lâu về dài
Điều cuối cùng là thứ duy nhất đảm bảo bạn có một tương lai ổn định và giàu có.
7. Điều liều nhất bạn có thể làm là không dám liều
Cho dù là tiền bạc, tình yêu hay cuộc sống nói chung, nếu bạn muốn được đền đáp, bạn phải chấp nhận rủi ro.
Khi nói đến tiền, chấp nhận rủi ro có nghĩa là đầu tư vào những thứ có thể giảm giá trị như cổ phiếu, bất động sản hoặc một doanh nghiệp.
Như cha tôi vẫn thường nói, bạn sẽ chẳng bao giờ làm được điều mình muốn nếu cứ mãi làm "ếch ngồi đáy giếng". Các khoản đầu tư rủi ro thường đem lại cơ hội thu về lợi nhuận cao hơn. Những khoản lợi nhuận đó có thể tạo ra sự khác biệt so với những gì bạn từng làm.
Nếu đầu tư 200 USD/tháng trong vòng 30 năm vào một thứ gì đó có thể thu về 12% mỗi năm, bạn sẽ nhận thêm hàng trăm nghìn USD để lo cho tuổi già, nhiều hơn hẳn so với khoản đầu tư tương tự vào một thứ chỉ thu về 2% mỗi năm.
Chấp nhận một phần rủi ro có tính toán là điều tạo nên sự khác biệt giữa làm giàu và kiếm sống qua ngày.
Chấp nhận rủi ro là một trò mạo hiểm, nhưng chấp nhận rủi ro có tính toán là một cách đầu tư. Để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, bạn nên trau dồi kiến thức từ sớm. Đừng bao giờ bỏ tất cả trứng vào một giỏ và biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm của bản thân. Nếu có thể, hãy học hỏi thêm từ sai lầm của những người khác.
8. Đừng bao giờ coi việc làm giàu của bạn là trách nhiệm của người khác
Nếu cần phẫu thuật, bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc tin tưởng và giao số phận của mình cho đội ngũ bác sĩ. Thế nhưng, phàm là những chuyện liên quan tới tiền, đừng bao giờ để cho người khác chịu trách nhiệm hộ mình.
Xin lời khuyên từ người khác là một ý kiến hay. Tuy nhiên, dù họ thông minh hay giỏi giang đến mức nào, tiền của bạn vẫn quan trọng với bạn hơn là với người khác. Kể cả khi không trực tiếp làm mọi thứ, ít nhất bạn cũng phải hiểu được chính xác điều gì đang xảy ra với tiền của mình.
Hầu như ai cũng có thể học cách quản lý tài chính của bản thân. Nếu không thể tự chịu trách nhiệm với tiền mình làm ra, hãy gửi nó cho ngân hàng giữ hộ. Như vậy, bạn sẽ không rơi vào cảnh phá sản và đi đổ lỗi cho người khác về các vấn đề của mình.
9. Quá nhiều thông tin chưa hẳn đã là điều tốt
Khoảng 15 năm trước, tôi đã đầu tư 2.000 USD vào cổ phiếu Apple. Tôi đã bán một nửa số đó cách đây vài năm, sau đó tiếp tục bán thêm một ít cách đây không lâu. Tuy nhiên, tại thời điểm tôi viết những dòng này, số cổ phiếu còn lại trong tay tôi đã lên tới giá trị hàng trăm nghìn USD.
Nếu xem tin tức tài chính mỗi hay, hay nghe ngóng đủ thứ về các biến động thị trường, chắc hẳn tôi đã bán chỗ cổ phiếu Apple này từ lâu, để rồi bây giờ ngồi tự trách mình.
Nếu muốn trở nên giàu có, hãy mua những mã cổ phiếu chất lượng cao và giữ chúng trong thời gian dài. Nếu muốn tự hại bản thân, hãy mua những mã cổ phiếu chất lượng cao, sau đó bán hớ chỉ vì thấy người khác bán tống bán tháo hoặc nghe ngóng những lời đồn đoán vô căn cứ.
10. Tiền bạc chính là thời gian
Ai nói "Thời gian là tiền bạc" thì chính là một kẻ lỗi thời. Thời gian là nguồn tài nguyên hữu hạn; một khi đã mất, bạn sẽ không thể nào tìm lại/
Vì thế, hãy sử dụng số thời gian hữu hạn của bạn để làm điều mình muốn, thay vì chỉ biết làm việc cho người khác, hoàn thành những trọng trách mình được giao. Tiền chính là công cụ cho phép bạn làm điều này.
Nếu bạn đến trung tâm thương mại và bỏ 200 USD để mua quần áo, nghĩa là bạn đã đầu tư 200 USD vào quần áo. Nếu bạn dùng 200 USD để đầu tư một thứ cho lãi kép 12%/năm, bạn sẽ tích lũy được 6.000 USD trong vòng 30 năm.
Bỏ qua lạm phát, giả sử bạn tốn 3.000 USD/tháng để sống khi về hưu, số tiền để mua quần áo ở trên có thể giúp bạn nghỉ hưu sớm 2 tháng.
Dĩ nhiên, ai cũng cần mua quần áo. Nhưng bạn không cần quần áo quá đắt đỏ như vậy, hoặc có thể mua chúng với giá rẻ hơn.
Quyết định nằm ở bạn: vật chất hôm nay hay thời gian tương lai. Bạn sẽ chọn vật chất để mãi nghèo, hay chọn thời gian để trở nên giàu có?
Cặp vợ chồng triệu phú tự thân tiết lộ 7 bài học lớn trong hành trình xây dựng giá trị ròng 7 con số: Hãy coi tiền chỉ như một công cụ! Để đạt được con số đáng mơ ước này, Steve và vợ, bà Courtney đã mất gần 14 năm tích cóp. Họ đã bắt đầu tiết kiệm từ ngày đầu tiên của hành trình. Steve Adcock là một chuyên gia tài chính của Mỹ. Từng là nhà phát triển phần mềm, Steve nghỉ hưu sớm ở tuổi 35 với số tài sản ròng...