1 triệu euro để thiết lập khái niệm giáo dục về “Quản lý và tái chế nhựa”
Sáng nay 23/5, tại trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH QGHN đã khởi động dự án đầu tiên về Quản lý và tái chế nhựa của Mạng lưới Đông Nam Á – châu Âu nhằm xây dựng năng lực đào tạo và tập huấn về tái chế nhựa tại Việt Nam và Lào.
Thời gian triển khai dự án dự kiến 3 năm với kinh phí 1 triệu euro.
Tham dự lễ khởi động dự án có Hiệp hội châu Âu, Đại sứ quán Áo, Đại sứ quán Đức, Đại sứ quán Đan Mạch, Bộ Khoa Học công nghệ, Bộ Công Thương và lãnh đạo ĐH QGHN.
Dự án quốc tế “Quản lý và tái chế nhựa” với sự tham gia của 04 đại học các nước là Đại học Tài nguyên và Khoa học Đời sống Vienna (Áo); Đại học công nghệ Dresden (Đức); Đại học Aalborg (Đan Mạch) và ĐH Quốc gia Lào. Việt Nam có 2 trường ĐH Tham gia là Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh cùng các tổ chức hiệp hội, doanh nghiệp Châu Âu và Việt Nam.
Các đại biểu tham dự buổi khởi động dự án quốc tế “Quản lý và tái chế nhựa”.
GS. Nguyễn Văn Nội, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH QGHN cho biết, dự án được thành lập dựa trên điều lệ Erasmus , với mục đích tạo kết nối giữa khu vực Đông Nam Á và Châu Âu trong việc đào tạo, tập huấn về vấn đề tái tạo nhựa Plastic tại Lào và Việt Nam. Dự án tập trung chính vào nghiên cứu chất lượng, độ an toàn và hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng.
Video đang HOT
Theo GS Nội, trong bối cảnh kinh tế phát triển nhanh ngày nay, đặc biệt tại Đông Nam Á, vấn đề tái tạo nhựa trở nên ngày một quan trọng. Việc tạo kết nối giữa các thành viên tại Đông Nam Á và Châu Âu về vấn đề cấp bách này là vô cùng cần thiết. Đây cũng là lí do chính chúng ta có sự tham dự của 10 thành viên là các trường đại học, các công ty tại Áo, Đức, Đan Mạch, Việt Nam và Lào.
Mục tiêu của dự án là hỗ trợ các trường đại học ở Việt Nam và Lào trong việc hiện đại hóa và cải thiện giáo dục đại học tại các bậc đào tạo các kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên bằng cách thiết lập một khái niệm giáo dục về tái chế nhựa và quản lý chất thải; Nâng cao khả năng được tuyển dụng và tinh thần kinh doanh của sinh viên tốt nghiệp và cán bộ của các trường; Kết nối thế giới học thuật và công nghiệp trong lĩnh vực quản lý chất thải.
Theo đó, hiện đại hóa chương trình giảng dạy hiện có; Thành lập hai trung tâm đào tạo khu vực dành cho các người làm việc trong ngành tái chế nhựa; thành lập mạng lưới đào tạo về tái chế chất thải; Chương trình đào tạo giảng viên; Đưa khái niệm phát triển bền vững vào môn học quản lý chất thải trong đào tạo Thạc sỹ; Nâng cao kỹ năng, trình độ cho các chuyên gia về quản lý chất thải, chuyển giao công nghệ.
Tại các trường đại học đối tác ở Việt Nam và Lào, chương trình giảng dạy hiện có sẽ được hiện đại hóa bằng cách giới thiệu các khóa học về quản lý chất thải hiện đại với sự nhấn mạnh vào việc tái chế nhựa như một thách thức mới.
Các học phần sẽ được xây dựng dựa trên kinh nghiệm sâu rộng của các trường đại học đối tác Châu Âu trong lĩnh vực này và đáp ứng các yêu cầu cụ thể của các trường đại học và sinh viên mỗi quốc gia. Các học phần sẽ cung cấp cho sinh viên tất cả các khía cạnh của một nền giáo dục hiện đại và được quốc tế công nhận.
Các hoạt động này nhằm cải thiện khả năng tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp và chuẩn bị cho họ những thách thức trong tương lai liên quan đến quản lý chất thải (tập trung vào tái chế nhựa).
Bên cạnh các khía cạnh kỹ thuật, các kỹ năng kinh doanh như các vấn đề kinh tế, ví dụ: kế toán, quản trị kinh doanh, lập kế hoạch nhân sự và nguồn lực, phát triển kế hoạch kinh doanh, quản lý dự án sẽ được nhấn mạnh.
Ngoài ra, một chương trình Thạc sĩ về ô nhiễm và phòng ngừa ô nhiễm môi trường có thể được cập nhật trực tiếp bởi các mô-đun mới.
Bên cạnh đó, dự án sẽ xây dựng một khái niệm phát triển bền vững và đưa vào môn học quản lý chất thải trong các chương trình đào tạo Thạc sỹ đã có và sự phát triển chuyên môn liên tục được thiết kế riêng cho các học viên.
Khái niệm này xem xét các khóa đào tạo có thể được thực hiện bền vững như thế nào về các vấn đề hành chính và tổ chức – việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trong khái niệm này sẽ đảm bảo tính bền vững về tài chính; các khóa học được điều chỉnh trên cơ sở của Khung Tiêu chuẩn Quốc gia và định hướng nhu cầu.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Trường Đại học Bách khoa TP.HCM có hiệu trưởng mới 46 tuổi
PGS.TS Mai Thanh Phong vừa được Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM bổ nhiệm giữ chức hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa TPHCM. Tân hiệu trưởng này là người tâm huyết với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Giám đốc ĐHQG TPHCM đã có quyết định bổ nhiệm có thời hạn PGS.TS Mai Thanh Phong giữ chức hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TPHCM thay cho GS.TS Vũ Đình Thành hết tuổi làm quản lý.
PGS.TS Mai Thanh Phong chia sẻ về vấn đề khởi nghiệp trong buổi tọa đàm của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2017 tổ chức tại ĐH Bách khoa TPHCM
PGS.TS Mai Thanh Phong sinh năm 1972 ở Hà Tĩnh. Ông là tiến sĩ chuyên ngành Công nghệ Hóa học tại Otto-von-Guericke Magdeburg, CHLB Đức. Năm 2014, ông Phong được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa TPHCM phụ trách Khoa học Công nghệ và Đối ngoại.
Ông Phong cũng là giám đốc Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, trường ĐH Bách Khoa TPHCM và rất tâm huyết với các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Dự kiến, lễ công bố quyết định bổ nhiệm PGS.TS Mai Thanh Phong sẽ được tổ chức tuần tới vào ngày 14/5.
Như vậy, 2/6 trường đại học thành viên thuộc ĐHQG TPHCM có hiệu trưởng mới. Trong tuần qua, ĐH Quốc gia TPHCM có quyết định bổ nhiệm có thời hạn PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM giữ chức hiệu trưởng trường này.
Lê Phương
Theo Dân trí
3000 vị trí việc làm tại UCD 2018 của Trường ĐH Kinh tế - Luật Ngày 21/4, tại Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TPHCM) "Ngày hội tuyển dụng - UEL Career Day 2018" (UCD 2018) dành cho sinh viên năm cuối và mở rộng cho sinh viên các khóa còn lại của các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế, luật và quản lý trên địa bàn TPHCM đã chính thức khai mạc. Hàng...