1 tháng chỉ dùng tiền mặt tiết kiệm bộn tiền, đây là 7 điều làm nên sự khác biệt
Tôi hiểu rõ hơn về chính xác số tiền mình đã tiêu cũng như những gì còn lại trong ngân sách của mình. Thêm vào đó, việc rút tiền từ ví ra, thấy chúng biến mất ngay trước mặt mình và cầm về tờ hoá đơn khiến tôi biết quý trọng đồng tiền hơn.
(*) Bài viết là chia sẻ của Kathleen Elkins, phóng viên mảng tài chính của CNBC Make It. Cô từng là phóng viên mảng tài chính cá nhân và sự nghiệp của Business Insider.
Sau khi xem xét bảng sao kê thẻ tín dụng đáng báo động, tôi cảm thấy cần mình thực sự cần phải cắt giảm chi tiêu. Phương pháp tôi quyết định sử dụng và thử thách mình chính là chỉ dùng tiền mặt và giới hạn chi tiêu.
Tôi tạm biệt những tấm thẻ ngân hàng của mình, giới hạn chi tiêu của mình ở mức 60 đô la mỗi tuần hoàn toàn bằng tiền mặt. Tôi sẽ phải trang trải mọi thứ trừ chi phí cố định (bao gồm tiền thuê nhà, internet, điện thoại, bảo hiểm), bao gồm tiền ăn uống, đi lại, giải trí…
Dưới đây là những quy tắc tôi tự đặt ra cho mình:
Vào chủ nhật hàng tuần, tôi sẽ rút 60 đô la và đó là tất cả những gì tôi có trong tuần.
Nếu không tiêu hết số tiền phân bổ hàng tuần của mình, khoản tiền dư có thể chuyển sang tuần sau.
Tôi không dùng các phẩm đã mua trước đó ngoài những thứ cần thiết như dầu, gia vị.
Tôi sẽ mang theo một chiếc thẻ tín dụng nhưng chỉ cho những trường hợp khẩn cấp.
Và sau 4 tuần thực hiện thành công thử thách chi tiêu dưới 60 đô la mỗi tuần bằng tiền mặt, tôi đã học được cách khiến từng đồng trở nên giá trị hơn ở thành phố New York đắt đỏ này. Nếu bạn đang muốn tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn, đây là 7 điều rất hữu ích:
Tôi dành 5 phút vào cuối mỗi ngày để ghi lại vào bảng tính Excel những gì mình đã mua. Bạn cũng có thể đơn giản là ghi vào 1 cuốn sổ nhỏ luôn mang theo mình. Thói quen này thực sự rất quan trọng bởi:
Tôi có thể thấy các chi phí được cộng lại dễ dàng thế nào. Tôi không nhận ra mình đã chi bao nhiêu tiền cho đến khi bắt đầu viết ra mọi khoản chi. Việc ghi chép này giúp tôi nhận ra xu hướng chi tiêu của mình, biết đâu là nơi tôi có thể cắt giảm.
Nó buộc tôi phải có trách nhiệm hơn. Thói quen này giúp tôi chi tiêu có suy nghĩ hơn bởi tôi không muốn vào cuối mỗi ngày mình phải ghi lại một khoản chi không cần thiết.
Video đang HOT
Tôi cảm thấy hào hứng hơn với thách thức giảm chi phí mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng. Việc ghi lại các khoản chi tiêu trở thành một trò chơi mà tôi sẽ xem mình có thể chi chỉ 0-5 đô la trong bao nhiêu ngày liên tiếp.
Tôi luôn biết chính xác số tiền mình còn lại trong ngân sách. Ví dụ: Nếu thứ 2 và thứ 3 tôi đã chi tiêu nhiều hơn, tôi biết mình cần cắt giảm trong những ngày sau đó.
Tự làm nhiều hơn
Thực hiện ghi chép chi tiêu, bạn sẽ thấy tiền cho ăn uống bên ngoài chiếm phần lớn trong chi tiêu mỗi tháng của chúng ta. Bạn càng tự nấu ăn ở nhà nhiều, bạn sẽ tiết kiệm được. Thêm vào đó, khi tự mình chuẩn bị đồ ăn thức uống, bạn sẽ kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào, có xu hướng lành mạnh hơn khi ăn ngoài hàng.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải hoàn toàn nói không với việc ăn ngoài bởi đó có thể là những cơ hội giao lưu tuyệt vời với bạn bè, đồng nghiệp. Tôi chỉ cần đảm bảo rằng mình đã thiết lập ngân sách cho việc ăn uống bên ngoài và tuân theo nó.
Cắt giảm chi tiêu cho hàng tạp hoá
Hóa đơn hàng tạp hóa hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn, không phải là số tiền cố định như tiền internet hay truyền hình cáp bạn phải trả mỗi tháng. Bạn hoàn toàn có thể tìm cách cắt giảm khoản chi này hiệu quả để tiết kiệm nhiều hơn.
Hãy bắt đầu bằng cách tìm ra số tiền bạn chi tiêu cho hàng tạp hóa mỗi tháng và sau đó đặt mục tiêu cắt giảm con số. Đó có thể là cắt giảm 25% hóa đơn hoặc một số tiền cụ thể. Việc đặt ra mục tiêu rõ ràng có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập thói quen chi tiêu tốt.
Đặt mục tiêu tiết kiệm
Có mục tiêu tiết kiệm cụ thể là một chiến lược tiết kiệm tiền cực kỳ hiệu quả. “Mình sẽ tiết kiệm” và “Mình sẽ tiết kiệm 10% thu nhập, tăng thêm 5% sau 6 tháng thực hiện” là 2 mục tiêu đem lại hiệu quả hoàn toàn khác biệt. Mục tiêu của bạn càng rõ ràng, bạn sẽ càng có ý thức, trách nhiệm hơn bởi bạn biết điều mình đang hướng đến là gì.
Với tôi, mục tiêu đó chính là chuyến du lịch tới New Orleans để tham gia carnival Mardi Gras. Mỗi khi định mua thứ gì đó không cần thiết như một ly cà phê, tới tiệm sửa móng tay, vài lon nước ngọt… tôi sẽ hình dung số tiền đó có thể giúp gì cho mình trong chuyến du lịch kia. Càng nói không với những khoản chi phù phiếm này, tôi sẽ càng có nhiều lựa chọn hơn ở New Orleans.
Nhớ rằng, từ chối là điều hoàn toàn bình thường
Dù bạn sống ở bất kỳ nơi đâu, việc tiêu tiền là điều thực sự rất dễ dàng. Nếu bạn bè của bạn gọi thêm bánh khi uống cà phê, rất có thể bạn cũng sẽ làm như vậy ngay cả khi ngân sách hạn hẹp và không đói.
Sau khi sống với 60 đô la một tuần bằng tiền mặt, tôi đã cảm thấy thoải mái hơn khi từ chối hoàn những cuộc gặp gỡ xã giao không thực sự cần thiết. Tôi học được cách sắp xếp mọi thứ theo thứ tự ưu tiên và dành thời gian, tiền bạc cho những điều thực sự quan trọng. Tôi cũng học cách duy trì, phát triển các mối quan hệ mà không nhất thiết phải tốn kém nhiều tiền như mời bạn đến nhà chơi rồi tự nấu nướng hoặc gặp gỡ tại các địa điểm miễn phí như công viên, vườn hoa…
Đi bộ hoặc xe đạp tới nơi làm việc
Điều này có thể không khả thi đối với một số người, nhưng nếu có thể, bạn hãy làm việc theo cách rẻ hơn, tiết kiệm chi phí hơn so với hiện tại.
Thay vì đi tàu điện, tôi đã chọn đi bộ 35 phút để đến nơi làm việc. Thay đổi này không chỉ giúp tôi tiết kiệm 117 đô la một tháng (tương đương hơn 1.400 đô la một năm) mà còn giúp tôi tăng cường vận động, cải thiện sức khoẻ. Bạn cũng có thể cắt giảm chi phí đi lại bằng cách đi xe đạp, sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi xe chung với đồng nghiệp cùng lộ trình.
Chỉ sử dụng tiền mặt
Khi tự đặt ra cho mình một ngân sách eo hẹp, tôi phát hiện ra rằng việc bỏ thói quen quẹt những chiếc thẻ nhựa kia để lấy hóa đơn, trả tiền mặt thực sự có thể tạo nên sự khác biệt. Tôi hiểu rõ hơn về chính xác số tiền mình đã tiêu cũng như những gì còn lại trong ngân sách của mình. Thêm vào đó, việc rút tiền từ ví ra, thấy chúng biến mất ngay trước mặt mình và cầm về tờ hoá đơn khiến tôi biết quý trọng đồng tiền hơn.
Nếu bạn là người luôn quen với việc quẹt thẻ, hãy thử cất thẻ tín dụng của bạn đi, rút trước một số tiền đã định và cam kết chỉ chi tiêu trong số tiền đó. Bạn sẽ phải bất ngờ bởi sự khác biệt mà thay đổi này có thể tạo ra với số tiền tiết kiệm của mình.
Nếu bạn đang ở độ tuổi 30 thì cần tỉnh táo để tránh mắc phải 4 sai lầm về tiền này
Ở độ tuổi này, một quyết định tài chính sai lầm có thể tác động lớn tới tương lai của bạn.
Tài chính cá nhân đối với nhiều chị em là một bài toán khó. Quản lý tài chính cá nhân còn phức tạp hơn nhiều so với việc chi tiêu hàng ngày. Để tránh những cạm bẫy và sai lầm tài chính cá nhân chắc chắn chị em cần có cho mình những lưu ý cơ bản.
Vì thế, dưới đây sẽ là 3 sai lầm cơ bản mà rất nhiều người mắc phải ở độ tuổi 30 mà các chuyên gia tài chính khuyến cáo chị em không nên lăn vào vết mòn.
1. Không đặt mục tiêu tài chính
Nhiều chị em ở độ tuổi 25 - 30 thường không đặt mục tiêu tài chính vì nghĩ rằng muốn dành toàn bộ số tiền kiếm được cho các hoạt động vui chơi, nghỉ dưỡng và du lịch. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng, đây mới chính là thời điểm để tạo ra mục tiêu tài chính và xây dựng kế hoạch (có thể ngắn hoặc dài hạn) rồi biến nó thành hiện thực.
Hầu như những người dư dả, thảnh thơi khi ở độ tuổi 50 - 60 đều có hành động đặt mục tiêu tài chính vào độ tuổi 30. Dù cho mục tiêu đó có khác nhau như tiết kiệm một khoản tiền nhất định để về hưu, thành lập quỹ khẩn cấp, mua nhà,... thì đều có điểm chung cuối cùng là mang lại lợi ích cho chính bản thân bạn.
Việc không đặt mục tiêu chính là sai lầm lớn nhất ở độ tuổi 30. Vì nếu thực hiện tốt điều này sẽ mang lại cho bạn định hướng tài chính, cột mốc thời gian tài chính và giúp bạn chinh phục được các mốc tài chính đã hoạch định. Thậm chí nhiều chị em còn có thể tự độc lập tài chính sau khi kết hôn nhờ làm tốt điều này.
2. Không tiết kiệm tiền cho thời điểm nghỉ hưu
Các chuyên gia về lĩnh vực tài chính thường khuyến khích khách hàng của họ tiết kiệm tiền cho việc nghỉ hưu sớm. Đặc biệt, những người trẻ ở độ tuổi 30 có cơ hội rất lớn để khai thác sức mạnh của lãi kép.
Không giống như lãi suất đơn giản, vốn chỉ kiếm được tiền lãi cho bạn bằng số tiền bạn đầu tư, lãi kép sẽ mang lại cho bạn tiền lãi từ tiền lãi. Điều đó đồng nghĩa với việc tiền của bạn tăng theo cấp số nhân khi bạn để tiền đầu tư vào quỹ hưu trí lâu hơn. Và thời gian là một thứ hàng hóa bạn không bao giờ có thể lấy lại.
3. Không theo dõi chi tiêu
Nhiều chuyên gia khẳng định rằng, bội chi là nguyên nhân lớn sẽ giết chết tương lai giàu có của bạn. Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được là công thức tích lũy của cải luôn luôn đúng. Điều đó thực hiện không dễ, nhưng chắc chắn có thể làm được.
Để tránh bội chi, trước tiên bạn cần nắm vững dòng tiền của mình. Bắt đầu từ việc theo dõi thói quen chi tiêu trong vòng 1 tháng. Viết đầy đủ các giao dịch bạn đã thực hiện, cả số tiền lẻ. Bạn sẽ bắt đầu nhận thấy cách mà tiền của mình đi đâu và chi phí nào có thể cắt giảm.
Việc khó nhất để cân bằng tài chính cá nhân là sống thoải mái trong chế độ tiết kiệm. Để đạt được điều đó, cách tiêu tiền hợp lý là vô cùng cần thiết.
Bạn cũng không nên tăng mức tiêu tiền của mình vào độ tuổi 30. Vì ngay khi được tăng lương hoặc tăng thu nhập họ sẽ nghĩ tới việc tăng chi tiêu lập tức. Điều này được cho là không nên. Dù thu nhập cao, bạn vẫn nên cố gắng duy trì và không thay đổi mức chi tiêu của bản thân.
Thay vào đó, hãy theo dõi dòng tiền và thói quen chi tiêu cá nhân và cắt giảm chi phí nếu cảm thấy nó không thực sự cần thiết.
4. Mải mê chạy theo xu hướng
Xu hướng hay trend chỉ đem lại cho bạn cảm xúc vui sướng nhất thời và không đem lại giá trị lâu dài. Đồ công nghệ mới, quần áo hợp mốt,... luôn hấp dẫn bạn. Chạy theo mốt không phải xấu, nhưng trừ khi bạn chắc chắn rằng mình có đủ điều kiện về tài chính, còn nếu không hay nghiêm túc xem xét lại. Bạn biết đấy, những món đồ càng mốt thì chỉ được một thời gian sẽ lỗi mốt và bị xếp xó.
Được "sổ lồng" sau thời gian dài ở nhà, nhiều người muốn "vung tiền" và đây là 5 nguyên tắc để mua sắm vui vẻ mà vẫn tiết kiệm Khi mọi thứ dần trở lại bình thường, tâm lý muốn vung tiền để bù đắp những tháng ngày không được mua sắm là điều hoàn toàn dễ hiểu. Người dân đã có khoảng thời gian khá dài phải hạn chế ra đường, các cửa hàng, trung tâm mua sắm, nhà hàng ăn uống đều không mở cửa. Khi mọi thứ dần trở...