1 người phơi quần áo, cả nhà mắc bệnh: Hóa ra đây là cách làm rất sai
Còn nhiều người chưa nhận ra điều này và vẫn giữ thói quen phơi đồ sai cách.
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần giặt xong rồi treo quần áo lên phơi là xong. Nhưng ít ai biết, phơi quần áo không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, lâu dài sẽ dễ sinh bệnh.
1. Phơi quần áo sai cách
Nhiều người cho rằng phơi quần áo trong bóng râm là cách tốt nhất để bảo vệ chất liệu vải.
Tuy nhiên, muốn phơi trong bóng râm thì cũng cần đúng cách: phải phơi ở nơi thông thoáng, có gió lưu thông. Nếu không, quần áo sẽ lâu khô, ẩm ướt quá lâu dễ sinh ra vi khuẩn, nấm mốc, đồng thời khiến vải có mùi hôi khó chịu.
Quần áo có mùi hôi thì bạn mặc lên người sẽ cảm thấy khó chịu đầu tiên chứ chưa nói đến người xung quanh. Hơn nữa, quần áo bị mốc còn làm mất thẩm mỹ, đồng thời dễ hỏng chất liệu vải, phải bỏ đi.
Việc mặc quần áo chứa vi khuẩn, nấm mốc còn có thể gây ra ngứa ngáy, dị ứng trên da. Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn và nấm mốc từ quần áo khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp cho người mặc.
2. Phơi quần áo đúng cách
Phơi quần áo dưới ánh nắng là tốt nhất, vừa dùng nhiệt độ tự nhiên, thân thiện với môi trường làm khô quần áo, vừa giúp diệt vi khuẩn, nấm mốc, giữ cho quần áo sạch sẽ và thơm tho hơn.
Tuy nhiên, một số loại quần áo như đồ thể thao, đồ lụa hoặc đồ có màu sắc dễ phai… lại không thích hợp để phơi trực tiếp dưới ánh nắng. Với những loại này, bạn nên phơi ở nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp để bảo vệ chất liệu và độ bền của vải.
Các loại quần áo như đồ của trẻ nhỏ, đồ lót và quần áo làm từ chất liệu cotton, vải lanh phù hợp để phơi trực tiếp dưới ánh nắng nhất. Bởi vì:
- Quần áo trẻ em: Da trẻ rất nhạy cảm nên quần áo của trẻ cần được diệt khuẩn và khử trùng kỹ càng. Phơi dưới ánh nắng sẽ giúp diệt vi khuẩn hiệu quả, mang lại sự an toàn và lành mạnh cho bé khi mặc.
- Đồ lót: Vì đây là trang phục mặc sát cơ thể nên việc khử trùng rất quan trọng. Khi phơi dưới nắng, cần lưu ý không lộn mặt trong ra ngoài để tránh bụi bẩn và vi khuẩn có hại bám vào.
- Quần áo cotton và vải lanh: Các loại vải này ít bị biến dạng và phai màu nên dù phơi dưới nắng cũng không ảnh hưởng đến chất lượng vải, giữ được độ bền và tính thẩm mỹ lâu dài.
Ngược lại, các loại quần áo như đồ lụa, vải chiffon, đồ cotton và đồ len không phù hợp để phơi trực tiếp dưới ánh nắng:
- Đồ lụa: Lụa dễ bị đứt sợi và phai màu khi phơi ngoài nắng, làm mất đi độ bền và vẻ đẹp vốn có của vải.
- Vải chiffon: Loại vải này mềm mại, nhẹ nhàng, dễ bị hư hỏng nếu phơi dưới nắng vì nắng gắt có thể khiến vải bị giòn và nhanh rách.
Video đang HOT
- Đồ cotton: Dù cotton là chất liệu bền nhưng nếu phơi lâu dưới ánh nắng, đồ cotton có thể phai màu, chuyển vàng hoặc đỏ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trang phục.
- Đồ len: Len dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với ánh nắng, làm hư hỏng lớp màng dầu tự nhiên trên bề mặt sợi len, từ đó giảm độ bền của sản phẩm.
Vì vậy, với những loại trang phục này, nên phơi ở nơi thoáng khí, tránh ánh nắng trực tiếp để bảo vệ độ bền và giữ màu sắc tươi mới.
3. Làm gì khi quần áo phơi trong bóng râm bị ám mùi?
Nếu quần áo phơi ở nơi không thông thoáng hoặc vào những ngày mưa ẩm thì rất dễ sinh mùi khó chịu. Ngoài việc giặt lại, bạn còn có thể áp dụng một số cách khác, tuy nhiên để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi là điều “không hề dễ.”
Dưới đây là một số cách giúp giảm mùi hôi cho quần áo:
- Dùng nước xả vải: Giặt lại quần áo với nước xả vải có thể giúp khử mùi và mang lại hương thơm dễ chịu.
- Phơi lại dưới ánh nắng nhẹ: Nếu trời nắng trở lại, bạn có thể phơi quần áo dưới nắng nhẹ để diệt khuẩn, giúp quần áo thơm tho hơn.
- Dùng giấm hoặc baking soda: Khi giặt lại, bạn có thể thêm một ít giấm hoặc baking soda vào nước giặt để khử mùi.
- Dùng máy sấy: Nếu có máy sấy, sử dụng chế độ sấy nóng nhẹ để loại bỏ hơi ẩm còn lại và mùi khó chịu.
Những biện pháp này có thể giúp cải thiện mùi hôi nhưng để quần áo không bị ám mùi, việc phơi ở nơi thoáng gió là tốt nhất.
Các loại chất khử mùi, chất hút ẩm trên thị trường chỉ giúp giảm mùi tạm thời mà không thể loại bỏ hoàn toàn mùi hôi và vi khuẩn. Ngay cả khi phơi lại dưới ánh nắng, mùi vẫn có thể không hết hoàn toàn. Cách hiệu quả nhất vẫn là giặt lại quần áo.
Để tránh tình trạng quần áo bị ám mùi khi phơi trong bóng râm, cần chọn loại chất giặt tẩy phù hợp và giặt thật kỹ để đảm bảo quần áo được làm sạch hoàn toàn.
Khi phơi, hãy treo quần áo ở nơi thông thoáng và để khoảng cách giữa các món đồ đủ rộng để không khí lưu thông dễ dàng, giúp tăng hiệu quả khi phơi trong bóng râm.
4. Phương pháp thay thế phơi quần áo
Nếu bạn sống ở chung cư cao tầng hoặc nhà trọ nhỏ thì khá khó để tìm một nơi có ánh sáng đầy đủ để phơi quần áo. Nhiều căn hộ chỉ có ban công bé xíu, ánh sáng trong ngày “thoắt ẩn thoát hiện” nên không thể tận dụng được nắng để phơi. Vào những ngày mưa hay đặc biệt là mùa nồm thì càng khó.
Thay vào đó, bạn có thể tham khảo một số phương pháp thay thế phơi quần áo truyền thống dưới đây:
Dùng máy sấy quần áo
Sau khi giặt, bạn có thể sử dụng máy sấy để làm khô quần áo. Máy sấy hoạt động bằng cách thổi khí nóng, giúp quần áo khô nhanh hơn.
Ngoài việc làm khô, nhiệt độ cao còn giúp diệt khuẩn và khử trùng quần áo được làm sạch sẽ 1 cách an toàn, không hại da khi mặc lên người.
Dùng máy hong khô quần áo
Máy hong khô có chức năng tương tự như máy sấy nhưng giá cả thường phải chăng hơn, phù hợp với người muốn tiết kiệm chi phí. Máy hong khô cũng sử dụng gió nóng để làm bay hơi nước trong quần áo, giúp khô nhanh và hạn chế mùi ẩm.
Cả hai thiết bị này đều là giải pháp thay thế hiệu quả cho việc phơi quần áo, đặc biệt trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Thêm chất khử trùng, diệt khuẩn
Phơi dưới nắng không chỉ để làm khô nhanh mà còn nhằm mục đích khử trùng, diệt khuẩn. Khi giặt quần áo, bạn cũng có thể cho thêm các loại chất khử trùng hoặc diệt khuẩn để diệt vi khuẩn, virus trên bề mặt vải. Nhờ vậy, ngay cả khi không phơi dưới ánh nắng, quần áo vẫn giữ được sự sạch sẽ và vệ sinh.
Sử dụng quạt điện hoặc máy sấy tóc
Quạt điện có thể giúp đẩy nhanh tốc độ khô của quần áo bằng cách tăng cường luồng không khí để quá trình bốc hơi nước diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của quạt lại không bằng máy sấy chuyên dụng. Máy sấy tóc cũng có thể tạo ra luồng khí nóng để làm khô, nhưng chỉ phù hợp khi cần hong khô một lượng nhỏ quần áo do giới hạn về công suất.
Chọn cách phơi quần áo đúng sẽ giúp bảo vệ chất liệu vải, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nếu không tiện phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời, bạn dùng máy sấy quần áo cũng là lựa chọn tốt. Có thể tham khảo các loại máy sấy quần áo “okela” đưới đây:
Tủ vải sấy quần áo thông minh
Tủ sấy quần áo gấp gọn
Máy sấy quần áo thông hơi Coex
Máy sấy thông hơi Galanz
Người xưa dặn: "Giường dựa hai tường không ốm đau cũng hoạn nạn" là thế nào?
Việc đặt vị trí giường ngủ như thế nào rất quan trọng vì nó ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe lẫn cuộc sống của gia đình bạn.
Trong phong thủy, cách bố trí phòng ngủ nên được chủ nhà cân nhắc kỹ càng, nhất là vị trí của đầu giường. Người xưa luôn nhắc: " Đầu giường dựa vào hai tường, gia đình không ốm đau cũng hoạn nạn". Lời nhắc này không chỉ được đúc kết từ những kinh nghiệm quan sát của người xưa, mà còn rất hợp lý dựa trên cơ sở khoa học. Đầu giường khi đặt ở 1 trong 2 bức tường này sẽ phát sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, bạn không thể ngủ sâu giấc, từ đó khiến sức khỏe và tinh thần giảm sút.
"Hai tường" ở đây bao gồm tường nhà vệ sinh/nhà tắm và tường có cửa sổ. Khi bạn nằm gối đầu gần 2 chỗ này thì chất lượng giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
1. Đ ầu giường kê sát tường nhà vệ sinh/nhà tắm
Khi kê đầu giường sát tường nhà vệ sinh, không nói đến thẩm mỹ thì vẫn có nhiều điều khiến gia chủ phải để ý như:
- Mùi hôi: Mùi khó chịu từ nhà vệ sinh có thể lan vào phòng ngủ, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
- Vi khuẩn và nấm mốc: Nhà vệ sinh là nơi lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Khi đầu giường sát tường nhà vệ sinh, những loại vi khuẩn gây hại này có thể dễ dàng lan đến khu vực giường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tiếng ồn: Tiếng nước chảy và tiếng xả nước từ nhà vệ sinh sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, đặc biệt là vào ban đêm.
2. Đầu giường kê sát tường cửa sổ
Bên cạnh việc kê giường sát nhà vệ sinh thì kê giường ngay cạnh cửa sổ cũng là vấn đề đáng e ngại, bởi:
- Gió lùa: Cửa sổ đóng không kín có thể khiến gió lùa vào, gây khó chịu, thậm chí dẫn đến đau đầu khi ngủ.
- Ánh sáng: Ánh mặt trời buổi sáng hoặc đèn đường ban đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ, đặc biệt nếu rèm cửa không che chắn đủ.
- Bụi bẩn và vi khuẩn: Cửa sổ là nơi dễ bám bụi và vi khuẩn. Nên khi kê giường gần đó, bụi và vi khuẩn sẽ bay vào giường, ảnh hưởng đến da lẫn đường hô hấp.
Tuy nhiên, nếu diện tích phòng ngủ nhà bạn hạn chế và không thể tránh việc giường ngủ kê sát cửa sổ hoặc nhà vệ sinh, bạn có thể thực hiện các biện pháp khắc phục như lắp đặt cửa sổ cách âm, sử dụng rèm chắn sáng tốt, đồng thời cải thiện khả năng cách âm của nhà vệ sinh bằng cách bọc ống nước và xử lý tường cách âm.
Có nên giặt quần áo vào buổi tối? Khoảng thời gian sau khi kết thúc ngày làm việc thường được dành để giải quyết việc nhà, tuy nhiên nhiều người vẫn băn khoăn liệu có nên giặt quần áo vào buổi tối. Đừng bao giờ sử dụng máy giặt như thế này, càng giặt quần áo càng bẩn và bạn có thể mắc các bệnh về da Mẹ bỉm review 5...