1 ngôi trường ở TP.HCM từng là nơi chỉ con nhà quyền quý mới được theo học, hiện một cựu học sinh đang gây bão trên truyền hình
Không chỉ mạnh về giảng dạy, ngôi trường này còn có nhiều hoạt động ngoại khóa, hoạt động âm nhạc sôi nổi.
Trường THPT Marie Curie là một ngôi trường công lập nổi tiếng ở TP.HCM. Cùng v ới THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT Nguyễn Thị Minh Khai và THPT Lê Quý Đôn, trường Marie Curie là một trong những trường có tuổi đời lâu nhất tại Sài Gòn.
Ngôi trường có lịch sử lâu đời, được đánh giá cao về chất lượng giảng dạy
THPT Marie Curie tọa lạc tại 159, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q3, TP.HCM. Tên của trường được đặt theo nhà khoa học nữ gốc Ba Lan – Marie Curie (1867-1934) – người nổi tiếng trong việc tiên phong nghiên cứu về tính phóng xạ.
Năm 1918, THPT Marie Curie chính thức bước vào hoạt động và tổ chức chiêu sinh. Ban đầu, trường là nơi dành riêng cho các nữ sinh trung học người Pháp và số ít các con em người Việt có xuất thân quyền quý, giàu có ở Sài Gòn.
Trường THPT Marie Curie, TP.HCM.
Thuở mới lập nên, các môn học đều được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp và do các giáo viên người Pháp trực tiếp đảm nhận. Chính vì vậy nên trường có nề tảng dạy Pháp văn và dạy rất tốt. Tính đến thời điểm hiện tại, THPT Marie Curie là một trong 3 trường THPT có dạy Pháp văn của thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và THPT Minh Khai. Tuy nhiên chỉ có khoảng 2 lớp Pháp văn và 2 lớp song ngữ (Anh-Pháp) trong tổng số 30 lớp ở mỗi khối.
Những năm gần đây, trường THPT Marie Curie luôn được đánh giá cao về chất lượng giảng dạy. Năm học 2013-2014, trường đạt 22 học sinh giỏi cấp thành phố, năm học 2014- 2015 là 21. Các năm học tiếp theo lần lượt là 39, 47, 48. Kể từ năm 2000, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông luôn thuộc loại cao của thành phố (trên 98%) và năm sau luôn cao hơn năm trước.
Một góc sân trường THPT Marie Curie.
Video đang HOT
Không chỉ mạnh về giảng dạy, trường còn có nhiều hoạt động ngoại khóa, hoạt động âm nhạc sôi nổi. Khoảng tháng 11 hằng năm, trường lại tổ chức đêm ca nhạc truyền thống quy tụ nhiều ca sĩ nổi tiếng với 2 mục đích: Tạo sân chơi giải trí cho các bạn học sinh và quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện. Đội văn nghệ của trường sinh hoạt vào sáng chủ nhật hàng tuần với sự tham gia của rất nhiều bạn với nhiều hoạt động bổ ích
Ngoài ra, trường còn tổ chức các cuộc đi chơi dã ngoại, tham quan, thăm trại trẻ mồ côi thường xuyên hơn nhiều trường khác, tạo điều kiện cho học sinh, giáo viên có cơ hội gần gũi nhau hơn, học tập được nhiều hơn.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất hiện đại cũng là một yếu tố nổi bật của THPT Marie Curie. Được biết trường có 8 dãy phòng học: A, B, C, D, E, F, G và H. Dãy lớn nhất, mới nhất là dãy F – đây là một tòa nhà 4 tầng, được đặt các phòng thí nghiệm Lý, Hóa, Sinh, hội trường, phòng lab, phòng vi tính, điện gia dụng và dinh dưỡng và nhà thi đấu thể thao. Dãy nhỏ nhất là dãy H với duy nhất hai phòng. Các phòng học đều được trang bị một micro cho giáo viên. Đa số các phòng được trang bị máy điều hoà nhiệt độ (1 phòng thường có 4 quạt trần và 2 máy điều hoà).
Nhờ có trang thiết bị xịn sò nên học sinh của trường luôn được tiếp thu bài giảng trong môi trường tốt nhất. Nhờ đó việc học được nâng cao chất lượng hơn.
Hội cựu học sinh có nhiều người nổi tiếng
Được biết rất nhiều người nổi tiếng từng là cựu học sinh của trường THPT Marie Curie. Những tên tuổi nổi bật có thể kể đến như: nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc và Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm.
Ngoài ra còn một số cựu học hiện đang là nghệ sĩ nổi tiếng trong showbiz Việt như: ca sĩ Đông Nhi, ca sĩ Ninh Loan Cát Châu, ca sĩ Nhật Tinh Anh, ca sĩ Quang Vinh, ca sĩ Bảo Thi, siêu mẫu Võ Hoàng Yến, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008 Thùy Lâm,… Suboi – nữ rapper đang gây bão trên truyền hình nhờ chương trình Rap Việt cũng từng là cựu học sinh của trường.
Tranh luận về đề xuất nam sinh mặc áo dài ở TP.HCM
Đề xuất nam sinh mặc áo dài trong buổi chào cờ sáng thứ hai hàng tuần mới được nghệ sĩ Kim Xuân đưa ra đã dấy lên một cuộc tranh luận trong giới học sinh TP.HCM.
Trong Chương trình Truyền cảm hứng về áo dài tại Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) sáng ngày 2.11 vừa qua, nghệ sĩ Kim Xuân đã đề nghị với Sở GD-ĐT TP.HCM, các trường THPT trên địa bàn thành phố khuyến khích học sinh nam mặc áo dài chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần.
"Tôi mong rằng đề nghị nam sinh mặc áo dài chào cờ sáng thứ hai sẽ được thực hiện vào năm sau", nghệ sĩ Kim Xuân nói.
Chương trình Truyền cảm hứng về áo dài là hoạt động nằm trong Lễ hội Áo dài TP.HCM 2020. Tham gia sự kiện còn có NSƯT Phi Điểu, Trịnh Kim Chi, Quốc Cơ, MC Hồng Phượng, Quỳnh Hoa, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng, Kyo York... Các nghệ sĩ đã chia sẻ những kỷ niệm đặc biệt về áo dài và mong muốn các em học sinh sẽ yêu quý trang phục truyền thống này nhiều hơn nữa.
Đề xuất của nghệ sĩ Kim Xuân đã khiến giới học sinh chú ý.
"Tưởng tượng mấy bạn nam mà mặc vậy thì nhìn dễ thương lắm" - nữ sinh Ngọc Mai nhận xét.
Theo nữ sinh này, áo dài rất đẹp. "Nam sinh mặc áo dài càng dễ che khuyết điểm, làm tăng vẻ thư sinh lên. Khi các bạn muốn "ngầu" thì phá cách vẫn được".
Nam sinh Nguyễn Phan Tân cũng tán đồng: "Kể ra mặc một chút vào ngày đầu tuần cũng được, chứ quanh năm suốt tháng chỉ mặc đồng phục em thấy hơi chán. Thử hình dung đầu tuần nữ sinh mặc đồng phục áo dài trắng, nam sinh áo dài xanh hay xám gì đó cũng khá hay".
"Ý tưởng cho nam sinh mặc áo dài cũng hay đấy. Ở Huế cứ thứ hai là nam công chức mặc áo dài đi làm rồi đó, em thấy rất trang nhã và lịch sự" - nữ sinh Lệ Hằng chia sẻ.
Trong khi đó, nữ sinh Nguyễn Thu Hương tỏ ra băn khoăn: "Con gái bọn em đi lại nhẹ nhàng hơn các bạn nam mà mặc áo dài còn thấy vướng víu khó chịu, thì không hiểu các bạn nam xoay sở cả ngày với bộ áo dài thế nào".
Lê Xuân Quang (Quận 3, TP.HCM) thì lo ngại: "Em mập như thế này mặc vào trông không đẹp".
Quang cho biết nhiều bạn của em cũng không đồng cảm với ý tưởng này. "Mỗi giới có một đặc điểm riêng, con trai bọn em đi học cần nhất là thoải mái".
Còn anh Sơn Nam (Quận Bình Thạnh, TP.HCM) có con trai đang học lớp 11 lại nhìn ở góc độ kinh tế: "Tôi thấy mặc cũng được, không mặc cũng được vì một tuần một buổi không đến nỗi quá ảnh hưởng đến việc học tập sinh hoạt trong nhà trường. Tuy nhiên, tôi biết một bộ áo dài của nam giới khá đắt so với áo nữ, khoảng gấp 3 lần. Nếu may loại rẻ tiền thì nhìn các con mặc vào lại chẳng ra sao. Chính vì vậy mà tôi thấy việc này khá tốn tiền".
Thầy cô không mặn mà
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, thẳng thắn cho biết không ủng hộ đề xuất này.
Theo ông Phú, việc nữ sinh mặc áo dài trong trường học vào ngày thứ 2 và các buổi lễ là hợp lý.
"Lâu nay, giáo viên cũng đã mặc áo dài lên lớp. Tuy nhiên, thời tiết hiện nay rất khắc nghiệt và diễn biến phức tạp. Tại các trường học, mật độ cây xanh che phủ không còn nhiều, trong khi đó, nhiệt độ ngoài trời đang nóng lên, nhiệt độ trung bình ở TP.HCM là khoảng 30 độ C. Bên cạnh đó, không phải trường học nào cũng có máy lạnh. Do đó, chỉ nên phát động mặc áo dài ở các cơ quan cho phái nữ, có thể một tuần 2-3 buổi.
Còn đối với nam sinh, yêu cầu mặc áo dài cho các em rất khó. Mặt khác, các em nhỏ người và năng động, luôn chạy giỡn hoặc chơi thể dục thể thao. Nếu mặc áo dài cả buổi, các em sẽ bị hạn chế và làm ảnh hưởng tới các hoạt động của nhà trường. Còn nếu chỉ mặc để chào cờ sáng thứ hai rồi thay ra thì quá lỉnh kỉnh, không cần thiết".
Một bức phác thảo áo dài cho nam sinh được "cư dân mạng" đưa ra
Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3 cũng không tán thành với đề xuất cho học sinh nam mặc áo dài.
Còn thầy Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie cho rằng đề xuất của nghệ sĩ Kim Xuân là rất khó để thực hiện.
"Thứ nhất, nếu thêm nam sinh mặc áo dài là tốn kém cho phụ huynh" - thầy Khoa phân tích.
"Thứ hai, áo dài để tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ với các đường nét quyến rũ chứ nam sinh thì không.
Thứ ba, từ trước tới nay, nam giới chỉ mặc áo dài ở những nơi tôn nghiêm như đình, chùa, miếu mạo, và vào các dịp cúng lễ. Mà khi đó cũng chỉ những cụ ông mới mặc áo dài. Hoặc nếu có mặc ở những chỗ khác thì cũng chỉ người mẫu, diễn viên, người trong giới showbiz mặc trong các sự kiện hoặc những hoạt động cần tôn vinh áo dài mà thôi".
Do đó, thầy Khoa nhấn mạnh, "học sinh nam cứ áo trắng với quần, sơ vin vào là đẹp và lịch sự".
Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính: Không phải nói là làm được ngay Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi, xét tốt nghiệp THPT giai đoạn 2015-2020, định hướng giai đoạn 2021-2025. Theo đó, toàn bộ quá trình đổi mới kỳ thi được nhìn nhận khách quan, kỹ lưỡng và kế hoạch cho những năm tiếp theo được đề ra cụ thể. Những chuẩn bị cho việc tiến tới thi trên...