1 kg da chết, hàng trăm nghìn ve bụi: Hiểm họa không ngờ ẩn náu trên giường ngủ và cách tiêu diệt
Bao lâu thì bạn nên giặt chăn, ga, gối, đệm một lần? Các chuyên gia từ Úc sẽ tư vấn giúp bạn cách giữ vệ sinh giường ngủ để tiêu diệt các hiểm họa tiềm ẩn có thể gây ra cho sức khỏe.
Chúng ta dành rất nhiều thời gian trên giường ngủ mỗi đêm, có thể là từ 7-8 tiếng mỗi ngày. Nhưng liệu bạn có biết những mối nguy sức khỏe đáng sợ tiềm ẩn trên giường nếu nó không được vệ sinh thường xuyên?
Vô số hiểm họa ẩn náu trên giường ngủ bẩn
Giường ngủ sẽ là nơi tích tụ rất nhiều mối nguy cho sức khỏe nếu không được vệ sinh thường xuyên, theo các chuyên gia.
Chuyên gia hô hấp, giáo sư John Blakey đến từ bệnh viện Sir Charles Gairdner ở Tây Úc, nói với tờ Guardian: “Nếu bạn không vệ sinh giường ngủ trong một năm, nó sẽ tích tụ lượng da chết nặng hơn 1 kg”.
Giường ngủ là nơi tích tụ rất nhiều mối nguy cho sức khỏe nếu không được vệ sinh thường xuyên.
Tồi tệ hơn, nhiều loại động vật chân khớp (như nhện) sinh sôi mạnh mẽ nhờ da chết, đặc biệt là trên gối vì chúng thích môi trường ẩm ướt.
Blakey nói: “Gối có thể chứa hàng trăm nghìn con mạt bụi (hay còn gọi là ve bụi) và chất thải của chúng”.
Đây có thể là nỗi ám ảnh với những người mắc bệnh hen suyễn và dị ứng mạt bụi.
Gối có thể chứa hàng trăm nghìn con mạt bụi.
Cũng theo Blakey, một chiếc gối đẫm mồ hôi còn chứa các vi khuẩn có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật của phổi và dẫn đến nhiễm trùng. Hiểm họa khác đến từ các bào tử nấm gây dị ứng như Aspergillus fumigatus, có thể kích thích hen suyễn. Những bào tử nấm nhỏ này thậm chí còn “ăn” chất thải của mạt bụi để phát triển.
Giường bẩn còn có thể là nơi ở của rệp – tuy không phổ biến nhưng sự xuất hiện của chúng ngày càng gia tăng. Và các vết đốt của rệp có thể bị nhầm với bệnh chàm.
Theo bác sĩ da liễu Steven Shumack từ Viện Da liễu Trung tâm Sydney, Úc, các tình trạng da như chàm và viêm da có thể nên nặng hơn do vi khuẩn ẩn náu trên giường. Các mối nguy khác bám trên ga giường và vỏ gối là tụ cầu khuẩn và ký sinh trùng ghẻ.
Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được sự cần thiết của vệ sinh chăn ga gối đệm đúng cách và thường xuyên. Nhưng chúng ta nên làm thế nào?
Ga giường, vỏ chăn, vỏ gối
Video đang HOT
Một chiếc gối đẫm mồ hôi có thể chứa rất nhiều vi khuẩn
Lời khuyên của hầu hết các chuyên gia là nên giặt ga giường, vỏ chăn và vỏ gối mỗi tuần. Blakey nói: “Tôi sẽ hơi lo lắng nếu mọi người không giặt ga giường hằng tuần”.
Chỉ giặt nước nóng mới có thể triệt tiêu mạt bụi và nấm. Hội đồng Hen suyễn Quốc gia Úc khuyến cáo nên giặt bằng nước nóng hơn 55 độ C. Nếu không, có thể sấy nóng trong 10 phút hoặc giặt bằng nước lạnh với sản phẩm có chứa dầu tràm trà hoặc dầu khuynh diệp.
Mở cửa sổ phòng ngủ, phơi ga giường và vỏ gối dưới ánh nắng cũng rất tốt. Shumack khuyên những người bị bệnh da liễu nên giặt vỏ chăn ga gối thường xuyên hơn, thêm rằng bàn là cũng có thể giúp khử trùng.
Gối
Viện Quản gia Úc khuyên nên giặt gối 6 tháng một lần. Tuy nhiên, vì gối là nơi tích tụ “mạt bụi và những người bạn”, Hội đồng Hen suyễn Úc khuyên bạn nên giặt và phơi khô thật kỹ hằng tháng.
Hội đồng Hen suyễn Úc khuyên bạn nên giặt và phơi khô gối thật kỹ hằng tháng.
Hầu hết các loại gối sẽ có hướng dẫn vệ sinh gắn trên mác, vì vậy tốt nhất là làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhưng nếu bạn đã cắt mác và không nhớ hướng dẫn, gối làm từ sợi tổng hợp và gối lông vũ thường có thể được giặt bằng máy.
Hội đồng Hen suyễn Úc đề xuất thay gối khi mặt gối không còn bóng mịn. Một số nhà sản xuất khuyên thay gối vài năm một lần.
Chăn
Chăn cũng có thể là nơi tích tụ mạt bụi, vì vậy lý tưởng nhất là nên giặt thường xuyên. Nhiều loại chăn yêu cầu giặt khô. Vì vậy, hãy chú ý hướng dẫn của nhà sản xuất.
Mặc dù một số nhà sản xuất khuyến nghị chăn mỗi 5 năm, nhưng không có quy tắc cứng nhắc về điều này. Tuổi thọ của chăn phụ thuộc vào tần suất giặt và cách bạn sử dụng nó.
Đệm
“Nếu bạn không thể nhớ mình mua đệm khi nào, hãy mua một tấm nệm mới”, Blakey nói. Chuyên gia cũng khuyên bạn hút bụi đệm bất kể lúc nào hút bụi sàn nhà.
Hút bụi đệm là một cách hiệu quả để làm sạch đệm.
Tuy nhiên, vứt đệm bừa bãi có thể gây ra các vấn đề khác. Đệm là loại rác thải chiếm nhiều diện tích và rất khó gập gọn. Hầu hết các thành phần của đệm, chẳng hạn như gỗ, vải và lò xo… có thể được tái chế.
“Nếu không tái chế những vật liệu này, chúng ta sẽ lãng phí tài nguyên, năng lượng và nước để tạo ra đệm mới”, theo Ryan Collins, người đứng đầu các Chương trình Kinh tế tuần hoàn tại Quỹ Môi trường Planet Ark.
Nếu đệm vẫn còn tốt, bạn hãy làm sạch và tái sử dụng nó hoặc quyên góp cho các tổ chức từ thiện.
Kết
Các biện pháp trên có thể giúp ngăn chặn mạt bụi và các loại vi khuẩn, ký sinh trùng trên giường ngủ. Tuy nhiên, chỉ có vệ sinh sạch sẽ toàn bộ căn nhà mới có thể bảo vệ bạn và gia đình hoàn toàn. Đừng quên ghế sofa, thảm, ghế làm việc. “Chỉ một chiếc giường sạch thôi chưa đủ để giúp bạn phòng ngừa tất cả”, Blakey nói.
4 bệnh trẻ em hay mắc vào mùa thu
Phấn hoa, vi sinh vật, nấm mốc,... là một trong rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh trẻ em vào mùa thu.
Vào mùa thu, dưới sự thay đổi của nhiệt độ cũng như sự phát triển nhanh chóng của nấm mốc hay virus và vi khuẩn thì trẻ em rất dễ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp hay hệ miễn dịch. Các bệnh trẻ em vào mùa thu thường gặp có thể kể đến như hen phế quản, viêm phế quản, cảm cúm, sốt phát ban,...
1. Cẩn thận với các cơn hen ở trẻ bị hen suyễn
Hen phế quản là bệnh dễ phát sinh do tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng chẳng hạn như phấn hoa, lông động vật. Vào mùa thu, các dị nguyên này gặp gió hanh rất dễ phát tán trong không khí ở diện rộng và gây ra bệnh trẻ em vào mùa thu phổ biến là hen phế quản.
Khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời rất dễ bị khởi phát cơn hen nếu như trẻ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn. Trẻ sẽ có các biểu hiện như ho, khó thở hay thở khò khè - đặc biệt là các cơn ho kéo dài vào buổi tối.
Cơn hen có thể khởi phát ở trẻ có tiền sử hen suyễn vào mùa thu (Ảnh: Internet)
Không chỉ vậy, với trẻ bị viêm mũi dị ứng không được điều trị dứt điểm thì điều này còn làm tăng nguy cơ cao hơn. Nếu như cơn hen suyễn không được kiểm soát hiệu quả thì trẻ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Viêm mũi dị ứng là bệnh trẻ em vào mùa thu phổ biến
Dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ, dị nguyên trong không khí sẽ khiến những trẻ có niêm mạc mũi nhạy cảm bị ngứa mũi, hắt hơi liên tục, mệt mỏi, ngạt mũi khi hít phải. Đây là biểu hiện phổ biến của bệnh viêm mũi dị ứng - một loại bệnh dị ứng ở đường hô hấp phổ biến khi vào thu.
Viêm mũi dị ứng không chỉ là bệnh trẻ em vào mùa thu phổ biến mà còn là bệnh phổ biến ở cả người lớn. Nếu hắt hơi liên tục có thể khiến trẻ bị ngứa mắt, mắt bị đỏ và nặng mí.
3. Bệnh cảm cúm
Cũng phổ biến không kém so với hen suyễn và viêm mũi dị ứng, cảm cúm là bệnh gây ra do virus, vi khuẩn tấn công hệ miễn dịch thông qua đường hô hấp khi vô tình tiếp xúc với dịch nhầy của người mang bệnh.
Do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn toàn nên rất dễ bị lây nhiễm.
Cảm cúm ở trẻ là do virus và vi khuẩn tấn công (Ảnh: Internet)
Khi trẻ vui chơi ở trường, những nơi đông người rất khó để kiểm soát vấn đề này nếu như cha mẹ không cho trẻ đeo khẩu trang hay rửa tay đúng cách, hoặc không cho trẻ đưa tay lên mặt.
Dấu hiệu cảm cúm ở trẻ là sốt nhẹ hoặc sốt cao kèm theo các cơn ho, hắt hơi, sổ mũi; cả người mệt mỏi và chán ăn. Một số trường hợp khác trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn và buồn nôn.
Trẻ bị cảm cúm bao lâu thì khỏi?
Nếu như trẻ được chăm sóc y tế đúng cách thì bệnh trẻ em vào mùa thu phổ biến này có thể chấm dứt sau 5 - 7 ngày mắc. Tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan do cảm cúm ở trẻ có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như viêm phổi, rối loạn điện giải hay viêm thanh khí phế quản,... Nếu như trẻ có các dấu hiệu như khó thở, thở gấp hay khò khè nặng và đi chảy liên tục cần nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế để được điều trị sớm.
Cảm cúm gây sốt, hắt hơi, sổ mũi và ngạt mũi ở trẻ (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, khi trẻ bị cảm cúm, cha mẹ tuyệt đối không được sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt Aspirin do thuốc này có tác dụng phụ gây ra hội chứng Reye đặc biệt nguy hiểm. Tốt nhất cha mẹ nên tham khảo các cách giảm đau, hạ sốt không dùng thuốc; chú ý vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ. Nếu muốn dùng thuốc thì cần phải có tư vấn của bác sĩ.
4. Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus
Rotavirus là một loại virus phổ biến gây tiêu chảy vào các tháng mùa lạnh như thu - đông. Virus có thể bị nhiễm nếu như tiếp xúc với các dịch của người bệnh. Biểu hiện khi nhiễm Rotavirus thường là sốt, ho, sổ mũi, nôn mửa và tiêu chảy (phân thường không có máu).
Tiêu chảy cấp do Rotavirus nếu không được can thiệp sớm có thể khiến trẻ bị mất nước và bị rối loạn điện giải trầm trọng. Lúc này cha mẹ cần cho trẻ bù nước thông qua nước uống, oresol theo liều chỉ định để bù lại lượng dịch mà cơ thể trẻ đã mất.
Lưu ý, không được cho trẻ uống nước ngọt có ga khi bị tiêu chảy do có thể khiến tình trạng mất dịch trở nên nặng hơn.
Chuyển mùa, trẻ em Hà Tĩnh nhập viện tăng gấp đôi ngày thường Thời tiết chuyển từ nắng nóng sang lạnh, xen kẻ mưa đột ngột đã khiến số bệnh nhi Hà Tĩnh nhập viện tăng cao. Hầu hết các bệnh nhân nhi nhập viện điều trị các bệnh đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản, hen... Trong mấy ngày gần đây, số lượng bệnh nhân nhi tại BVĐK tỉnh tăng đột biến. Ghi...