1 điểm/môn vẫn trúng tuyển lớp 10
0,8 đến 1 điểm/môn vẫn có thể trúng tuyển trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đang là vấn đề gây “sốc” dư luận. Các chuyên gia giáo dục cho rằng dù có được “chăm bẵm” như thế nào thì những học sinh có chất lượng kém như vậy cũng khó đảm bảo chương trình THPT.
0,8 đến 1 điểm/môn vẫn có thể trúng tuyển trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đang là vấn đề gây “sốc” dư luận. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Nghịch lý 0,8 điểm đỗ, 7 điểm trượt
Mức điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2019 – 2020 vừa được nhiều tỉnh thành công bố đang gây xôn xao khi ở mức thấp kỷ lục. Tại Thái Nguyên, điểm chuẩn của Trường THPT Đại Từ “tụt dốc” khi từ ngưỡng 25 – 30 điểm những năm trước thì năm nay chỉ lấy 5,9 điểm/ba môn/5 hệ số. Đó cũng chưa phải điểm chuẩn thấp nhất của tỉnh. Trường THPT Lý Nam Đế thậm chí chỉ lấy 4,5 điểm. Như vậy, trung bình chỉ cần 0,9 điểm/môn thí sinh vẫn có một suất học THPT công lập. Ngoài ra, rất nhiều trường tại Thái Nguyên lấy điểm chuẩn thấp như THPT Lưu Nhân Chú (4,6); THPT Đại Từ (5,9); THPT Nguyễn Huệ (10,3), THPT Bắc Sơn (10,9); THPT Ngô Quyền (10,9); THPT Đồng Hỷ (11,8)…
Câu chuyện tương tự diễn ra tại Thái Bình, với 3 môn Toán, Ngữ văn (nhân hệ số 2) cùng với điểm môn Địa lý (hệ số 1) thì chỉ cần 2,1 điểm, học sinh có thể đỗ vào lớp 10 Trường THPT Bắc Duyên Hà với mức điểm chuẩn 10,5. Một số trường khác có điểm chuẩn thấp như: Trường THPT Phạm Quang Thẩm (11,5); THPT Bắc Kiến Xương (12,25); THPT Thái Ninh (14,75); THPT Đông Tiền Hải (15,5); THPT Bình Thanh (16,0).
Tại Hải Dương, học sinh dự thi 3 môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh. Các môn Ngữ văn, Toán tính hệ số 2; môn Tiếng Anh hệ số 1. Trong số 40 trường THPT công lập không chuyên thì có duy nhất Trường THPT Hồng Quang (TP. Hải Dương) có điểm chuẩn trên 30 (30,6). 24 trường có điểm trúng tuyển từ 20 đến dưới 30 điểm, 12 trường có điểm trúng tuyển từ 10 đến dưới 20 điểm và 3 trường có điểm trúng tuyển dưới 10 điểm. Đáng chú ý, điểm chuẩn nhiều trường ở mức báo động: THPT Hà Đông (8,5), THPT Kim Thành II (9,25); THPT Trần Phú (9,75).
Dự kiến điểm chuẩn của các Hội đồng tuyển sinh gửi về Sở GDĐT Thanh Hoá xem xét, phê duyệt và công bố chính thức đáng quan tâm. Trong khi Trường THPT Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa có điểm chuẩn đầu vào cao nhất với 36,5 điểm (5 hệ số) thì vẫn còn một số trường dự kiến điểm chuẩn đầu vào thấp như: Trường THPT Bá Thước (9,4), THPT Quan Hóa (6,3), THPT Quan Sơn (4,2), THPT Mường Lát (4,0). Nếu mức điểm chuẩn này được chấp thuận thì sẽ có hiện tượng 0,8 điểm/môn đỗ lớp 10. Tính ở Thanh Hoá, thí sinh thi tại THPT Hàm Rồng đạt 7 điểm/môn vẫn trượt còn 0,8 điểm lại vẫn đỗ THPT Mường Lát.
0,8 đến 1 điểm/môn vẫn có thể trúng tuyển trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đang là vấn đề gây “sốc” dư luận. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Không thể tuyển sinh bằng mọi cách
Video đang HOT
Lý giải về nguyên nhân lấy điểm chuẩn thấp, nhiều địa phương cho rằng đã làm đúng theo đúng kế hoạch được phê duyệt của Sở GDĐT. Việc tuyển sinh theo quy định lấy từ cao xuống thấp, lấy khi nào hết chỉ tiêu thì ra điểm chuẩn.
Đại diện Trường THPT Đại Từ cho rằng, dù điểm chuẩn thấp nhưng nhà trường sẽ đảm bảo chất lượng đào tạo bằng cách bố trí học phụ đạo. Với một trường học ở miền núi như THPT Đại Từ thì việc tạo điều kiện cho các em được theo học là cần thiết. Ông Phạm Việt Đức – Giám đốc Sở GĐDT tỉnh Thái Nguyên cũng tin tưởng rằng với sự kèm cặp của thầy cô thì học sinh sẽ tiến bộ. Trong giáo dục phổ thông, vẫn nên tạo cơ hội học tập cho những em có lực học yếu để các em được trau dồi kiến thức.
Sau khi công bố điểm chuẩn kỳ thi vào lớp 10 công lập tỉnh Thái Bình năm học 2019 – 2020, điểm đầu vào rất thấp, nhưng ông Nguyễn Văn Hiếu – Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GDĐT tỉnh Thái Bình vẫn khẳng định: Điểm chuẩn thấp nhưng chất lượng vẫn ổn định, điểm chuẩn thấp không có nghĩa là chất lượng học sinh thấp. Qua phân tích phổ điểm, chất lượng học sinh tương đối ổn định so với những năm trước.
Ông Hiếu phân tích: Đối với Trường THPT Bắc Duyên Hà, năm nay có 594 thí sinh dự thi trong khi chỉ tiêu của trường là 581 học sinh, có nghĩa là chỉ có 13 thí sinh bị loại. Theo phổ điểm, mặc dù điểm đầu vào thấp nhưng Trường THPT Bắc Duyên Hà có điểm trung bình từng môn nằm trong tốp những trường cao nhất tỉnh, ví dụ như môn Văn: 6,82 điểm, cao thứ 3 trong số 28 trường THPT.
Ông Nguyễn Mạnh Tùng – giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, điểm chuẩn chung thấp phản ánh chất lượng học thấp, như vậy, học sinh khó có thể theo được chương trình học cấp THPT.
Cần đặt mức đảm bảo chất lượng đầu vào
Trong khi nhiều địa phương lấy thí sinh trúng tuyển đến hết chỉ tiêu thì tỉnh Nam Định quy định mức điểm sàn đảm bảo chất lượng cho từng nhóm: Trường chất lượng cao (18,0); trường công lập còn lại (14,0), trường ngoài công lập (9,0). Điểm xét duyệt là tổng điểm thi 3 môn (mỗi bài thi 10,0) cộng với điểm thưởng, điểm khuyến khích.
Bà Nguyễn Thị Huyền – giáo viên THCS tại Thái Bình bày tỏ: “Dù lên lớp 10 vẫn là theo học phổ thông nhưng không thể để chất lượng quá thấp khiến các em khó có thể tiếp thu kiến thức. Tôi cho rằng cần phải đặt mức điểm đảm bảo chất lượng đầu vào chung cho toàn tỉnh. Những trường thiếu chỉ tiêu sẽ tuyển sinh ở khu vực trái tuyến để các em có lực học tốt hơn có cơ hội vào công lập”.
TUỆ NHI
Theo Lao động
Kỳ thi THPT Quốc gia 2019: Đề thi sẽ "dễ thở" hơn năm 2018?
Nội dung đề thi năm 2019 nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12 theo định hướng đánh giá năng lực người học
Chưa đầy 2 tuần nữa là bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2019, điều thí sinh lo lắng nhất là những đổi mới của đề thi năm nay liệu có mang tính thực tiễn, ứng dụng cao, ít đánh đố học sinh?
Độ khó giảm so với năm 2018?
TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Đại học FPT nhận xét: Năm 2017 đề thi được phản ánh là quá dễ dẫn đến tình trạng mưa điểm 10, còn đề thi năm 2018 lại quá khó đến mức nhiều chuyên gia cũng gặp khó khăn để giải và đã lộ ra gian lận điểm thi gây chấn động xã hội. Vì vậy, năm nay Bộ cũng sẽ lưu ý công tác làm đề thi để đảm bảo mức độ khó, dễ sao cho phù hợp. Theo đó, đề năm nay sẽ dễ hơn, chứ không khó như năm trước, và như vậy phổ điểm thi năm nay cũng sẽ cao hơn năm ngoái.
Theo ông Tùng, bắt đầu từ năm nay và những năm tới, xu hướng ra đề thi sẽ chủ yếu phục vụ cho mục đích thi tốt nghiệp (nếu gộp với mục tiêu tuyển sinh đại học thì phải có nhiều câu phân hóa), hơn nữa, các trường đại học đang tiến dần tới tự chủ trong tuyển sinh, tự tổ chức tuyển sinh riêng (không sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia).
Theo các giáo viên cũng như các chuyên gia giáo dục, sự điều chỉnh này tương đối hợp lý. Đề thi minh họa năm nay nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu của kỳ thi, giải quyết các vấn đề tồn đọng của kỳ thi các năm trước. Đề thi năm 2019 sẽ không quá khó mà rải đều ở các cấp độ nhận thức, có những câu hỏi liên hệ thực tiễn.
Cụ thể, đối với đề thi môn Ngữ văn, xu hướng và cách thức ra đề thi những năm gần đây thông thường chú ý kiểm tra kiến thức lẫn kỹ năng. Những vấn đề được đặt ra trong đề văn ngày càng gần gũi và gắn bó với cuộc sống.
Thạc sĩ Huỳnh Thị Hoàng Dung (Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM) so sánh đề thi minh họa 2019 và đề thi chính thức 2018, với môn Toán, đề minh họa năm nay phạm vi kiến thức tập trung ở lớp 12 lên đến 90%, tăng 10% so với năm 2018; kiến thức lớp 10 và 11 khoảng 10%. Những câu hỏi liên quan thực tiễn, đề thi minh họa chỉ có 3 câu. Các câu hỏi của đề thi chia làm 4 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Có 2 sự khác biệt giữa đề thi minh họa 2019 và đề thi chính thức 2018, đó chính là ở mức độ thông hiểu, tỉ lệ câu hỏi tăng lên 30% trong khi năm 2018 chỉ 20%. Ở câu hỏi vận dụng cao, đề thi chính thức 2018 chiếm 30%, đề thi minh họa 20%, từ 15 câu hỏi vận dụng cao ở đề thi chính thức năm 2018 thì năm nay ở đề minh họa chỉ 10 câu hỏi. Như vậy so với đề 2018 thì đề minh họa 2019 độ khó giảm nhiều.
"Trong đợt ôn thi cao điểm này, tôi cũng chỉ tập trung ôn luyện kiến thức lớp 12 mà cũng đã dàn trải rất nhiều kiến thức, nên không có thời gian để ôn kiến thức lớp 11. Nhìn chung, các thí sinh phải tập trung ôn tập các nội dung chủ yếu trong chương trình lớp 12, nghiên cứu kỹ đề thi tham khảo để chuẩn bị cho mình những kiến thức và kỹ năng tốt nhất có thể, bước vào kỳ thi với sự tự tin".
Cô Nguyễn Thị Chuật, Tổ trưởng Tổ văn Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Cô Nguyễn Thị Chuật, Tổ trưởng Tổ văn, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho biết: "Nếu đề thi chính thức tương đương đề thi thử thì tạm ổn. Đề thi sẽ có 3 phần: đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Trong đề thi thử, ở phần đọc hiểu nội dung có thể sát với thời sự, nhưng bài văn thì khó liên hệ với thời sự, đời sống. Ví dụ, trong đề thi thử môn văn từ truyện ngắn "Vợ nhặt" (Kim Lân) yêu cầu học sinh liên hệ là hơi khó...".
Nhiều học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) mong muốn đề thi sẽ phù hợp với cấu trúc đề minh họa, không quá khó, vừa sức với học sinh. Đặc biệt là chỉ kiểm tra kiến thức lớp 12, chọn kiến thức phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện mở rộng con đường đỗ tốt nghiệp THPT cho học sinh.
Tăng tính ứng dụng, giảm"học vẹt"
"Trên cơ sở đề thi tham khảo đã được công bố thì đề thi chính thức cũng sẽ được xây dựng bám sát định hướng như đề thi tham khảo để đảm bảo đánh giá đúng năng lực học sinh. Cụ thể, đề thi có nhóm các câu hỏi đáp ứng mức độ cơ bản phục vụ xét tốt nghiệp THPT và cũng sẽ có các câu hỏi với độ khó phù hợp nhằm phân hóa kết quả thi hỗ trợ cho công tác tuyển sinh".
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT
Trả lời câu hỏi của báo chí về đề thi THPT Quốc gia năm 2019 sẽ ra như thế nào để tránh những bất cập của các năm trước? Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT khẳng định: Nội dung đề thi năm 2019 nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12 theo định hướng đánh giá năng lực người học, tăng cường các câu hỏi mở. Đặc biệt, đề thi có câu hỏi mang tính ứng dụng để phát huy sáng tạo của học sinh chứ không nặng về ghi nhớ máy móc các số liệu, sự kiện hay trả lời theo các khuôn mẫu có sẵn. Đề thi có các câu hỏi ở mức độ cơ bản, đáp ứng mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT và có các câu hỏi có tác dụng phân hóa ở mức độ hợp lý để hỗ trợ công tác tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; các câu hỏi được sắp xếp theo độ khó tăng dần giúp thí sinh thuận lợi khi làm bài.
"Bộ GD-ĐT xác định, quan trọng nhất của đề thi là phải đảm bảo chính xác, không sai, đánh giá được khách quan, chính xác, công bằng năng lực của học sinh. Trên cơ sở đó, chúng ta sử dụng vào mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học" - ông Trinh nhấn mạnh.
"Thời gian này các em nên tăng cường tự học sau một thời gian dài đã được thầy cô hướng dẫn về phương pháp, lý thuyết cơ bản lớp 12 và 11. Trong ôn tập làm đề cần quan tâm đến chất lượng hơn số lượng và cần phải xem lại đề đã làm để rút kinh nghiệm, tránh làm quá nhiều đề, tràn lan".
Thầy Nguyễn Tuấn Anh, giáo viên Toán THPT (Hà Nội)
Thầy Nguyễn Tuấn Anh (Hà Nội), giáo viên luyện thi online môn Toán cho biết, một trong những đặc điểm của thi trắc nghiệm là các thầy cô hay "cài bẫy" vào những câu hỏi lý thuyết. Vì thế, học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản của toàn bộ 4 chương của lớp 12 và ở lớp 11 học kỹ vào kiến thức: Xác suất, dãy số, đạo hàm và giới hạn. Hình học là về tính góc, tính khoảng cách.
Theo đánh giá của một số giáo viên dạy môn Tiếng Anh THPT, nội dung đề thi tham khảo 2019 chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Phạm vi kiến thức trong đề: Các chuyên đề ngữ pháp phổ biến (Thì, mạo từ, câu bị động, câu điều kiện, mệnh đề nhượng bộ, danh động từ, câu gián tiếp) và từ vựng. Về độ khó và sự phân bổ kiến thức: Tổng quan về độ khó của đề bao gồm 60% cơ bản 40% nâng cao./.
Theo VOV
Du học Úc tại Việt Nam với 20.000 USD Không cần sang Úc, bạn vẫn có thể sở hữu tấm bằng quốc tế của Đại học Công nghệ Swinburne, Australia với chi phí hợp lý. Có con gái vừa hoàn thành chương trình THPT, chị Thanh Hương (Hà Nội) cũng như bao bậc phụ huynh khác phải đau đầu cân nhắc trường đại học cho con sau khi tốt nghiệp. Chị tâm...