1 “chọi” 11 vào lớp 6 Trường Chuyên Trần Đại Nghĩa
Để giành được 1 trong 360 suất vào lớp 6 Trường Chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM, bình quân mỗi học sinh sẽ phải vượt qua gần 11 thí sinh khác cùng đăng ký dự thi.
Ngày 14/6, Trường chuyên Trần Đại Nghĩa kết thúc đợt nhận hồ sơ dự tuyển vào lớp 6 năm học 2014 – 2015. Theo đó, có 3.843 hồ sơ đăng ký dự thi, với chỉ tiêu là 360, tỷ lệ “chọi” vào trường là 1/10,67.
Ông Lâm Triều Nghi – hiệu trưởng nhà trường cho hay, so với mọi năm, hồ sơ đăng ký dự tuyển vào lớp 6 của trường tăng khoảng gần 400. Tuy nhiên, năm nay cũng tăng thêm 40 chỉ tiêu, nên tỷ lệ “chọi” xấp xỉ mọi năm.
Phụ huynh chờ con thi vào lớp 6 Trường Chuyên Trần Đại Nghĩa năm 2013.
Video đang HOT
Từ ngày 24/6 – 26/6, học sinh sẽ nhận phiếu báo danh tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Thí sinh dự thi 3 môn: Tiếng Việt; tiếng Anh và Toán trong 2 ngày 29 và 30/6. Dự kiến sẽ có 5 hội đồng thi được mở ra phục kỳ thi này.
Điểm xét tuyển là tổng điểm của ba môn Tiếng Việt, tiếng Anh và Toán (các môn thi đều tính hệ số 1); cách xét tuyển sẽ xét từ điểm cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
Đây là trường duy nhất ở TPHCM tổ chức thi tuyển vào lớp 6.
Theo Dân trí
Hàng trăm tỷ đồng "kéo" giáo viên mầm non
Nguồn kinh phí tăng thêm trong năm 2014 đối với chi thường xuyên cho Đề án Hỗ trợ ngành học mầm non của TPHCM là 229,915 tỷ đồng. Trong đó gần 140 tỷ đồng là kinh phí hỗ trợ, thu hút cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cho bậc học này.
Bên cạnh đó, còn 90 tỷ đồng kinh phí do tăng định mức học sinh do bổ thêm chức danh nhân viên nuôi dưỡng. Kinh phí dự kiến này chưa bao gồm kinh phí hỗ trợ 3 năm học cho giáo viên mới về công tác tại trường mầm non, công tác đào tạo, bồi dưỡng...
Với khoản chi thường xuyên tăng thêm này, tổng chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục năm 2014 của TPHCM dự kiến là 7.593 tỷ đồng.
TPHCM đang thực hiện những bước đi quyết liệt, tích cực đối với bậc học mầm non.
Đối với chi đầu tư phát triển, tổng mức đầu tư đối với các dự án đã có chủ trương của thành phố là 5.450 tỷ đồng (bố trí đợt 1 trong năm 2014 là 348,8 tỷ đồng). Trong đó, kinh phí cho việc xây dựng trường lớp là 5.378 tỷ đồng và kinh phí mua sắm cơ sở vật chất mầm non 5 tuổi là 72 tỷ đồng.
Khoản kinh phí dự kiến này cũng chưa bao gồm kinh phí hỗ trợ lãi vay kích cầu, kinh phí mua sắm trang thiết bị trẻ từ 4 tuổi trở xuống.
Các khoản kinh phí trên được đề cập tại Nghị quyết về Đề án hỗ trợ ngành học mầm non TPHCM có hiệu lưc từ 24/6 tới. Theo đề án đã được thông qua, TPHCM bắt đầu nhận giữ trẻ từ 6 tháng tuổi theo lộ trình, bổ sung chức danh nuôi dưỡng, bổ sung biên chế cho một số Phòng GD-ĐT quận huyện làm công tác giáo dục mầm non.
Ngoài ra, hỗ trợ thêm 25% tiền lương cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở mầm non công lập; hỗ trợ thêm 35% tiền lương cho cho cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy nhóm lớp 6 - 18 tháng tuổi; hỗ trợ thêm cho giáo viên mầm non mới ra trường về công tác tại các trường mầm non trong 3 năm học từ năm 2014 - 2017.
Dự báo đến năm học 2015 - 2016, TPHCM có thêm trên 45.500 học sinh mầm non (tổng hơn 381.500 trẻ). Thành phố cần thêm hàng ngàn lớp học cùng hàng ngàn giáo viên mầm non để đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ.
Nhiều năm qua, TPHCM luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng trường lớp, thiếu giáo viên ở bậc mầm non. Hiện toàn thành phố vẫn còn 520 nhóm trẻ không phép, đang nuôi giữ trên 10.000 trẻ.
Theo Dân trí
TPHCM duyệt đề án giữ trẻ 6 tháng tuổi Đề án giữ trẻ mầm non từ 6 - 18 tháng tuổi của UBND TPHCM chính thức được thông qua tại kỳ họp thứ 13 của Hội đồng Nhân dân TPHCM khóa VIII sáng nay (14/6). Theo đó, trong năm học 2014 - 2015, sẽ triển khai thí điểm giữ trẻ từ 6 tháng tuổi tại 8 quận huyện gồm Bình Chánh, Củ...