0,5 điểm mỗi môn vẫn ung dung vào lớp 10
Với các trường THPT có điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 hay 2 dưới 15 điểm thì học sinh chỉ cần mỗi môn toán hoặc văn đạt 0,5 đến 0,75 điểm là ung dung vào học lớp 10 hệ công lập.
Cho đến thời điểm này, nhiều địa phương đã có kết quả tuyển sinh vào lớp 10. Việc xét hay thi tuyển còn nhiều tranh cãi nhưng điều thấy rõ nhất qua kỳ thi này là chất lượng giáo dục ở nhiều nơi có vấn đề.
Ảnh minh họa
Có cần thi tuyển?
Năm nay tỉnh Ninh Thuận áp dụng phương thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển cho kỳ tuyển sinh lớp 10.
Điểm xét tuyển dựa trên kết quả rèn luyện đạo đức và học tập của mỗi năm trong 4 năm học ở cấp THCS. Quy định cụ thể như sau: hạnh kiểm tốt, học lực giỏi: 5 điểm/năm; hạnh kiểm khá, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, học lực khá: 4,5 điểm; hạnh kiểm khá, học lực khá: 4 điểm; hạnh kiểm trung bình, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, học lực trung bình: 3,5 điểm; hạnh kiểm khá, học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình, học lực khá: 3 điểm; những trường hợp còn lại: 2,5 điểm.
Điểm xét tuyển trong kỳ tuyển sinh được tính theo công thức: điểm thi môn toán, văn nhân hệ số 2 điểm rèn luyện của 4 năm điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).
Như vậy, trước khi thi 2 môn toán và ngữ văn thì học sinh đã có số điểm của 4 năm rèn luyện từ 14 đến 18 điểm (tỷ lệ học sinh xếp loại học lực và đạo đức trong 4 năm ở cấp THCS của tỉnh Ninh Thuận thường trên 80% đạt từ 3,5 – 4,5 điểm mỗi năm).
Như vậy, với các trường THPT có điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 hay 2 dưới 15 điểm như: Nguyễn Huệ, Bác Ái, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu… thì học sinh chỉ cần mỗi môn toán hoặc văn đạt 0,5 đến 0,75 điểm là ung dung vào học lớp 10 hệ công lập.
Trong khi đó, đề thi tuyển của Sở GD-ĐT được những thầy cô giáo có uy tín và kinh nghiệm thừa nhận là vừa sức, có sự phân hóa tốt và bám sát chương trình chủ yếu của lớp 9 theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Thế nhưng chỉ có 2.128/8.040 học sinh có điểm toán trên 5 (26,5%) và 1.296/8.040 (16,1%) học sinh dưới 1. Riêng môn văn có 60 bài dưới 1 điểm. Điều này ngược lại với tỷ lệ ở trên đã đề cập: thường 80% học sinh có điểm rèn luyện mỗi năm từ 3,5 – 4,5 (muốn nằm trong mức điểm này, học sinh phải có học lực ít nhất từ trung bình trở lên).
Số liệu này cho thấy cách dạy và học cũng như cách cho điểm học sinh hết sức dễ dãi ở bậc THCS nên trong một kỳ thi tuyển với đề thi và cách chấm thi nghiêm túc thì học sinh lại có điểm thấp. Thực trạng này diễn ra không chỉ ở Ninh Thuận mà còn là vấn đề với nhiều địa phương khác. Thêm một vấn đề nữa là có cần duy trì một kỳ thi mà thí sinh chỉ cần từ 0,5 điểm/môn đã trúng tuyển?
Video đang HOT
Nỗi lo đề sai
Đề thi ở các kỳ thi tuyển lớp 10 là một yếu tố gây lo ngại. Do kỳ thi chỉ mang tính chất địa phương nên không phải sai sót nào của đề cũng được phát hiện.
Trong kỳ thi vào lớp 10 năm nay, có ít nhất 2 sự cố liên quan đến đề thi. Ở môn ngữ văn, đề thi của tỉnh Khánh Hòa nhầm lẫn tên tác giả câu thơ trích dẫn. Đề thi môn hóa vào lớp 10 trường chuyên tỉnh Bến Tre cũng có sai sót. Câu 6 phần tự luận có số điểm là 5,5 (trên tổng số 20 điểm) có nội dung:
Cho biết (X) là hợp chất hữu cơ có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố C, H, O:
1. Trộn 2,688 ml CH4 (đktc) với 5,376 ml khí (X) ở đktc thu được hỗn hợp khí (Y) có khối lượng 9,12 gam. Tính khối lượng phân tử của (X)
2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp (Y). Cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,48 mol Ba(OH)2 thu được 70,92 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của (X)
Theo nhiều giáo viên dạy hóa, đề thi mắc lỗi sai nghiêm trọng ở đơn vị tính, đó là sự nhầm lẫn giữa hai đơn vị “lít” (l) và “mi-li-lít” (ml). Nếu đề thi cho “ml” thì bắt buộc phải đổi đơn vị ra “lít” thì mới tính được mol và làm tiếp bài. Nhưng nếu đổi ra “lít” thì số liệu trở nên rất nhỏ và chẳng thể đưa vào bài toán được.
Thí sinh H., thi vào trường, cho biết: “Khi nhận được đề thi cho đơn vị “ml” em đã rất ngạc nhiên nhưng vẫn làm theo tuần tự cách giải dạng đề này nhưng làm mãi vẫn không ra được đáp số. Biết là đề thi có vấn đề, em chuyển sang làm các câu khác và chờ thông tin sửa chữa đề từ phía giáo viên nhưng vẫn không có. Đến lúc sắp hết giờ thì em đành làm liều theo cách vẫn hay làm còn phần đáp số thì đành chịu”.
Còn theo một giáo viên: “Không những không đính chính mà trong quá trình chấm thi, chúng tôi cũng rất bất ngờ với hướng dẫn chấm thi. Hướng dẫn quy định những thí sinh nào tự ý sửa đề và làm đúng với đề đã sửa thì cho điểm tuyệt đối, còn những thí sinh khác thì chấm bình thường, làm tới đâu chấm đến đó” (!).
Về việc này, ông Lê Ngọc Bửu, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bến Tre, cho biết: “Ngay sau kỳ thi, lãnh đạo trường THPT chuyên Bến Tre đã báo cáo với Sở và phương án chấm thi vừa qua là phương án đã được Sở đồng ý.
Để bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho học sinh, những em nào sửa đơn vị trong bài thi (từ ml sang l) cũng được tính điểm như bình thường. Những em làm theo đơn vị trong đề thi (ml) cũng chấm không có gì thay đổi, vì vẫn ra kết quả, dù không hợp lý”. Ông Bửu còn thông tin Sở sẽ có cuộc họp kiểm điểm những cá nhân liên quan đến đề thi sai sót vừa qua.
Theo TNO
Thí sinh Hà Nội cần lưu ý cách khai hồ sơ ĐKDT
Hà Nội năm nào cũng là thành phố có lượng thí sinh dự thi ĐH, CĐ đông nhất nước. Bên cạnh đó, do Hà Nội mở rộng địa giới hành chính nên cách khai hồ sơ của thí sinh nhiều địa điểm tại Hà Nội cũng khác nhau.
Về cách khai hồ sơ, thí sinh (TS) cần lưu ý, mục số 3 không phải là nơi ghi nguyện vọng 2 (NV2). Nếu TS có nguyện vọng 1 (NV1) học tại trường có tổ chức thi thì khai đầy đủ ở mục 2, không khai mục 3. Nếu TS có NV1 học tại các trường không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của trường ĐH thì khai mục 2 gồm tên trường, ký hiệu trường, khối thi và không khai mã ngành; còn mục 3 khai đầy đủ nội dung của trường không tổ chức thi mà TS có NV1.
Liên quan đến việc khai mục này, năm nay, Sở GD-ĐT Hà Nội đã ban hành danh mục những trường thuộc diện cần lưu ý để giúp TS hạn chế tối đa sai sót khi khai hồ sơ.
Ngoài việc đọc kỹ tài liệu "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011", TS cần đối chiếu với danh mục này để xác định 3 dạng trường nếu đăng ký NV1: thứ nhất là những trường vừa có khối (ngành) tổ chức thi, vừa có khối (ngành) không thi, thứ hai là các trường CĐ chỉ xét tuyển kết quả thi ĐH mà không tổ chức thi, thứ ba là hệ CĐ của trường ĐH chỉ xét kết quả thi vào trường ĐH đó.
Điểm thứ hai TS cần lưu ý để được hưởng đúng chế độ ưu tiên là phải nhớ mã ban tuyển sinh của mình để khai vào mục 9. Cụ thể, TS có hộ khẩu ở Hà Nội cũ ghi 1A, TS có hộ khẩu ở Hà Tây cũ hoặc ở các xã, huyện của Hòa Bình, Vĩnh Phúc sáp nhập về Hà Nội thì ghi 1B.
Ví dụ, TS có hộ khẩu ở quận Ba Đình ghi vào 2 ô đầu của mục 9 là 1A, 2 ô sau ghi 01; TS có hộ khẩu ở Ứng Hòa ghi 1B 26. TS ghi tương tự như vậy ở mục 10 (phần mã tỉnh). Quy định về mã ban tuyển sinh, mã quận, huyện, thị xã đã được niêm yết cụ thể tại từng đơn vị ĐKDT. Nếu đọc kỹ và ghi đúng, TS hoàn toàn yên tâm về quyền lợi điểm ưu tiên khu vực.
Việc nhớ mã đơn vị ĐKDT cũng là điều các TS cần quan tâm, vì trên địa bàn TP, không phải trường nào cũng có mã đơn vị ĐKDT riêng. Nếu như những TS đang học lớp 12 tại trường có mã đơn vị ĐKDT có thể dễ dàng nhớ mã của trường mình, thì những TS học ở nơi không có mã ĐKDT cần nhớ và ghi theo mã đơn vị ĐKDT của phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã địa bàn nơi trường đóng. Ví dụ, HS Trường THPT dân lập Lý Thái Tổ ghi mã đơn vị ĐKDT của Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy, HS Trường THPT Bắc Hà ghi mã đơn vị ĐKDT của Phòng GD-ĐT huyện Thanh Oai.
Thời gian nhận hồ sơ ĐKDT của thí sinh tự do từ ngày 14/3/2011 đến ngày 14/4/2011 tại các phòng GDĐT quận, huyện. Địa điểm trên địa bàn Hà Nội nhận hồ sơ thí sinh tự do như sau:
1. Phòng GD-ĐT Ba Đình: tại số 10 phố Nguyễn Trường Tộ
2. Phòng GD-ĐT Hoàn Kiếm: tại số 47 phố Hàng Quạt
3. Phòng GD-ĐT Hai Bà Trưng: tại số 14 phố Lê Gia Định
4. Phòng GD-ĐT Đống Đa: tại ngâ 5 phố Hoàng Tích Trí
5. Phòng GD-ĐT Tây Hồ: 655 Lạc Long Quân, quận Tây Hồ
6. Phòng GD-ĐT Cầu Giấy: tại số 485 phố Nguyễn Khang
7. Phòng GD-ĐT Thanh Xuân: tại ngõ 116 phố Nhân Hoà
8. Phòng GD-ĐT Hoàng Mai: tại UBND Q. Hoàng Mai, p.Thịnh Liệt
9. Phòng GD-ĐT Long Biên: phố Hoa Lâm, P. Việt Hưng
10. Phòng GD-ĐT Từ Liêm: tại tổ 15 thị trấn Cầu Diễn
11. Phòng GD-ĐT Thanh Trì: tại Km10, đg Ngọc Hồi, Văn Điển
12. Phòng GD-ĐT Gia Lâm: tại thôn Cam, xã Cổ Bi
13. Phòng GD-ĐT Đông Anh: tại thị trấn Đông Anh
14. Phòng GD-ĐT Sóc Sơn: tại thị trấn Sóc Sơn 15. Phòng GD-ĐT Hà Đông: tại 126 đường Tô Hiệu - Hà Đông 16. Phòng GD-ĐT Sơn Tây: tại số 11 phố Ngô Quyền - Sơn Tây 17. Phòng GD-ĐT Ba Vì: tại phố Mới, xã Chu Minh - Ba Vì 18. Phòng GD-ĐT Phúc Thọ: tại thị trấn Phúc Thọ 19. Phòng GD-ĐT Thạch Thất: tại thị trấn Liên Quan - Thạch Thất 20. Phòng GD-ĐT Quốc Oai: tại thị trấn Quốc Oai 21. Phòng GD-ĐT Chương Mỹ: tại thị trấn Chúc Sơn - Chương Mỹ 22. Phòng GD-ĐT Đan Phượng: tại thị trấn Phùng - Đan Phượng 23. Phòng GD-ĐT Hoài Đức: tại thị trấn Trạm Trôi - Hoài Đức 24. Phòng GD-ĐT Thanh Oai: tại thị trấn Kim Bài - Thanh Oai 25. Phòng GD-ĐT Mỹ Đức: tại xã Phù Lưu Tế - Mỹ Đức 26. Phòng GDĐT Ứng Hòa: tại thị trấn Vân Đình - Ứng Hòa 27. Phòng GD-ĐT Thường Tín: tại thị trấn Thường Tín 28. Phòng GD-ĐT Phú Xuyên: tại thị trấn Phú Xuyên 29. Phòng GD-ĐT Mê Linh: tại xã Thanh Lâm - Mê Linh
Theo Dân Trí
Bộ GD-ĐT sắp "chuyển hướng" khỏi các cuộc thi Olympic? Thừa nhận những hạn chế của các cuộc thi Olympic quốc tế, lãnh đạo Bộ GD- ĐT cũng như các sở GD-ĐT địa phương đều thể hiện rõ quyết tâm đẩy mạnh việc tham gia vào một cuộc thi quốc tế giàu tính thực tiễn hơn. Ý tưởng và sáng tạo mới quan trọng Không thể phủ nhận vai trò của các cuộc...