Zynga níu chân nhân viên bằng cổ phiếu ưu đãi
Zynga đang cố gắng giữ chân nhân viên giỏi bằng quyền mua cổ phiếu ưu đãi – Ảnh: Bloomberg
Zynga, hãng cung cấp trò chơi trực tuyến hàng đầu trên Facebook, đã quyết định tặng quyền mua cổ phiếu ưu đãi cho toàn bộ nhân viên chính thức nhằm giữ chân họ sau khi kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng thị trường.
Tổng giám đốc Zynga Mark Pincus đưa ra quyết định nói trên nhằm ngăn chặn “sự tháo chạy” của các nhân viên tài giỏi sau khi giá cổ phiếu của công ty giảm đến 71% kể từ đợt IPO diễn ra vào tháng 12.2011, Bloomberg dẫn lời một nguồn tin giấu tên tiết lộ.
Nhiều nhân viên của Zynga, vào làm từ trước đợt IPO, có thu nhập được trả một phần bằng cổ phiếu hạn chế giao dịch. Giá của số cổ phiếu của Zynga giảm thê thảm do các nhà đầu tư dự đoán công ty này sẽ khó có thể tăng trưởng tốt trong thời gian tới.
Kết quả kinh doanh trong quý 2/2012 của hãng này thấp hơn kỳ vọng của thị trường.
Zynga than phiền rằng việc Facebook thay đổi tính năng khiến người dùng khó tìm thấy các trò chơi của hãng.
Được biết, Zynga có 2.846 nhân viên chính thức, theo số liệu thống kê cuối năm 2011.
Video đang HOT
Zynga hôm 13.8 cũng đã từ chối bình luận về thông tin trên.
Theo TN
Facebook: Đủ loại vận hạn sau ngày IPO
Ngay sau khi Facebook tung IPO thì liên tiếp các vận hạn ập đến. Chúng ta cùng nhau điểm xem facebook đã chịu các vận hạn gì.
1. General Motors dừng quảng cáo trên Facebook
Trang Facebook của General Motors
3 ngày trước Facebook IPO, công ty sản xuất ôtô của Mỹ General Motors đã quyết định cắt hoàn toàn chi phí quảng cáo trên Facebook với lý do hình thức quảng cáo này không mang lại hiệu quả cao. Facebook lập tức mất 10 triệu USD tiền quảng cáo. Tuy chẳng thấm vào đâu so với doanh thu hàng tỉ đồng của công ty, động thái này của General Motors đã làm tăng thêm những nghi ngại về hiệu quả quảng cáo trên Facebook.
2. Vụ kiện quyền riêng tư
Ngay sau ngày công bố IPO, Facebook đã đối mặt ngay với vụ kiện quyền riêng tư của người dùng. Bên kiện chính là những người dùng Facebook. Họ cho rằng công ty này đã xâm phạm quyền riêng tư cá nhân của họ bằng cách theo dõi "đường đi nước bước" của người dùng trên mạng Internet ngay cả khi họ đã đăng xuất khỏi trang Facebook. Số tiền bên kiện đòi bồi thường lên đến 15 tỉ USD cho toàn bộ người dùng Facebook ở Mỹ. Facebook đã đồng ý thương lượng và bồi thường 10 triệu USD cho 5 nguyên đơn.
3. Cổ phần Facebook giảm giá liên tục
Cổ phần Facebook sụt giá liên tục
3 ngày sau IPO, cổ phần Facebook giảm giá 11,8% và kết quả là giá trị thị trường của công ty giảm 19 tỉ USD. Ngày tiếp theo, cổ phần tiếp tục giảm xuống 8,9%. 10 ngày sau đó, cổ phần giảm giá đến 24% so với mức giá IPO ban đầu. Và tới đầu tháng 6 thì mức giảm giá đã lên đến 32%. Mới đây, sau khi Facebook công bố doanh thu quý 1, các nhà đầu tư lũ lượt bỏ đi khiến cho giá trị của Facebook giảm mạnh còn 48 tỉ USD so với 100 tỉ USD ban đầu. Nhưng điều tệ hại nhất xảy ra vào cuối tuần qua, khi cồ phần Facebook giảm đến giá thấp nhất kể từ IPO, chỉ còn 19,82 USD.
Sự mơ hồ về khả năng tăng trưởng cũng như hiệu quả quảng cáo kém của Facebook đã khiến các nhà đầu tư nghi ngại giá trị của Facebook. Thậm chí có nhà phân tích còn định giá thực của cổ phần Facebook là 25 USD, chỉ bằng 65% giá cổ phần chính thức niêm yết trong IPO. Báo đài và truyền thông góp phần thổi phồng sự nghi ngại bằng cách lan truyền những tin tức như vụ General Motors dừng quảng cáo trên Facebook. Nhưng trách nhiệm lớn nhất vẫn thuộc về Morgan Stanley, công ty chịu trách nhiệm cho IPO của Facebook. Công ty đã đăng bán quá nhiều cổ phần và đẩy giá cổ phần lên quá cao. Cái giá 38 USD một cổ phần tại IPO cao hơn đến 74 lần doanh thu của mỗi cổ phần Facebook. Rõ ràng giá niêm yết IPO của cổ phần Facebook đắt một cách bất thường.
4. Nhà đầu tư kiện Facebook
5 ngày sau IPO, các nhà đầu tư đã mua cổ phần đâm đơn kiện Facebook và Morgan Stanley vì đã cố tình che giấu các thông tin quan trọng về tăng trưởng doanh thu dự tính để tạo ảo tưởng về một tương lai sáng lạng cho Facebook. Cụ thể là thông tin về tăng trưởng doanh thu chỉ được thông báo sát ngày IPO và cũng chỉ có một thiểu số nhà đầu tư nắm được tin tức này để có thể đánh giá tốt giá trị thực của Facebook.
5. Chảy máu chất xám
Katie Mitic và Ethan Beard
Các lãnh đạo cấp cao của Facebook lần lượt ra đi. Giữa tháng 6, giám đốc công nghệ Bret Taylor nói lời tạm biệt với Facebook để theo đuổi những dự án riêng. Tuần trước, 3 nhân viên cao cấp của Facebook gồm giám đốc đối tác nền tảng Ethan Beard, giám đốc marketing nền tảng Katie Mitic và quản lý marketing nền tảng di động Jonathan Matus đồng loạt thông báo sẽ rời khỏi công ty. Facebook không còn là một công ty có môi trường và vị thế thu hút như xưa, và nhân tài đang dần tìm những nơi khác để phát huy thực lực của mình.
6. Scandal phản cảm
Dalton Caldwell, nhà sáng lập App.net
Cuối tuần này, các trang báo công nghệ rình rang tin nóng về việc Facebook bị tố cáo chơi trò "cá lớn nuốt cá bé". Dalton Caldwell, người sáng lập App.net, đã gửi một bức "tâm thư" lên trang blog công cộng của mình để cho mọi người cùng biết cách hành xử chèn ép của Facebook đối với các công ty khởi nghiệp nhỏ. Theo bức thư này, Facebook đã khuyến khích Dalton phát triển một ứng dụng trên nền tảng Facebook, nhưng sau đó lại yêu cầu Dalton phải bán ứng dụng này lại cho Facebook với lý do ứng dụng này cạnh tranh với một ứng dụng Facebook tự phát triển. Các lãnh đạo của Facebook còn đe doạ sẽ chèn ép công ty của Dalton nếu anh không đồng ý với hạch sách của Facebook. Scandal này lập tức trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trên các cộng đồng công nghệ, chỉ vài ngày sau khi cổ phần Facebook lại rớt giá thê thảm.
Theo VNE
Facebook thoát cảnh ký gửi Chưa dừng lại trong vai trò một mạng xã hội, "gã khổng lồ" Facebook đang lấn sân sang thị trường điện thoại di động nhằm giành ưu thế trong cuộc đua công nghệ. Liệu Facebook có viết tiếp kỳ tích trong lĩnh vực điện thoại di động? Tờ "Thời báo New York" cho biết trang mạng xã hội lớn nhất thế giới này...