ZTE tìm cách yêu cầu chính quyền Mỹ đình chỉ lệnh cấm
ZTE đã đệ đơn lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ để yêu cầu đình chỉ lệnh cấm nhận hàng xuất khẩu Mỹ mới đây.
Như đã biết trước đó, nhà sản xuất thiết bị mạng và smartphone Trung Quốc đã bị cấm nhận hàng xuất khẩu của Mỹ cho đến tháng 3/2025. Cụ thể trong năm 2017, ZTE đã bị Bộ Thương mại phạt 1,19 tỷ USD do bán hàng hóa và dịch vụ cho Iran và Bắc Triều Tiên, kèm theo đó là lệnh cấm nhận hàng xuất khẩu của Mỹ trong 7 năm nếu hãng không đáp ứng một số yêu cầu.
ZTE bị ảnh hưởng nặng nề nếu án phạt của Bộ Thương mại Mỹ kéo dài đến năm 2025.
Vấn đề là ZTE bị cáo buộc nói dối về sự tuân thủ của mình, vì vậy họ không nhận được bất kỳ hàng xuất khẩu của Mỹ cho đến tháng 3/2025. Trong khi ZTE không có quyền kháng cáo hành chính theo quy định của cơ quan nhưng Bộ Thương mại đã đồng ý nghe lời kêu gọi của công ty “trên cơ sở không chính thức”.
Video đang HOT
ZTE cũng nói rằng hãng sẽ có hành động pháp lý, và một báo cáo được công bố mới nhất nói rằng nhà sản xuất đã đệ trình một đơn yêu cầu đình chỉ lệnh cấm nhận hàng xuất khẩu của Mỹ. Đây là hành động mà công ty xem cần thiết vì lệnh cấm này có thể ngăn ZTE nhận được giấy phép truy cập Google Play Services của Android cũng như ngăn công ty mua chipset Snapdragon.
Trong một hồ sơ mà công ty vừa gửi lên sàn chứng khoán Thâm Quyến, ZTE nói rằng họ đã cung cấp cho Bộ Thương mại Mỹ với các thông tin bổ sung được yêu cầu. ZTE nói rằng lệnh cấm là không thể chấp nhận và đe dọa sự tồn tại của công ty này. Trong khi các quan chức Mỹ phủ nhận điều đó nhưng tại Trung Quốc, các hành động của Bộ Thương mại Mỹ chống lại ZTE được coi là một chiến thuật liên quan đến cuộc chiến thương mại mà chính quyền Mỹ khởi xướng do không hài lòng với thâm hụt thương mại lớn mà Mỹ gặp phải trước Trung Quốc.
Sau ZTE, Huawei có thể đối diện án phạt từ Bộ Thương mại Mỹ.
Được biết, ngoài hành động với ZTE, chính quyền Mỹ còn yêu cầu tăng mức thuế quan 25% cho hơn 1.300 sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Để trả đũa, Trung Quốc đã đề xuất một mức thuế tương tự đối với hàng nhập khẩu của Mỹ. Vào cuối tháng này (22/5), sẽ có các phiên điều trần công khai tại Mỹ về thuế quan sau khi nhận các phản ứng đến từ các công ty Mỹ.
Không chỉ ZTE mà một báo cáo từ Wall Street Journal vào tháng trước tuyên bố rằng Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 trên thế giới, Huawei, vì bỏ qua các biện pháp trừng phạt chống lại Iran. Huawei, có trụ sở tại Trung Quốc, cũng có thể phải đối mặt với lệnh cấm nhận hàng xuất khẩu của Mỹ. Công ty này đã phát triển hệ điều hành của riêng mình trong nhiều năm, và sản xuất chipset Kirin của riêng mình, do đó công ty có thể chịu ít thiệt hại hơn nếu án phạt được áp dụng.
Theo Danviet.vn
Lầu Năm Góc ban hành thêm lệnh cấm bán điện thoại Huawei và ZTE
Lầu Năm Góc đã ban hành lệnh cấm các nhà bán lẻ gần căn cứ quân sự Mỹ bán điện thoại Huawei và ZTE.
Lý do cho lệnh cấm là vì các quan chức lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể ra lệnh cho các công ty nói trên theo dõi hoạt động của các binh sĩ hoặc tìm kiếm thông tin liên lạc của họ, mặc dù cả Huawei và ZTE đều phủ nhận những điều này.
Huawei tiếp tục bị chính phủ Mỹ gây khó trong hoạt động bán điện thoại.
Trong khi Lầu Năm Góc không thể ngăn chặn các thành viên quân đội sử dụng điện thoại Huawei hoặc ZTE cho mục đích cá nhân thì việc cắt đứt đường cung cấp cốt lõi có thể giúp giảm tính phổ biến của chúng. Ngoài ra, quân đội vẫn có thể nhận được lời khuyên trong việc mua sắm thiết bị.
Cả ZTE và Huawei đều nằm trong số các đối tượng của một dự luật mà quan chức Mỹ đưa ra vào tháng Giêng nhằm tìm cách cấm các công ty này tham gia các hợp đồng với chính phủ Mỹ, mặc dù dự luật vẫn chưa tiến triển. Điện thoại của ZTE và Huawei ít phổ biến tại Mỹ so với các thị trường khác, bao gồm Đức, nơi Mỹ có cơ sở hạ tầng quân sự lớn.
Lệnh cấm này phản ánh mối quan ngại lâu dài của chính phủ Mỹ đối với điện thoại đến từ Trung Quốc. Trong năm 2012, Ủy ban Tình báo Quốc hội (CIC) tuyên bố trong một báo cáo rằng Huawei và ZTE là những công ty có thể gây ra rủi ro an ninh quốc gia. Báo cáo cáo buộc các công ty này đã không hợp tác trong cuộc điều tra của ủy ban và từ chối làm rõ mối quan hệ của họ với chính phủ Trung Quốc. CIC cũng nhấn mạnh các hành vi tham nhũng, hối lộ và phân biệt đối xử tại Huawei.
Chính phủ Mỹ đã thắt chặt hơn nữa các hoạt động kiểm soát của mình trong thời gian gần đây. Vào tháng Hai, các cơ quan tình báo của Mỹ đã cảnh báo người dùng nước này tránh mua điện thoại Huawei do những mối lo ngại về an ninh. Tháng trước, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã tái ban hành lệnh cấm xuất khẩu đối với các thành phần điện thoại ZTE sau khi công ty bị cáo buộc vi phạm một thỏa thuận đưa ra trước đó, nơi ZTE đã che giấu việc cung cấp bất hợp pháp các thiết bị tới Iran và Bắc Triều Tiên.
Theo Danviet.vn
Xiaomi đặt kỳ vọng xuất xưởng 100 triệu smartphone trong năm nay Bằng Mi Mix 2S với các thông số kỹ thuật hàng đầu, Xiaomi hy vọng sẽ xuất xưởng 100 triệu smartphone trong năm nay. Nếu kỳ vọng là chính xác, doanh số smartphone mà Xiaomi bán ra trong năm 2018 sẽ tăng 43% so với 70 triệu smartphone bán ra vào năm ngoái. Ngoài ra công ty cũng có thể gia nhập thị...