Zircon sẽ thay đổi cán cân sức mạnh trên biển
Sự hiện diện của tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Zircon trong lực lượng hải quân Nga sẽ làm thay đổi cán cân sức mạnh trên biển.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, nước này sẽ thử nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm Zircon thêm hai lần nữa, các mục tiêu mô phỏng sẽ là các tàu sân bay hoặc các mục tiêu chiến lược của đối phương. Lần thử nghiệm tiếp theo sẽ diễn ra vào cuối tháng 10 và lần còn lại sẽ diễn ra vào đầu tháng 11.
Hải quân Nga thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu thanh Zircon.
Hiện tại, tên lửa hành trình siêu thanh Zircon được coi là một trong những loại vũ khí hiệu quả nhất để chống lại các nhóm tàu sân bay.
Nên nhớ rằng, tàu sân bay là lực lượng tấn công chính của hải quân ở trên biển, đại dương và việc sử dụng chúng thường quyết định kết quả của cuộc đối đầu vũ trang.
Trong tất cả các cuộc chiến tranh cục bộ trong những thập kỷ gần đây, tàu sân bay đã khẳng định mình là một phương tiện chiến tranh rất hiệu quả. Tuy nhiên, để đóng và vận hành tàu sân bay rất tốn kém. Chi phí của một tàu sân bay tấn công hạt nhân hiện đại đã lên tới 13 đến 14 tỷ USD. Hiện chỉ có 9 quốc gia trên thế giới sở hữu tàu sân bay.
Video đang HOT
Hải quân Hoa Kỳ hiện có 11 tàu sân bay tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Các tàu sân bay của hải quân nước này hoạt động như một phần của nhóm tấn công tàu sân bay (một tàu sân bay và các tàu hộ tống) hoặc một đội tấn công tàu sân bay (một số tàu sân bay và tàu hộ tống).
Trung Quốc có 2 tàu sân bay gồm Liêu Ninh (dự án 001) và Sơn Đông (dự án 001A). Năm 2018, Trung Quốc bắt đầu đóng tàu sân bay theo dự án 003. Hải quân Trung Quốc dự định sẽ có 6 tàu sân bay vào năm 2035. Trung Quốc hiện đã xây dựng một nhà máy đóng tàu thứ hai để đóng các tàu loại này.
Hải quân Anh có 2 tàu sân bay là HMS Queen Elisabeth và HMS Prince of Wales. Pháp chỉ có một tàu sân bay Charles de Gaulle. Đây là tàu chiến mặt nước chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của Pháp.
Hải quân Ý có 2 tàu sân bay hạng nhẹ là Cavour và Giuseppe Garibaldi. Hải quân Ấn Độ có 2 tàu sân bay là INS Vikramaditya và tàu thứ hai là INS Vikrant đã được hạ thủy và đang trong quá trình hoàn thiện.
Hải quân Tây Ban Nha có tàu sân bay Juan Carlos I. Hải quân Nga cũng chỉ có một tàu sân bay – đó là Đô đốc Kuznetsov. Hiện nay nó đang được hiện đại hóa. Cuối cùng, Hải quân Thái Lan có một tàu sân bay Chakri Narubet. Đây là tàu sân bay nhỏ nhất trong số các tàu sân bay hiện đại trên.
Với việc sử dụng và sản xuất hàng loạt tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon và trang bị các tàu chiến, tàu ngầm hiện đại, Nga sẽ trở thành một quốc gia có lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới.
Như đã biết, tầm bắn của tên lửa Zircon có thể lên tới 1000 km. Điều này đã làm cho các hệ thống phòng không và phòng thủ của đối phương gần như vô dụng. Hơn nữa, tốc độ bay cực cao của tên lửa Zircon kết hợp với bề mặt phản xạ rất nhỏ sẽ khiến các radar của các hệ thống phòng thủ rất khó phát hiện.
Hiện nay, tên lửa dẫn đường phòng không hứa hẹn nhất được trang bị cho các tàu tuần dương và khu trục hạm loại Ticonderoga và Arlie Burke của hải quân Hoa Kỳ là SM-6 Block I/IA Dual I. Chúng được thiết kế để tiêu diệt các phương tiện bay có người lái và không người lái, đầu đạn tên lửa đạn đạo ở cuối quỹ đạo. Tuy nhiên, nhà sản xuất (tập đoàn Raytheon) lại không xác định về khả năng tiêu diệt tên lửa hành trình siêu thanh như Zircon của Nga.
Do đó, có thể nói, sự hiện diện của tên lửa hành trình siêu thanh Zircon trong kho vũ khí của hải quân Nga sẽ làm thay đổi hoàn toàn cán cân lực lượng trên biển và đại dương. Các đối thủ tiềm năng hiện chưa có bất kỳ phương tiện hữu hiệu nào để chống lại loại tên lửa này.
Hải quân Nga đẩy mạnh phát triển vũ khí siêu thanh: Tên lửa Zircon nhận ưu ái đặc biệt
Đến năm 2025, Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Nga sẽ tiếp nhận 3 khinh hạm mới thuộc Dự án 22350 (Project 22350) và mỗi chiếc đều được trang bị hệ thống tên lửa siêu thanh Zircon.
Quân đội Nga hiện nay đang đặc biệt quan tâm tới việc phát triển các hệ thống vũ khí tấn công chính xác tầm xa. Đây cũng là một yếu tố chủ chốt trong chương trình hiện đại hóa đang được Bộ Quốc phòng Nga đẩy mạnh nhằm bổ sung thêm sức mạnh cho các nỗ lực "tăng cường răn đe tiền hạt nhân" và khả năng tấn công thông thường.
Một trong những vũ khí như vậy sẽ được trang bị cho các đơn vị Hải quân Nga là hệ thống tên lửa hành trình siêu thanh mới mới nhất - Zircon. Tên lửa này được cho là có thể đạt tới vận tốc Mach 9 và có tầm tấn công tối đa 1.000 km.
Bộ Quốc phòng Nga gần đây cho biết những hệ thống tấn công kể trên sẽ được biên chế cho các khinh hạm mới nhất mà họ đang phát triển để đưa vào trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Đồ họa tên lửa siêu thanh Zircon của Nga. Ảnh: RT
Đến năm 2025, Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Nga sẽ tiếp nhận 3 khinh hạm mới thuộc Dự án 22350 (Project 22350) và mỗi chiếc đều được trang bị hệ thống tên lửa Zircon.
Kinh hạm đầu tiên trong số này, Đô đốc Amelko, sẽ được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương trong năm 2023 còn hai tàu chiến kia là vào năm 2025.
Những kinh hạm này sẽ thay thế cho các tàu khu trục và tàu chiến chống ngầm cỡ lớn từ thời Liên Xô để hỗ trợ cho sự tăng cường hiện diện của Nga ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Nga cũng có kế hoạch trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân thuộc Dự án 885 và 885M.
Trong thông điệp liên bang năm 2019, Tổng thống Vladimir Putin từng tuyên bố, các tàu ngầm của Nga sẽ được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh 3M22 Zircon và sẽ được sử dụng để phá hủy đầu não chỉ huy của đối phương trong trường hợp xảy ra một vụ tấn công nhằm vào nước Nga.
Nga biên chế tàu ngầm hạt nhân mới Hải quân Nga hôm nay tiếp nhận tàu ngầm hạt nhân Knyaz Vladimir sau khi hoàn tất thử nghiệm trên biển hồi tháng 5. "Nhà máy đóng tàu Sevmash tại thành phố Severodvinsk sẽ tổ chức lễ tiếp nhận tàu ngầm chiến lược mang tên lửa Knyaz Vladimir (Đại hoàng tử Vladimir) thuộc lớp Đề án Borei-A (955A) và kéo cờ hải quân...