Zimbabwe cấm sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch thanh toán
Ngày 24/6, Chính phủ Zimbabwe đã bắt đầu cấm việc sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch tại nước này ngoại trừ việc thanh toán tiền vé máy báy cho các hãng hàng không nước ngoài.
Đây là động thái mới nhất của Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa nhằm ổn định nền kinh tế hiện đang lâm vào tình trạng lạm phát và thiếu hụt hàng hóa cơ bản trầm trọng.
Zimbabwe đã cấm sử dụng đô la Mỹ và hàng loạt ngoại tệ khác cho các giao dịch địa phương. Ảnh: Reuters
Phóng viên TTXVN tại miền Nam châu Phi dẫn thông báo cùng ngày từ Văn phòng chính phủ Zimbabwe cho biết tất cả các ngoại tệ bao gồm những tiền phổ biến tại Zimbabwe như Bảng Anh, USD, Rand (Nam Phi) và Pula (Botswana) sẽ không được phép giao dịch tại nước này.
Video đang HOT
Hiện tại, tiền tạm thời của Zimbabwe là RTGS dollar là đồng tiền duy nhất được phép giao dịch. Tuy nhiên, lệnh cấm này không ảnh hưởng tới việc mở hay hoạt động của các tài khoản ngoại tệ được chỉ định cũng như việc dùng ngoại tệ để thanh toán thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hay thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho các mặt hàng xa xỉ.
Trước đó, hồi tháng 2 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe đã đưa vào lưu thông một loại tiền nội địa mới mang tên RTGS dollar như một bước khởi động cho việc thành lập thị trường hối đoái giao dịch liên ngân hàng nhằm đưa thị trường tài chính nước này vận động theo đúng quy luật cung cầu.
Hồi cuối năm 2018, cảnh sát Zimbabwe bắt giữ 107 trường hợp buôn bán ngoại tệ bất hợp pháp sau khi chính phủ phát động cuộc chiến ngăn chặn các hoạt động này trong bối cảnh Zimbabwe đang phải đối mặt với tình trạng giá cả các mặt hàng cơ bản tăng cao và thiếu hụt ngoại tệ. Theo pháp luật Zimbabwe, các đối tượng buôn bán ngoại tệ bất hợp pháp có thể bị phạt số tiền gấp ba lần số tiền bị tịch thu và đối mặt với án tù lên đến 10 năm.
Trên thực tế, từ năm 2009, quốc gia miền Nam châu Phi này đã bắt đầu đôla hóa nền kinh tế do siêu lạm phát. Năm 2016, Ngân hàng trung ương Zimbabwe đã ban hành “tiền trái phiếu” – một loại tiền thay thế có giá trị tương đương đồng USD – để bù đắp sự thiếu hụt USD trong hệ thống tiền tệ.
Từng được coi là vựa lúa mì thịnh vượng của châu lục, Zimbabwe đang phải vật lộn với tình trạng hạn hán, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, thiếu hụt các mặt hàng cơ bản và khủng hoảng ngoại hối. LHQ cho rằng biến đổi khí hậu đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn tại quốc gia này.
Phi Hùng
Theo baotintuc.vn
Algeria ngừng in tiền hỗ trợ kinh tế
Sau 1 năm rưỡi in tiền để cung cấp và hỗ trợ cho nền kinh tế, Algeria ngày 23/6 tuyên bố từ bỏ "phương thức tài chính đặc biệt" này.
Một khu chợ bán thực phẩm ở Algiers, Algeria. Ảnh minh họa: AFP/TXVN
Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Algiers, Bộ trưởng Bộ Truyền thông và là người phát ngôn chính phủ Algeria, Hassane Rabhi tuyên bố "kỷ nguyên tài chính đặc biệt đã kết thúc". Tuy nhiên, ông Rabhi không cho biết thêm chi tiết về cách thức điều hành hiện tại để đưa Algeria tránh được những hậu quả từ việc giảm mạnh dự trữ ngoại hối.
Ngân hàng trung ương Algeria cũng cho biết, trong số khoảng 55 tỷ USD được huy động cho phương thức tài chính phi truyền thống này, 20 tỷ USD đã được sử dụng để tài trợ cho thâm hụt tài chính trong năm 2017 và 2018 và một phần cho năm tài chính 2019.
Theo báo cáo được công bố hôm 3/6, Ngân hàng Trung ương Algeria cho biết rằng dự trữ ngoại hối của nước này ở mức 79,88 tỷ USD vào cuối năm 2018 so với 97,33 tỷ USD vào cuối năm 2017, giảm 17,45 tỷ USD trong một năm, do nhập khẩu vượt cao hơn so với xuất khẩu. Trước đó, dự trữ của Algeria từ 194 tỷ USD năm 2013 giảm xuống còn 178 tỷ USD vào năm 2014, và kết thúc năm 2017 chỉ còn 97,33 tỷ USD.
Hiện 97% nguồn thu ngoại hối của Algeria đến từ doanh thu từ dầu khí. Sự sụt giảm dự trữ ngoại hối có thể được giải thích là do giá dầu giảm từ 117 USD/thùng xuống chỉ còn 27 USD/thùng hồi tháng 2/2016, và hiện ở mức khoảng 64 USD/thùng.
Tấn Đạt
Theo baotintuc.vn
Lộ diện ngân hàng thứ 9 đạt Basel II, "đường đua" vào chặng nước rút Tính đến thời điểm hiện tại đã có 9/17 ngân hàng đạt được chuẩn Basel II. Hạn chót năm 2020 càng đến gần thì áp lực tăng vốn và đảm bảo các yêu cầu theo chuẩn mực càng khó đối với một số ngân hàng. Hạn chót năm 2020 đang đến rất gần, và hiện tại mới chỉ có 9/17 ngân hàng đạt...