Zhi-Shan Foundation tài trợ trên 16,5 tỷ đồng cho trẻ em khó khăn trong năm 2020
Ngày 11/12, tổ chức Zhi-Shan Foundation Taiwan tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn năm 2019 và ký kết hợp tác năm 2020. Theo đó, năm 2020, Zhi-Shan Foundation sẽ tài trợ trên 16,5 tỷ đồng cho trẻ em khó khăn.
Zhi-Shan Foundation trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó tại huyện Quảng Điền (Thừa Thiên – Huế)
Tại Hội nghị tổng kết, Zhi-Shan Foundation và các bên liên quan đã ký cam kết tài trợ năm 2020, với tổng kinh phí trên 23 tỷ đồng; trong đó Zhi-Shan Foundation tài trợ trên 16,5 tỷ đồng, số còn lại do các địa phương đối ứng.
Trong năm 2019, đối tác của Zhi-Shan Foundation là các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Ngãi. Zhi-Shan Foundation đã tài trợ trên 16 tỷ đồng triển khai nhiều dự án hỗ trợ trẻ em khó khăn ở hai lĩnh vực giáo dục và y tế. Dự án học bổng vượt khó tài trợ dài hạn cho trên 4 ngàn học sinh từ tiểu học đến đại học với mức bình quân 2,5 triệu đồng/em/năm. Dự án bảo trợ trẻ tại trung tâm hỗ trợ cho 130 trẻ mồ côi lang thang ở Thừa Thiên Huế với mức bình quân khoảng 7,5 triệu đồng/em/năm.
Dự án của Zhi-Shan Foundation còn hỗ trợ xây dựng trường mầm non bán trú, hỗ trợ kinh phí bán trú cho trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai chương trình “Làm bạn với sách” hỗ trợ xây dựng văn hóa đọc trong trường học, tạo thói quen đọc sách cho học sinh tiểu học. Với dự án phẫu thuật chỉnh hình miễn phí, dự án hỗ trợ cho 110 trẻ phẫu thuật thành công.
Zhi – Shan Foundation là một tổ chức phi chính phủ duy nhất của Đài Loan triển khai nhiều dự án viện trợ dài hạn tại Việt Nam từ năm 1995 đến nay. Hiện tại, tổ chức đang triển khai nhiều hợp phần dự án hỗ trợ cho trẻ em khó khăn tại 6 tỉnh miền Trung, gồm: các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Ngãi ở 2 lĩnh vực giáo dục, y tế.
Trong suốt 24 năm hoạt động đã qua, Zhi – Shan Foundation đã hỗ trợ cho hơn 70.000 trẻ em khó khăn tại những tỉnh thành thuộc vùng dự án.
Video đang HOT
Theo thoidai
Thủ tướng đặt bài toán về xây dựng nông thôn mới cho Hải Phòng
Ngày 15/10, Thủ tướng dự Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Tiếp tục chương trình công tác, chiều nay tại Thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Đánh giá cao kết quả tích cực mà Hải Phòng đạt được trong xây dựng nông thôn mới, đóng góp về cả lý luận và thực tiễn đối để tông kết chương trình này trên phạm vi cả nước, Thủ tướng đã đặt bài toán mới cho Hải Phòng thời gian tới.
Cùng dự có đông đảo lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo các quận, huyện, xã, phường của Thành phố Hải Phòng, 139 đại biểu là tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới của Thành phố.
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: VGP)
Theo báo cáo của Thành phố, nếu như năm 2010, thời điểm thành phố Hải Phòng bắt đầu thực hiện xây dựng nông thôn mới, số tiêu chí về nông thôn mới bình quân chưa đạt 6 tiêu chí/xã, thì dự kiến đến cuối năm nay, toàn bộ 93/93 xã của Thành phố đạt chuẩn nông thôn mới, về đích trước 1 năm so với kế hoạch của thành phố và chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao. Đến hết năm 2019 Thành phố có 3/6 huyện cơ bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới, các huyện còn lại sẽ hoàn thành nông thôn mới vào năm 2020.
Ông Đào Văn Phiêu (xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng), một trong những hộ nông dân tiêu biểu trong phong trào Xây dựng Nông thôn mới của thành phố Hải Phòng, cho biết: "Bản thân tôi đã tích cực vận động, gia đình, người thân và nhân dân ùng tham gia hưởng ứng phong trào. Gia đình đã tiên phong dồn điền, đổi thửa, hiến đất làm đường giao thông thôn xóm, giao thông nội đồng, các công trình phúc lợi tại địa phương. Thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, gia đình đã hiến gần 200 m2 đất, trị giá 72 triệu đồng. Bản thân tích cực tham gia đóng góp kinh phí, ngày công làm các công trình giao thông thôn xóm, giao thông nội đồng, với tổng số tiền đóng góp và ủng hộ lên tới 30 triệu đồng".
Nhờ xây dựng nông thôn mới, thu nhập khu vực nông thôn tăng dần theo các năm và đến năm 2019 đạt 55 triệu đồng/người/năm, tăng trên 39 triệu đồng so với năm 2010. Có những huyện đạt tới trên 65 triệu đồng/người/năm như huyện Thủy Nguyên.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, kinh nghiệm, bài học của Hải Phòng sẽ đóng góp cả về lý luận và thực tiễn cho Trung ương tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới của toàn quốc.
Cho rằng Hải Phòng vẫn có tới 54% dân cư sống ở nông thôn với trên 1,1 triệu người, 53% đất nông nghiệp, Thủ tướng nhấn mạnh, đây là thách thức lớn, nhiệm vụ nặng nề của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Phòng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Trước nhiệm vụ chính trị nặng nề đó, Thủ tướng đánh giá cao Đảng bộ, chính quyền Hải Phòng đã coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt ở cả hai nhiệm kỳ vừa qua.
Thủ tướng nhấn mạnh, trong xây dựng nông thôn mới, điều quan trọng nhất là phải nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, thì sau 10 năm, chương trình nông thôn mới tạo sự chuyển biến cả về lượng và chất.
Tuy vậy, Thủ tướng cũng nêu một số tồn tại của Hải Phòng, trong đó về sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn quy mô còn nhỏ bé, phân tán. Nông nghiệp có tăng trưởng nhưng chưa cao; chưa hình thành nhiều chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Cả nước đã có trên 40 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nhưng Hải Phòng vẫn chưa có huyện nào. Tình trạng rác thải nông thôn, nhất là rác thải nhựa... còn nhiều lo ngại.
Đánh giá nông thôn Hải Phòng có rất nhiều sản phẩm nông sản, ẩm thực phong phú, nhiều nét văn hóa đặc sắc, Thủ tướng đặt vấn đề, trong quá trình đô thị hóa đó sẽ, Hải Phòng phải gìn giữ như thế nào.
Thủ tướng thăm một số mô hình phát triển kinh tế nông thôn được trưng bày tại hội nghị. (Ảnh: VGP)
Thủ tướng cho biết, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 45 (tháng 1/2019) về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tháng 7 vừa qua, Ban Thường vụ Thành phố cũng đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết này. Trong đó, Thành phố đã xác định chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu thúc đẩy, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững, đời sống vật chất khá giả, môi trường sống an toàn, đời sống tinh thần phong phú, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc.
Đồng tình với Thành phố về mục này, Thủ tướng đề nghị: "Tôi đồng tình với và thống nhất những phương hướng mà các đồng chí đã đề ra. Về nông thôn mới kiểu mẫu, các đồng chí đặt mục tiêu đến năm 2025, có 4 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu; 20 xã và 100 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu..., tôi đề nghị các đồng chí phải đẩy chỉ tiêu này lên cao hơn đối với Hải Phòng. Hải Phòng năm nay là một thành phố tăng trưởng cao nhất nước, quy mô nền kinh tế lớn như thế, vượt thu của Hải Phòng rất lớn. Các đồng chí phải dành kinh phí cho công cuộc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới, đồng thời tiên phong đi trước trong việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Bài toán của Thủ tướng đặt ra hôm nay mong muốn Hải Phòng đặt vấn đề này mạnh mẽ, quyết liệt hơn, đồng bộ hơn".
Trong giai đoạn mới, Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng tiên phong trong xây dựng những miền quê nông thôn mới đáng sống, xanh, sạch, đẹp: "Chúng ta đã có thành phố đáng sống rồi, chúng ta đưa thêm một tiêu chí nữa: Nông thôn Hải Phòng - miền quê đáng sống. Từ nay đến cuối năm 2020, Hải Phòng cần có phương án cụ thể hơn nữa, được công bố rộng rãi hơn nữa việc xây dựng nông thôn mới, nhất là các xã vùng hải đảo như: Cát Bà và Bạch Long Vĩ. Tôi đề nghị các đồng chí sớm nghiên cứu phương án và báo cáo với Chính phủ. Các xã đảo, huyện đảo này mà làm được Nông thôn mới rất có ý nghĩa với đất nước, là bài học kinh nghiệm rất quý".
Thủ tướng cũng yêu cầu Hải Phòng xây dựng nông thôn mới nhưng phải gắn với bảo tồn, tôn tạo. Hải Phòng phát triển hiện đại nhưng phải giữ gìn được nét đẹp và tinh hoa truyền thống của địa phương, trong đó có di sản văn hóa phi vật thể, các lễ hội văn hóa truyền thống... Cùng với đó là không ngừng nâng cao chất lượng đời sống người dân nông thôn thông qua chất lượng phục vụ về giáo dục, y tế, chất lượng phục vụ của cơ quan chính quyền, không còn tham nhũng vặt.
Từ đánh giá tổng thể về quá trình nông thôn mới ở Hải Phòng và cả nước, Thủ tướng khẳng định: "Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng to lớn, lâu dài, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng nông thôn mới không dừng lại, xây dựng nông thôn mới là quan điểm của người cán bộ cách mạng, là một định hướng xã hội chủ nghĩa quan trọng của Đảng bộ Hải Phòng nói chung và công tác Đảng của chúng ta trong lãnh đạo cuộc cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, tôi mong muốn các đồng chí tiếp tục phát huy kết quả đạt được, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, để đưa thành phố Hải Phòng phát triển toàn diện, trong đó có vấn đề xây dựng nông thôn mới thành công".
Theo thống kê của Hải Phòng, toàn thành phố đã huy động 47.000 tỷ đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó, 45% là nguồn lực ngoài ngân sách. Riêng trong xây dựng giao thông nông thôn, toàn thành phố đã hoàn thành trên 3.700 km đường giao thông. Đó là nhờ cách làm sáng tạo của Hải Phòng, hỗ trợ 100% xi măng cho các xã, các nguồn lực, vật tư còn lại do nhân dân đóng góp. Nhờ đó, nhân dân đã nhiệt tình hưởng ứng. Ở một số huyện, nhân dân đóng góp tới trên 85% nguồn lực làm đường, đã hiến tổng cộng gần 420ha đất để mở đường./.
Theo Vũ Dũng/VOV
Kon Tum: 18 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới Tại Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 tổ chức ngày 4/10, UBND tỉnh Kon Tum cho biết địa phương đã có 18 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Báo cáo tại hội nghị cho biết đến tháng 8/2019, tỉnh Kon Tum đã có 18 xã được...