Zalo lọt top ứng dụng miễn phí được yêu thích nhất trên Apple Store
Zalo tiếp tục góp mặt trong bảng xếp hạng ‘Top 20 ứng dụng miễn phí được yêu thích nhất năm 2022′ do Apple công bố.
Năm 2021, Zalo cũng góp mặt trong danh sách này.
Bảng xếp hạng “Các ứng dụng được yêu thích nhất 2022″ do nhóm biên tập của App Store toàn cầu lựa chọn dựa trên tiêu chí lượt tải, chất lượng, công nghệ, thiết kế, tác động tích cực đến văn hóa, cộng đồng.
Sự có mặt của Zalo trong top các ứng dụng miễn phí được yêu thích nhất là minh chứng cho sự phát triển không ngừng về công nghệ, tối ưu trải nghiệm người dùng cũng như những đóng góp tích cực của Zalo đối với đời sống người Việt.
Hơn 10 năm kể từ thời điểm ra mắt, Zalo đã trở thành ứng dụng được nhiều người sử dụng bậc nhất tại Việt Nam, với khoảng 73 triệu người dùng tại Việt Nam, và khoảng 2 tỷ tin nhắn mỗi ngày.
2 năm liền Zalo góp mặt trong danh sách ứng dụng được yêu thích nhất trên Apple Store
Không chỉ dừng lại là ứng dụng nhắn tin cho người Việt, Zalo còn được ghi nhận với những đóng góp tích cực trong hoạt động chuyển đổi số quốc gia khi trở thành kênh tương tác hiệu quả giữa chính quyền và người dân.
Theo số liệu từ Zalo, khoảng 10.000 cơ quan Nhà nước tại 63 tỉnh, thành phố đã sử dụng Zalo với hơn 1,3 tỷ tin nhắn giữa người dân và chính quyền được thực hiện qua nền tảng này. Từ đó, Zalo góp phần cải cách thủ tục hành chính, phòng ngừa tội phạm – giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống thiên tai, bệnh dịch…
Hướng đến mục tiêu bảo mật tối đa thông tin cho người dùng, trong năm 2022, Zalo đã ra mắt tin nhắn mã hóa đầu cuối (E2EE). Theo đó, sau khi nâng cấp E2EE, mọi thông tin như tin nhắn văn bản, thoại, hình ảnh, tập tin… đều được mã hóa và giải mã trực tiếp trên thiết bị người dùng.
Ngoài thiết bị người gửi và nhận, tin nhắn không thể giải mã ở bất kỳ thiết bị nào khác. Phương thức này hiện áp dụng cho các cuộc trò chuyện cá nhân và sắp ra mắt cho nhóm dưới 10 thành viên trên cả ứng dụng di động, Zalo PC và phiên bản web.
Video đang HOT
Zalo hiện là ứng dụng được nhiều người Việt tin dùng nhất.
Trước đó, vào tháng 3, Zalo cũng được vinh danh là ứng dụng nhắn tin hàng đầu Việt Nam tại giải thưởng Global Brand Awards, của tạp chí quốc tế Global Brand Magazine. Khảo sát từ Decision Lab trong quý I năm nay cũng cho thấy Zalo là ứng dụng nhắn tin được sử dụng phổ biến nhất Việt Nam.
Những ghi nhận từ các giải thưởng và tổ chức độc lập này đã khẳng định những lợi ích thiết thực mà Zalo đã và đang mang đến cho người Việt từ dịch vụ gọi điện, nhắn tin miễn phí với tốc độ nhanh cũng như chất lượng ổn định đến những công cụ, tiện ích phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dùng.
6 tính năng Zalo tăng cường riêng tư và bảo mật cho người dùng
Zalo là ứng dụng nhắn tin đa nền tảng được người dùng yêu thích hàng đầu hiện nay. Sử dụng đã lâu, bạn có biết những tính năng giúp tăng cường quyền riêng tư và bảo mật của ứng dụng này?
Quyền riêng tư và bảo mật trong "kỷ nguyên số" là mối quan tâm hàng đầu của người dùng internet hiện đại. Từ lâu, ứng dụng nhắn tin Zalo đã phát triển nhiều tính năng hướng đến việc người dùng có thể chủ động bảo vệ sự riêng tư và bảo mật. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về những tính năng giúp tối ưu tài khoản Zalo của bạn.
Mã hóa đầu cuối cho tin nhắn
Vài tháng trước, Zalo ra mắt tính năng mã hóa đầu cuối (End-to-End Encrytion) như một nỗ lực tăng cường bảo mật cho người dùng. Bạn có thể nâng cấp mã hóa đầu cuối cho các cuộc trò chuyện quan trọng trên Zalo, đảm bảo thông tin trao đổi chỉ máy người nhận và gửi mới có thể giải mã và đọc được. Phương thức mã hóa E2EE hiện được người dùng thế giới quan tâm và đánh giá có hiệu quả bảo mật cao.
Tại cuộc hội thoại, bạn bấm vào "Tùy chọn", sau đó chọn "mã hóa đầu cuối" và nâng cấp.
Giả sử bạn đang soạn tin nhắn "Mai họp nhé", ngay trên máy của bạn nội dung này sẽ được mã hóa thành dãy ký tự đặc biệt, không mang ý nghĩa, chẳng hạn "h8*&-)2@a". Sau đó các ký tự được giữ nguyên trong suốt quá trình vận chuyển, đến khi người nhận mở tin nhắn, nó mới giải mã về nội dung gốc.
Hình thức mã hóa này ngăn chặn các hành vi xâm nhập tin nhắn bất hợp pháp, kẻ xấu sẽ không có cơ hội đọc hiểu nội dung gốc bạn trao đổi.
Cài đặt riêng tư cho nhóm
Trong một nhóm chat Zalo, bạn có thể điều chỉnh nhiều tính năng riêng tư phù hợp với mục đích hoạt động. Một số nhóm có tính chất nội bộ như gia đình, phòng làm việc, chung cư, khu phố... cần đảm bảo những thành viên tham gia đều đáp ứng các tiêu chí của tập thể.
Nhóm trưởng có thể vào "Tùy chọn" tại hội thoại, sau đó chọn "Cài đặt nhóm" để điều chỉnh một số quyền riêng tư. Để kiểm soát nguồn kết bạn, người dùng vào "Cài đặt", chọn "Quyền riêng tư" và bấm vào "Nhận lời mời kết bạn từ các nguồn".
Ví dụ, thiết lập chế độ phê duyệt thành viên mới giúp trưởng nhóm kiểm soát tốt ai sẽ được quyền thêm thành viên mới vào nhóm. Bên cạnh đó, cho phép thành viên mới đọc tin nhắn gần nhất hay không cũng là một tùy chọn đáng lưu tâm. Một số trường hợp, bạn sẽ không muốn người mới vào đọc những nội dung trao đổi trước đó.
Với những nhóm nhiều thành viên, bạn còn có thể thiết lập quyền thay đổi tên và ảnh đại diện cho nhóm. Đồng thời, đánh dấu tin nhắn của trưởng nhóm và phó nhóm giúp các thành viên biết về sự quan trọng của các tin nhắn mình nhận được.
Thiết lập tin nhắn xóa tự động
Trong bản cập nhật cuối năm 2021, Zalo đã ra mắt tính năng tin nhắn tự xóa cho tất cả người dùng. Đây là dạng tin nhắn có thể tự biến mất mà không cần phải thao tác xoá thủ công. Khi thiết lập tính năng này, các nội dung trao đổi qua Zalo sẽ tự động xoá sau khoảng thời gian cài sẵn là 1, 7 hoặc 30 ngày.
Người dùng ấn vào "Tùy chọn" ở góc phải hội thoại, bấm vào "Tin nhắn tự xóa" và cài đặt thời gian mong muốn.
Hiện nay, người dùng Zalo trên điện thoại và máy tính đều có thể sử dụng tin nhắn tự xóa cho các trò chuyện cá nhân. Đối với các nhóm, trưởng và phó nhóm có thể cài đặt tính năng này cho hội thoại.
Điều chỉnh nguồn kết bạn theo nhu cầu
Để quản lý danh bạ, Zalo cho phép người dùng điều chỉnh nguồn kết bạn theo ý muốn. Tại đây, bạn có thể kiểm soát cách người khác tìm thấy tài khoản của mình.
Để kiểm soát nguồn kết bạn, người dùng vào "Cài đặt", chọn "Quyền riêng tư" và bấm vào "Nhận lời mời kết bạn từ các nguồn".
Ví dụ, bạn có thể tắt đi một số nguồn nhận lời mời kết bạn như "mã QR", "có thể bạn quen", "nhóm chung"... nếu cảm thấy phù hợp với thói quen và nhu cầu sử dụng ở thời điểm hiện tại.
Chặn người lạ nhắn tin, gọi điện
Tùy mục đích sử dụng, mỗi người sẽ chọn cách giao tiếp khác nhau trên ứng dụng nhắn tin. Nếu cần sự riêng tư, bạn có thể tham khảo tính năng chặn tin nhắn và cuộc gọi Zalo từ người lạ.
Để thiết lập, bạn vào "Cài đặt", chọn "Quyền riêng tư" và tắt chế độ nhận tin nhắn và cuộc gọi từ người lạ.
Theo đó, khi thiết lập tính năng này, người dùng sẽ không bị làm phiền bởi bất cứ ai không có trong danh sách bạn bè.
Tắt trạng thái hoạt động
Dòng trạng thái "Vừa truy cập" giúp bạn bè trên Zalo nhận biết được tình trạng trực tuyến của bạn. Với một số người dùng, việc tắt thông báo này giúp mang lại cảm giác riêng tư hơn. Tuy nhiên, khi tắt trạng thái thì bạn đồng thời cũng không thể xem trạng thái truy cập của bạn bè trên Zalo.
Để tắt trạng thái hoạt động, bạn vào "Cài đặt", chọn "Quyền riêng tư" và tắt tính năng "Hiển thị trạng thái truy cập".
Ngoài ra, người dùng còn có thể tìm hiểu và cài đặt các tính năng khác để nâng cấp sự riêng tư, bảo mật cho tài khoản Zalo như cài đặt mã khóa cho ứng dụng, ẩn hội thoại, tắt hiển thị thông báo đã xem, ẩn ngày sinh nhật...
Bí mật tỷ USD đằng sau hệ điều hành iOS 14.5 của Apple? Suy giảm doanh thu bán iPhone, Apple chuyển hướng tìm nguồn thu từ phần mềm và những ứng dụng miễn phí như Facebook trở thành con mồi. Cuộc chiến giữa Apple và Facebook về chính sách riêng tư đang làm chao đảo nền kinh tế số, khiến hàng loạt công ty phải chuyển hướng hàng tỷ USD tiền quảng cáo cũng như giới...