YouTuber tại Nga bị ảnh hưởng vì hạn chế quảng cáo
Việc bị hạn chế quảng cáo sẽ làm ảnh hưởng tới nguồn thu các nhà sáng tạo nội dung YouTube tại Nga.
Động thái này là hành động thứ hai mà Google, công ty sở hữu YouTube, thực hiện chống lại Nga trong bối cảnh xung đột quân sự leo thang giữa nước này với Ukraine.
“Gần đây, chúng tôi đã tạm dừng tất cả các quảng cáo của Google và YouTube ở Nga”, người phát ngôn của YouTube chia sẻ. “Tiếp theo, chúng tôi đang mở rộng thời gian tạm dừng này cho tất cả các tính năng kiếm tiền của nền tảng, bao gồm YouTube Premium, Hội viên của Kênh, Super Chat và Hàng hóa, dành cho người xem ở Nga”.
Video đang HOT
YouTube cho biết sẽ không có quảng cáo nào xuất hiện trên Google Tìm kiếm hoặc YouTube ở Nga. Các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube sẽ không thể kiếm tiền từ nội dung của người xem ở Nga, nhưng vẫn có thể kiếm tiền từ quảng cáo và các sản phẩm kiếm tiền khác được hiển thị cho người dùng ở các quốc gia khác.
Tuần trước, Google đã ngừng quảng cáo nội dung do truyền thông nhà nước Nga sản xuất, với lý do không muốn mọi người lợi dụng cuộc xung đột để thu lợi tài chính.
Tương tự, Microsoft cũng thông báo tạm dừng tất cả các hoạt động bán sản phẩm và dịch vụ mới của mình tại Nga.
Google và Microsoft, hai công cụ tìm kiếm hàng đầu, hiện cấm quảng cáo hướng người dùng ở Nga cho thấy lập trường vững chắc nhằm phản đối căng thẳng chiến sự đang leo thang tại 2 quốc gia này.
Instagram khai tử ứng dụng IGTV
Instagram vừa thông báo sẽ đóng cửa ứng dụng IGTV, đồng thời sẽ phát triển Reels để thu hút các nhà sáng tạo nội dung.
Trong bài đăng trên Instagram Creators, công ty đã thông báo rằng sẽ khai tử IGTV, tất cả nội dung trên nền tảng này sẽ được đưa về ứng dụng chính. Động thái mới được giải thích là nhằm đầu tư vào việc đơn giản hóa các định dạng video, giúp tạo và xem video trên Instagram trở nên dễ dàng hơn.
Đối với các nhà sáng tạo đang kiếm tiền trên nền tảng, Instagram cho biết họ sẽ nhận khoản thanh toán tạm thời hàng tháng dựa trên thu nhập gần đây. Theo TheVerge, Instagram ra mắt IGTV vào năm 2018, đây là ứng dụng riêng biệt nhằm cạnh tranh với YouTube trong việc đăng tải video dài. Tuy nhiên, ứng dụng chỉ cho phép người dùng tải các video định dạng dọc vốn đang đang là một xu hướng vào thời điểm đó.
Khai tử IGTV là chiến lược giúp Instagram tập trung vào Reels để cạnh tranh tốt hơn.
Chưa đầy một năm sau, nội dung IGTV đã được quảng cáo trong ứng dụng Instagram, với các video hiển thị trên trang Khám phá, các bản xem trước hiển thị trong phần Story. Năm 2020, Instagram đã loại bỏ nút đưa người dùng đến IGTV trong ứng dụng với lý do rất ít người sử dụng. Cuối năm ngoái, công ty thông báo IGTV đã được đổi tên thành "Instagram TV", và video dài hơn cũng đã được mở cho toàn bộ người dùng.
Bước đi này cho thấy Instagram nhận định Reels có thể cạnh tranh sòng phẳng với TikTok. Vào cuối năm 2021, TechCrunch khám phá một bài đăng trên Reddit, trong đó một nhà sáng tạo nội dung được chào giá 35.000 USD nếu video Reels của họ đạt con số 58,31 triệu lượt xem trong một tháng.
Trong khi đó, đối thủ của hãng là TikTok lại vừa từ bỏ tính năng vốn là thương hiệu của mình khi cho phép người dùng đăng những video lên đến 10 phút, động thái được cho là nhằm cạnh tranh với YouTube.
Google gặp biến lớn: Bị cáo buộc kiếm tiền từ việc theo dõi 'những thứ nhạy cảm nhất' của người dùng, rủi ro thanh trừng toàn ngành đang cận kề Ngành công nghiệp quảng cáo trị giá 300 tỷ USD sắp được viết lại sau khi Facebook và giờ là Google bị bóc phốt. Dữ liệu Google thu thập được từ khách hàng được coi là cơ sở để định giá Alphabet - công ty mẹ vốn trị giá 1.800 tỷ USD. Bất chấp việc bị giới hạn quyền truy cập, từ lịch...