YouTube xóa một triệu video chứa thông tin sai lệch về Covid-19
Trong một bài đăng trên blog mới đây, Giám đốc sản phẩm YouTube Neal Mohan đề cập đến cách tiếp cận của nền tảng này để giải quyết thông tin sai lệch trên nền tảng của họ.
YouTube muốn người dùng tránh xa các thông tin sai lệch về Covid-19 trên nền tảng này
Theo Neowin , ông Mohan đề cập đến mức độ phổ biến của thông tin sai lệch trong mọi khía cạnh của xã hội với tốc độ lan truyền chóng mặt. Ông tuyên bố nền tảng chủ động gỡ bỏ nội dung vi phạm nguyên tắc cộng đồng, tiết lộ khoảng 10 triệu video bị xóa mỗi quý và hầu hết các video này thậm chí không đạt được 10 lượt xem.
Mohan cho biết trong số hàng tỉ video có mặt trên YouTube, chỉ có khoảng 0,16 đến 0,18% vi phạm các chính sách của công ty. Tất cả video này đều bị xóa bỏ. Kể từ khi Covid-19 bùng phát, YouTube đã xóa hơn 1 triệu video liên quan đến chủ đề này, chủ yếu về các phương pháp chữa trị sai lầm và tuyên bố Covid-19 chỉ là trò lừa bịp.
Để xác định nội dung xấu, YouTube phụ thuộc vào một tập hợp dữ kiện chính thức từ các cơ quan y tế như Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liên quan đến virus SARS-CoV-2. Đối với những nội dung thông tin sai lệch không thực sự rõ ràng do không có đối chứng cụ thể, nó sẽ không bị xóa.
Ông Mohan cũng đề cập đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 khi cho biết YouTube vẫn cho phép video về các tuyên bố gian lận trên diện rộng cho đến khi các bang chứng nhận kết quả bầu cử của họ. Kể từ đó, hàng nghìn video vi phạm các chính sách dành riêng cho bầu cử đã bị gỡ xuống, với hơn 77% video đã bị xóa trước khi đạt được 100 lượt xem.
YouTube mạnh tay với video có hàng nhái Apple tại Việt Nam
YouTube xóa nhiều video về hàng giả sản phẩm Apple tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng chính sách của nền tảng đang bị lợi dụng.
Video đang HOT
Trong tháng 8, nhiều video có nội dung liên quan đến hàng giả, hàng nhái sản phẩm Apple tại Việt Nam bị YouTube xóa. Chủ kênh nhận thông báo rằng video bị xóa vì vi phạm nguyên tắc cộng đồng của nền tảng.
Nhiều video có tiêu đề, nội dung đề cập đến sản phẩm tai nghe AirPods giả, iPhone lock... của YouTuber trong nước bị YouTube gỡ bỏ. Một số video hướng dẫn cách phân biệt sản phẩm giả cũng bị xóa mà không thể kháng nghị.
Trả lời PV , YouTube cho biết nền tảng này xóa các video theo chính sách chống hàng giả của công ty.
Nhiều video bị xóa mà không báo trước
"Một video tôi đăng tải từ hai tháng trước bị YouTube xóa vào ngày 7/8. Nền tảng này chỉ báo rằng để đảm bảo môi trường YouTube trong sạch nên gỡ video mà không hề có nhắc nhở trước cũng như nêu chính xác vi phạm", ông Trần Ngọc, nhà sản xuất nội dung trên YouTube, ngụ Quận 8, TP.HCM trả lời PV .
Video về sản phẩm AirPods nhái bị YouTube xóa.
Theo ông Ngọc, video bị xóa chia sẻ về sản phẩm AirPods hàng fake (hàng nhái). Ông Ngọc cho biết đây là loại mặt hàng có mặt đã lâu trên thị trường, có nhiều kênh làm video nhưng không hiểu tại sao tới gần đây kênh của mình bị xóa.
Cùng tình trạng với ông Ngọc, một video có nội dung về iPhone 6s lock (khóa nhà mạng) trên kênh YouTube của ông Nam Nguyễn cũng bị YouTube gỡ bỏ. Mặt hàng iPhone lock thực tế không phải là hàng giả, hàng nhái mà là sản phẩm không chính ngạch nhưng vẫn bị YouTube càn quét đợt này.
"Tin YouTube xóa nội dung hàng giả đã có từ cách đây hai tháng, không dưới 10 kênh công nghệ tại Việt Nam gặp tình trạng này, nhưng tôi chưa từng nghĩ đến cả video iPhone lock cũng bị liên lụy", ông Nam chia sẻ.
Không chỉ bị xóa video vi phạm, YouTube còn "đánh gậy" các kênh này như một hình thức cảnh cáo.
"Gậy đầu tiên như hiện giờ thì chỉ bị cấm đăng tải video mới trong vòng 7 ngày. Nếu tiếp tục vi phạm, YouTube sẽ tắt tính năng kiếm tiền, tái phạm lần thứ 3 sẽ xóa kênh", ông Ngọc chia sẻ với PV .
Cách xử lý của YouTube có nhiều vấn đề
Dù tuyên bố mạnh tay với video về hàng giả, YouTube vẫn có nhiều vấn đề trong cách xử lý. Đầu tiên, các video được đăng tải nhiều tháng đã kịp tiếp cận hàng trăm nghìn người. Bên cạnh đó, dù tuyên bố mạnh tay với hàng giả, đến nay vẫn còn nhiều video vi phạm được đăng tải.
Đến ngày 24/8, khi tìm kiếm từ khóa "AirPods fake" trên YouTube, trang web này vẫn trả về rất nhiều video quảng cáo, giới thiệu, đánh giá loại mặt hàng này. Thời gian các video này được đăng tải trải dài từ vài năm trước đến gần đây. Từ khóa "AirPods fake" cũng được đề cập ngay từ tiêu đề.
Người làm nội dung bức xúc với cách xử lý của YouTube.
Ngoài ra, YouTube cũng xóa những video có nội dung chống hàng giả. Ngày 18/6, kênh của ông Lê Công Minh Khôi, 25 tuổi, ngụ tại Hà Nội bị YouTube xóa video hướng dẫn cách phân biệt AirPods fake và hàng thật.
"Đây là loại video thường thức, giúp người dùng không bị lừa mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng nhưng vẫn bị nền tảng này gỡ bỏ", ông Khôi cho biết. YouTuber này chia sẻ đã kháng cáo lên YouTube nhưng vẫn không được giải quyết.
Trong thời gian gần đây kênh của ông Khôi tiếp tục bị xóa video đánh giá sản phẩm Vsmart Aris Pro, dù là hàng chính hãng. "Tôi đã gửi hóa đơn mua hàng lên bộ phận hỗ trợ của YouTube để chứng minh sản phẩm của mình thực hiện video là hàng thật nhưng nền tảng này vẫn phớt lờ và không giải quyết", ông Minh Khôi chia sẻ.
Ngoài ra, các kênh công nghệ bị YouTube xóa video gần đây phần lớn là những kênh vừa và nhỏ, dưới 100.000 người theo dõi. Theo ông Minh Khôi, hiện làm việc tại VT Media, các kênh lớn trên 100.000 đăng ký lại không bị xóa video dù từng khai thác nội dung liên quan đến AirPods fake, iPhone lock.
"Kênh của tôi bị YouTube xóa video và cảnh cáo lần một vì vi phạm Nguyên tắc cộng đồng. Tôi hi vọng trong thời gian tới không có thêm video bị gỡ vì trên kênh có nhiều nội dung về AirPods fake. Trong tình huống xấu nhất, có thể tôi sẽ bị mất kênh", ông Bùi Hữu Hùng, 21 tuổi, ngụ tại Quận 8 trả lời PV .
Ông Hùng nhiều lần nhắn tin với nhân viên hỗ trợ của YouTube để tìm kiếm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, nền tảng này cho biết sẽ không giải quyết các nội dung quảng cáo cho hàng giả, hàng nhái. Theo ông Hùng, chỉ còn cách ẩn, xóa hết các video cũ để tránh bị YouTube xóa kênh.
Facebook cấm 3.000 tài khoản vì thông tin sai lệch về Covid-19 Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Facebook đã có lập trường cứng rắn hơn nhiều đối với thông tin sai lệch về sức khỏe so với trước đây khi xóa hàng triệu bài đăng chia sẻ thông tin sai lệch. Facebook liên tục xử lý các thông tin sai lệch về Covid-19 và vắc xin trên mạng xã hội này Theo...