YouTube xóa hơn 8 triệu video trong ba tháng
Có tới 8,3 triệu video được YouTube xóa bỏ vì vi phạm nguyên tắc cộng đồng trong tháng 10 đến tháng 12/2017.
Số lượng kể trên không bao gồm các video bị xóa vì lí do bản quyền hoặc pháp lý, theo Google. Trước đó, nền tảng video YouTube đã nhận được 9,1 triệu báo cáo nội dung khiêu dâm và 4,7 triệu báo cáo về nội dung thù địch hoặc lạm dụng từ người dùng. Hầu hết video bị xóa đến từ Ấn Độ, Mỹ và Brazil.
YouTube đang nỗ lực ngăn chặn video có nội dung ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.
Trong báo cáo, Google cho biết hơn 80% (6,7 triệu video) được xóa tự động mà không có can thiệp của con người, 76% số video bị chặn ngay khi vừa tải lên. Riêng các nội dung như chủ nghĩa cực đoan, bạo lực, khủng bố và nhân quyền được loại bỏ hoàn toàn một cách thủ công.
Video đang HOT
Trước đó, Susan Wojcicki, Giám đốc điều hành YouTube cũng cho biết sẽ loại bỏ các nội dung nhạy cảm bằng tay. “Chúng tôi đã thuê hàng nghìn người kiểm duyệt làm việc toàn thời gian. Số lượng có thể lên tới 10.000 người trong 2018 này”, Wojcicki viết trên blog.
YouTube đang mạnh tay hơn với những video không đáp ứng tiêu chuẩn cộng đồng, nhất là sau khi xuất hiện nội dung không phù hợp trên kênh cho trẻ em hoặc các vấn đề nhạy cảm. Theo Cnet, nền tảng video này đã xóa hàng trăm tài khoản, hơn 150.000 clip và 625.000 nhận xét không phù hợp.
Bảo Lâm
Theo VNE
Video 'bẩn' vẫn kiếm được tiền từ YouTube
Quảng cáo của hàng trăm thương hiệu lớn đã xuất hiện trên những video khiêu dâm trẻ em, bạo lực... trên YouTube.
Facebook, Amazon, Netflix, Adidas và khoảng 300 công ty lớn khác đang trả tiền để quảng cáo của họ xuất hiện trong các video trên YouTube. Tuy nhiên theo CNN, nhiều thương hiệu không biết rằng quảng cáo đó lại hiển thị trên các nội dung bạo lực, phân biệt chủng tộc, ấu dâm hay tuyên truyền chủ nghĩa cực đoan... Thậm chí, một số tổ chức của chính phủ như Cục Giao thông vận tải và Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ cũng có những quảng cáo xuất hiện trên các kênh này.
Quảng cáo vẫn xuất hiện trên các kênh YouTube không phù hợp để kiếm tiền.
Đây không phải lần đầu YouTube không bảo vệ các nhà quảng cáo trước các nội dung xấu. Đầu năm nay, mạng chia sẻ video của Google phải điều chỉnh chính sách sau khi quảng cáo được nhúng vào nhiều video không phù hợp để kiếm tiền. Năm 2015, quảng cáo của các công ty lớn cũng xuất hiện trên video của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Tại Việt Nam năm 2017, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin & Truyền thông) phát hiện 17 video với nội dung vi phạm pháp luật, như: bôi xấu, xuyên tạc lịch sử, kích động thù hằn dân tộc... Trước và trong khi các video này được phát, nhiều hình ảnh quảng cáo của một số nhãn hàng lớn ở Việt Nam cũng xuất hiện, gây tổn hại đến thương hiệu và uy tín doanh nghiệp.
Hầu hết người dùng Internet đều có tài khoản YouTube và có thể tải video lên nhưng công ty sẽ quyết định nội dung và kênh nào họ đặt quảng cáo.
Kênh YouTube có từ 1.000 người đăng ký và từ 4.000 giờ xem trong 12 tháng qua có thể áp dụng kiếm tiền từ YouTube bằng cách nhận một phần doanh thu quảng cáo xuất hiện trên video của họ. Video có thể xuất hiện quảng cáo ngay cả khi kênh không bật kiếm tiền.
Bảo Anh
Theo VNE
Ứng dụng Việt tham vọng cạnh tranh YouTube Mocha Video đưa ra mức trả phí cho mỗi lượt xem cao hơn Youtube và sẵn sàng đầu tư cho các nhà sản xuất nội dung tiềm năng. Sự phát triển của Internet, các thiết bị di động ngày nay đã giúp các nội dung video trên mạng xã hội thu hút được rất nhiều sự chú ý của người dùng. Theo thống...