Youtube thử nghiệm thu phí người dùng qua hình thức đăng kí theo dõi
Nếu như bạn phải sống hàng triệu lần để có thể xem hết tất cả các video trên Youtube, công ty này phụ thuộc vào sự đóng góp của những đối tác từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp để luôn làm mới nội dung. Mô hình kinh doanh của công ty xoay quanh những nhà cung cấp quảng cáo, những người luôn hi vọng có được hàng tỷ lượt xem thông qua Youtube. Mặt khác, những người tạo ra video phụ thuộc vào một phần lợi nhuận quảng cáo để tiếp tục sản xuất nội dung của mình. Vấn đề ở đây là những quảng cáo này khiến khách hàng cảm thấy khó chịu và lợi nhuận cũng như lượt xem đã không còn tăng trưởng nhanh như trước.
Với nỗ lực nhằm cung cấp cho đối tác của mình một dòng lợi nhuận khác, Youtube hôm nay đã thông báo cho ra mắt chính thức một chương trình thử nghiệm cho phép những ngôi sao video có thể thu phí theo dõi cho kênh của mình. Lệ phi này là 0.99 USD/tháng và sẽ được ưu đãi khi trả phí theo năm. Người dùng được dùng thử miễn phí trong 14 ngày
Như vậy, người dùng có thể theo dõi những kênh trả tiền thông qua PC, laptop và các thiết bị nghe nhìn khác. Tuy nhiên trong tương lai Youtube có tham vọng nâng cấp khả năng theo dõi trên nhiều thiết bị khác nữa. Youtube cũng muốn mở rộng hoạt động trong vài tuần tới với các đối tác tiêu chuẩn bằng cách cho ra đời kênh nhận xét trả tiền (như những gì họ đang làm với những kênh miễn phí).
Youtube đã thể hiện mong muốn của mình từ lâu, nhưng đây mới thật sự là dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ công ty này đang đặt chân vào thị trường video trả tiền. Mô hình theo dõi không phải là một ý tưởng mới, khi mới trong tháng 3 vừa rồi Youtube đã thông báo sẽ cho ra đời dịch vụ theo dõi âm nhạc trong năm nay.
Mục tiêu cũng như vậy: Tạo ra cơ hội kiếm tiền cho nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất và nâng cao trải nghiệm của người dùng bằng cách bỏ đi những quảng cáo khó chịu ở đầu các video. Tất nhiên, với trường hợp của cả video và âm nhạc, Youtube đang nghiên cứu cách để kết hợp cả 2 với nhau.
Những nhà sản xuất nghiệp dư đang đắn đo về việc có nên thu phí cho nội dung của mình. Phần lớn người xem đều không thích ý tưởng trả phí để được xem video. Câu hỏi ở đây là liệu những nhà sản xuất này có thể lôi kéo đủ lượng người xem trả phí để kiếm tiền bù đắp vào việc sản sản xuất video hay không. Đó cũng là vấn đề mà những nhà xuất bản và những tờ báo giấy đang phải giải quyết trong nhiều năm gần đây.
Video đang HOT
Có một sự thật rằng tất cả những nhà sản xuất video đều miễn phí nội dung của họ (tất nhiên là có đăng kèm quảng cáo). Và bây giờ Youtube nói với người dùng rằng họ phải trả phí cho cùng một nội dung mà trước đây họ xem miễn phí. Điều này có thể áp dụng được với những fan trung thành, nếu không để mô hình trả tiền có thể hoạt động được, nội dung của video phải trở nên tốt hơn, đặc sắc hơn rất nhiều. Tuy nhiên, những nhà sản xuất nghiệp dư sẽ không đủ nguồn lực để nâng cấp chất lượng video của mình.
Tuy nhiên, công ty dự định sử dụng hình thức kinh doanh này để thu hút những đối tác mới, những nhà sản xuất nội dung mới và lợi nhuận cao hơn. Youtube đã nhận thức rõ ràng được sự thành công của Hulu, Netflix, Vimeo và những trang video khác đã thức những hình thức theo dõi trả tiền và phục vụ theo yêu cầu. Youtube muốn trở nên hấp dẫn hơn trong mắt những nhà làm phim và các kênh truyền hình.
Hiện tại, Youtube không thể nhảy một bước sang dịch vụ theo dõi trả tiền vì công ty vẫn cần lợi nhuận từ quảng cáo để duy trì hoạt động. Đây phải là một bước đi thận trọng nhưng chắc chắn rằng Youtube không giúp gì cho việc cải thiện cảm nhận của người dùng.
Theo GenK
Truyền hình trả tiền 'so găng'
Với hơn 2 triệu thuê bao truyền hình trả tiền (Pay TV), các đơn vị kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh, truyền hình Internet... vẫn còn có nhiều cơ hội để thu hút khách hàng vì theo ước tính đến nay, Việt Nam mới có khoảng 10% hộ gia đình đăng ký sử dụng truyền hình trả tiền.
Kể từ năm 2008- 2009 bắt đầu có sự cạnh tranh trên thị trường Pay TV từ các đơn vị kinh doanh truyền hình (TH) số vệ tinh và TH Internet. Trước đó, TH số mặt đất của VTC đã tạo sức ép không ít cho các nhà kinh doanh TH cáp.
Cách đây khoảng 3-4 năm, các đơn vị TH cáp chỉ dừng lại ở con số dưới 1 triệu thuê bao thì hiện nay số lượng thuê bao đang tăng nhanh với sự tham gia của công ty trong và ngoài nước. Từ năm 2010 đến nay, các đơn vị kinh doanh dịch vụ TH cáp/TH số... đang tích cực khuyến mãi và tung ra các gói cước ưu đãi để giành giật khách hàng.
Theo ông Trang Anh Lan Phương, Giám đốc Trung tâm TH trả tiền OneTV, so với các nhà cung cấp TH cáp hoặc TH số, dịch vụ TH Internet hiện nay gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển nội dung. Tuy nhiên, bù lại, TH Internet lại có ưu thế trong việc cung cấp kênh TH tương tác giúp người xem giao tiếp ngay trên kênh TH (mua sắm, giải trí...).
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng tham gia thị trường TH vào giữa năm 2011 với dịch vụ TH Internet - NetTV. Các thuê bao đang sử dụng dịch vụ ADSL của Viettel sẽ được ưu tiên về băng thông Internet để có thể thưởng thức các kênh TH NetTV tốt hơn.
Viettel đã cung cấp 4 gói cước NetTV bao gồm các kênh TH SD, HD cùng với các dịch vụ gia tăng (VOD, MOD...). Bên cạnh các kênh TH thông thường thuê bao của NetTV có thể sử dụng dịch vụ VOD (Video-On-Demand - xem video theo yêu cầu) MOD (Music-On-Demand - nghe nhạc theo yêu cầu) đọc báo điện tử...
Từ tháng 9/2009, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng ra mắt dịch vụ TH Internet - MyTV do công ty Phần mềm và Truyền thông VASC chịu trách nhiệm phát triển kinh doanh. Có thể nói, MyTV với sự hỗ trợ tích cực từ VNPT đã tăng trưởng mạnh số lượng thuê bao trên phạm vi toàn quốc. Theo công ty VASC, cho đến giữa năm 2011 đã có khoảng 400.000 thuê bao sử dụng dịch vụ TH MyTV.
Đầu tư nội dung riêng
Ông Cao Văn Liết, Tổng Giám đốc công ty TH số vệ tinh (Vietnam Satellite Digital Television - VSTV) khẳng định: Trong năm 2012, VSTV sẽ không giới thiệu thêm kênh mới mà tập trung xây dựng các kênh TH với nội dung riêng. Phát triển các kênh TH mang sắc thái riêng cũng là mục tiêu trong năm 2012 của công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (Audio Visual Global - AVG).
Dù là "người đến sau" nhưng AVG đã mạnh dạn trình làng 10 kênh TH nội dung riêng: Kênh TH An Viên (văn hoá Phương Đông) kênh hoạt hình thiếu nhi SAM kênh thể thao - giải trí NCM kênh phim ca nhạc VietTeen...
Kênh TH HD sẽ là lựa chọn ưu tiên trong năm 2012
Hướng đến TH HD
Ông Nguyễn Thành Đông, Trưởng phòng Kinh doanh công ty TH cáp Saigon Tourist (SCTV) cho biết: Trong năm 2012, SCTV sẽ tăng số kênh TH HD từ 15 kênh hiện nay lên 25 kênh. Đồng thời, SCTV sẽ chú trọng việc cung cấp các kênh nội dung thuần Việt (do SCTV sản xuất) với chất lượng hình ảnh HD.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ TH trả tiền vẫn đang chạy đua tăng kênh TH HD. Nếu trước đây, các dịch vụ TH cáp chỉ cần cung cấp 7-8 kênh HD thì đến nay đã phải tăng lên 15 - 25 kênh TH HD. Tuy nhiên, trong số kênh HD (High Definition - độ phân giải cao) này vẫn có không ít những kênh SD (Standard Definition - độ phân giải tiêu chuẩn) được up-scale (nâng độ phân giải).
Bản thân AVG ngay từ đầu đã cung cấp gói cước "cao cấp" bao gồm 55 kênh TH trong đó có 5 kênh TH HD. AVG đặc biệt đầu tư nhiều vào kênh TH An Viên thông qua các đối tác phát triển nội dung (đài TH các nhà khoa học...). Ngoài ra, gói cước này còn có các kênh thể thao/giải trí như HBO HD, StartMovie HD, AXN HD và ESPN HD.
Theo vietbao
Google không muốn làm truyền hình miễn phí Không thành công với nền tảng truyền hình miễn phí Google TV, gã khổng lồ công nghệ muốn cung cấp các dịch vụ truyền hình trả phí qua cáp quang. Màn khởi đầu với Google TV của Google chưa mang lại ấn tượng. Ảnh: flatpanelshd. Tại Mỹ, Google vừa chọn lựa thành phố Kansan để thử nghiệm dịch vụ Internet tốc độ cao...