Youtube tham gia diệt trừ những tin đồn nhảm giữa 5G và dịch COVID-19
Youtube tuyên bố sẽ mạnh tay trong công cuộc ngăn chặn các thông tin giả liên quan đến SARS-CoV-2.
Ở thời điểm hiện tại, đại dịch COVID-19 đang trở thành thảm họa toàn cầu, đặc biệt là tại những quốc gia như Trung Quốc, Ý và Mỹ. Các trường học đóng cửa, các công dân được yêu cầu nên ở nhà, lệnh hạn chế đi lại được ban bố tại vô số khu vực. Về mặt cơ bản thì, COVID-19 đã gây tác động đến hàng loạt ngành nghề, làm tổn hại trật tự xã hội và nền kinh tế thế giới.
Tổn hại đến nền kinh tế có thể là 1 thảm họa, nhưng tổn hại đến khả năng suy nghĩ của 1 số cá thể thì quả thật là đại thảm họa. Ở thời đại mà mỗi khi có đại dịch thì người ta sẽ đi tích trữ giấy vệ sinh, con người sẽ có xu hướng sợ hãi cái chết và phản ứng mạnh với những tin đồn nhiều hơn nữa. Nhưng đáng sợ hơn cả, đó không chỉ là những tin đồn như kiểu hàng xóm đang nói xấu về bạn, mà là những tin đồn tuyên truyền toàn những thứ nhảm nhí, thất thiệt trên internet.
Làm thế nào mà người ta lại tin rằng công nghệ 5G lại là nguyên nhân gây lây nhiễm virus SARS-CoV-2 nhỉ?
Ngay từ đầu tháng 3, có nhiều người liên tục đăng tin đồn nhảm trên mọi ngõ ngách của mạng xã hội. Nhiều người thậm chí còn dị đến mức cho rằng “ Corona chỉ là 1 thứ màn kịch được dựng nên mà thôi, nó không phải nguyên nhân gây bệnh và cũng chẳng tồn tại luôn. TẤT CẢ LÀ TẠI 5G”. Nhưng khi ấy, mọi chuyện vẫn còn ở mức tin đồn nhỏ và không gây ảnh hưởng mạnh tới xã hội cho lắm.
Mọi chuyện bắt đầu căng thẳng hơn khi Keri Hilson – cô ca sĩ người Mỹ nổi tiếng có hơn 4,2 triệu người theo dõi trên Twitter và có đề cử Grammy Award – lên Instagram và Twitter và đăng tin giả thuyết móc nối giữa mạng 5G và virus SARS-CoV-2 theo kiểu… không thể tìm được sự liên quan ở đâu cả.
“Người ta đã cố gắng cảnh báo chúng ta về 5G suốt NHIỀU NĂM. Từ các đơn thỉnh cầu, các tổ chức, các nghiên cứu… về những gì chúng ta đang phải trải qua do ảnh hưởng của bức xạ.
Video đang HOT
5G được công bố ở TRUNG QUỐC. Vào ngày 01/11/2019, người ta lăn ra chết. Hãy xem mấy tệp đính kèm dưới đây và thẳng tiến sang story trên Instagram của tôi để biết nhiều hơn nữa. TẮT HẾT 5G bằng cách vô hiệu hóa LTE ngay”.
Keri Hilson là 1 ca sĩ có 4,2 triệu người theo dõi trên Twitter và có cả giải thưởng, vậy mà cô ấy vẫn có thể nghĩ ra chuyện mấy cái cột sóng 5G có khả năng phóng virus ra toàn cầu. Phải chăng trước đó thì lượng tương tác của cô ấy đang có dấu hiệu tụt giảm?
Kết quả là có người tin theo, và rồi họ hô hào đi phá hoại mấy điểm phát sóng 5G thật. Ít nhất 4 cột sóng 5G tại Anh bị đốt cháy, cùng 1 số kỹ sư bị tấn công vô cớ vì những thông tin bịa đặt này, và có thể điều này sẽ chưa dừng lại. Sẽ rất khó để có thể giải quyết tình trạng này, khi việc tuyên truyền là chưa đủ vì người ta có quyền tự lo ngôn luận, thích nói gì thì nói và nói ở bất cứ mặt trận nào.
Tuy nhiên, trong khi cách Facebook giải quyết tình trạng này vẫn còn hơi mập mờ, thì Youtube đã tuyên bố sẽ mạnh tay trong công cuộc ngăn chặn các thông tin giả liên quan đến SARS-CoV-2. Cụ thể, Youtube đã ra lệnh cấm toàn bộ video tuyên truyền sai cách phòng chống dịch COVID-19 hay những video có nội dung phản bác lời khuyên của các tổ chức như CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) hay NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia) đăng trên nền tảng này.
Đồng thời, Youtube cũng ra tay truy quét, loại bỏ hàng ngàn video có nội dung cố ý móc nối virus SARS-CoV-2 với công nghệ 5G. Nhưng hiện tại, Youtube hiện tại chỉ xử lý những video có liên quan đến việc tuyên truyền sai sự thật giữa 5G và SARS-CoV-2 mà thôi. Điều này đồng nghĩa với việc họ tạm thời không nhắm đến những video thuyết âm mưu về các tác hại khác của 5G như “gây ung thư”, hay “sảy thai”. Dù sao thì, việc chống những thông tin gây bất lợi cho công cuộc phòng chống dịch COVID-19 mới là việc quan trọng nhất hiện tại.
Rất hi vọng người dân trên toàn thế giới có thể chung tay ngăn chặn dịch bệnh này. Bên cạnh việc bảo vệ bản thân khỏi virus, hãy chú ý hơn trong việc tiếp nhận, chắt lọc những thông tin chính xác; đồng thời bài trừ những thông tin bịa đặt gây ảnh hưởng cho cộng đồng chúng ta.
Yasha
Honor bất ngờ giải tán nhân sự tại Việt Nam, vẫn bán sản phẩm qua nhà phân phối
Thông tin chính thức từ đại diện truyền thông của Honor tại Việt Nam cho biết, ngày mai (28/02/2020) sẽ là ngày làm việc cuối cùng của đội ngũ nhân viên Honor tại Việt Nam.
Tuy vậy, theo đại diện của Honor, các sản phẩm Honor vẫn sẽ được bán tại Việt Nam trong thời gian tới thông qua các nhà phân phối. Các hoạt động truyền thông và marketing cho các sản phẩm của Honor tới đây sẽ được tiếp quản bởi nhà phân phối và đối tác, không còn từ đội ngũ nhân sự trực tiếp của Honor như hiện nay.
Honor trong lần quay trở lại Việt Nam hồi đầu năm 2018
Honor không cho biết lý do giải tán đội ngũ nhân sự tại Việt Nam. Nhiều khả năng đây có thể là hệ quả của thương chiến Mỹ Trung, khi Huawei, công ty mẹ của Honor không được phép sử dụng các sản phẩm của Mỹ, bao gồm các dịch vụ của Google. Vì vậy, cả Huawei và Honor gần như không thể ra mắt các sản phẩm mới với kho ứng dụng CH Play, hay các ứng dụng quen thuộc như YouTube, Facebook. Các điện thoại gần đây của Huawei và Honor được giới thiệu tại Việt Nam vẫn có CH Play nhưng chủ yếu là các sản phẩm cũ đổi tên, "lách luật".
Honor từng bước chân vào thị trường Việt Nam năm 2015 nhưng không để lại nhiều ấn tượng và vắng bóng tận 3 năm sau đó. Đầu năm 2018, Honor trở lại thị trường Việt với những chiến lược mạnh mẽ hơn, liên tục tung ra các sản phẩm với thiết kế trẻ trung, lạ mắt, cấu hình, giá bán hấp dẫn.
Honor từng đặt tham vọng lọt vào top 3 thương hiệu smartphone tại thị trường Việt Nam sau 3 năm. Báo cáo của GFK tháng 4/2019, Honor nắm giữ 3,8% thị phần di động tại Việt Nam, xếp vị trí thứ 5, trong khi Huawei đạt 5,1%, đứng vị trí thứ 4.
Tuy nhiên, sau lệnh cấm của Mỹ, thị phần của Huawei và Honor tại Việt Nam giảm mạnh xuống chỉ còn hơn 1% vào tháng 10/2019, thấp nhất trong vòng hai năm trở lại đây. Việc giải tán nhân sự của Honor tại Việt Nam được xem là một giải pháp cắt giảm chi phí hoạt động.
Theo VN Review
YouTube năm 2005 - kiện tụng và bản quyền Tương tự như Amazon hay iTunes, sau khi tên miền được mua vào ngày 14/2/2005, YouTube đã trải qua nhiều bước ngoặt nhưng luôn dính tới vấn đề bản quyền và các bê bối. Được thành lập bởi Steve Chen và Chad Hurley, YouTube ngay sau khi xuất hiện đã gây chú ý. Đóng góp lớn là việc người trẻ đã tạo nội...