YouTube muốn sao chép TikTok
Nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới mở rộng tính năng, tìm kiếm nguồn doanh thu mới khi quảng cáo trực tuyến chững lại.
YouTube sắp triển khai mô hình bán hàng trên các video ngắn. Ảnh: FT.
Financial Times cho biết YouTube đang đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử trên nền tảng bằng cách giới thiệu thêm chức năng mua sắm. Đây là hướng để ứng dụng chia sẻ video đa dạng hóa nguồn doanh thu trong giai đoạn quảng cáo kỹ thuật số chững lại.
Nếu thực hiện theo định hướng này, YouTube dường như đang sao chép mô hình của TikTok Shop, đối thủ cạnh tranh hàng đầu của nền tảng video.
Mô hình như TikTok Shop
Công ty ra mắt chức năng mới cho Short, dịch vụ cung cấp video ngắn của YouTube, ra mắt từ năm 2020. Công cụ mới được tạo ra để tiếp tục cạnh tranh với các thay đổi trên TikTok. Theo đó, người dùng có thể mua hàng trực tiếp trong lúc cuộn những video ngắn.
YouTube cũng thử nghiệm chương trình chia sẻ doanh thu bán hàng cho người sáng tạo nội dung bằng các đường dẫn tiếp thị, được nhúng trực tiếp vào video. Đây là một phần trong kế hoạch giữ chân người sáng tạo nội dung độc quyền trước sự cạnh tranh, thu hút từ đối thủ như TikTok, Facebook.
Video đang HOT
YouTube tìm cách đa dạng nguồn doanh thu khi quảng cáo trực tuyến giảm sút. Ảnh: Getty.
“Mục tiêu của chúng tôi là tập trung vào cơ hội kiếm tiền tốt nhất cho người sáng tạo nội dung trên thị trường”, Michael Martin, Tổng giám đốc của YouTube Shopping nói với Financial Times.
Việc YouTube mở rộng các tính năng mua sắm diễn ra trong khi các gã khổng lồ công nghệ gấp rút đa dạng hóa nguồn doanh thu để đối phó với nền kinh tế đang chậm lại. Đồng thời, doanh thu quảng cáo trực tuyến giảm sút.
Trong báo cáo doanh thu mới nhất của Alphabet (công ty mẹ YouTube), tiền bán quảng cáo của nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới đang giảm dần. Lần đầu tiên kết quả đạt được thấp hơn dự báo của giới nghiên cứu, từ năm 2020.
Các đối thủ của YouTube, gồm Meta và ByteDance đã tham gia vào cuộc chiến mới, đó là thương mại mạng xã hội. Ở hình thức này, người dùng mua sản phẩm trực tiếp trên mạng xã hội. Các công ty đặt cược đây sẽ là tương lai của ngành thương mại điện tử.
Trên toàn cầu, thị trường nói trên dự kiến sẽ tăng lên quy mô 2.000 tỷ USD vào năm 2025.Tuy nhiên, Trung Quốc mới là quốc gia duy nhất phát triển hình thức này. Theo công ty tư vấn quản lý MacKinsey, người dân nước này đã chi 352 tỷ USD để mua hàng qua mạng xã hội trong năm 2021.
Theo Giám đốc YouTube Shopping, chương trình bán hàng liên kết sẽ được thí điểm từ 2023. Financial Times cho biết chính sách chia hoa hồng cho người làm video tiếp thị, nhúng đường dẫn sản phẩm đang được thử nghiệm cho một số nhà sáng tạo video ở Mỹ. Tuy nhiên, mức chiết khấu hiện không được tiết lộ.
Trong khi đó, người xem video ở Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Canada và Australia hiện đã có thể mua sắm qua YouTube Short. Ngoài ra, YouTube cho biết họ cũng sẽ chia 45% doanh thu quảng cáo cho người làm video ngắn từ năm tới.
Các mạng xã hội tìm cách cạnh tranh, thu hút người làm nội dung. TikTok, Facebook, Instagram đều giới thiệu thêm chương trình kiếm tiền từ làm video ngắn, tiếp thị liên kết.
Không dễ để thành công
Một vài ví dụ được đưa ra để minh chứng cho tính thực tế của mô hình bán hàng qua mạng xã hội là những người có sức ảnh hưởng, quảng bá sản phẩm trên Taobao, Trung Quốc với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm. “Đó là là một mô hình thực tế, so với quảng cáo truyền thống hay trả phí”, ông Martin nói.
Mô hình bán hàng kết hợp với mạng xã hội cần được kiểm chứng về mức độ hiệu quả. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, thành công ở lĩnh vực này không dễ dàng. ByteDance cố mở rộng TikTok Shop sang các quốc gia phương Tây nhưng không thành công. Chính sách ở nước sở tại và thói quen mua sắm của người dùng là một rào cản lớn.
Trong khi đó, giải pháp này cũng vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các mô hình thương mại điện tử truyền thống như Shopee, Lazada ở những nước Đông Nam Á. Hiện tại, lợi thế của TikTok vẫn nằm ở giá, phí rẻ hơn những đối thủ khác.
Ngoài ra, chính YouTube cũng từng thất bại với mô hình bán hàng trên nền tảng. Họ từng kết hợp cùng Shopify đặt sản phẩm bên dưới video để người dùng mua trực tiếp. Tuy nhiên, đại diện công ty cho biết họ đã thu hẹp mô hình bởi doanh số không đạt được như kỳ vọng ở các quốc gia phương Tây.
Hiện tại, giải pháp bán hàng trên YouTube Short vẫn chưa được công bố đầy đủ. Chưa rõ công ty sẽ trực tiếp vận hành hay kết hợp cùng một đơn vị khác. TikTok Shop nhận nhiều chỉ trích tại Việt Nam bởi có giao diện người dùng kém thân thiện, dịch vụ giao hàng hiệu quả kém…
YouTube mở rộng các tính năng mua hàng sau khi doanh số quảng cáo giảm
Trang chia sẻ video trực tuyến YouTube đang đưa các tính năng mua hàng vào dịch vụ video dạng ngắn giống TikTok nhằm tìm cách đa dạng hóa nguồn thu đang bị giảm do doanh số quảng cáo giảm.
Biểu tượng của YouTube TV. Ảnh: Reuters
Đây là thông tin được tờ Financial Times đăng tải ngày 15/11. Doanh số quảng cáo trên YouTube giảm xuống 7,07 tỉ USD trong quý III so với 7,2 tỉ USD cùng kỳ năm 2021, do một số công ty quảng cáo giảm chi vì phải đối mặt với suy giảm kinh tế.
Dịch vụ phát trực tiếp của YouTube cũng đang thử nghiệm các chương trình trích lại hoa hồng cho những người có ảnh hưởng bán sản phẩm thông qua link trên các video.
Trước đây vài tháng, YouTube công bố biện pháp mới cho các nhà sáng tạo nội dung kiếm tiền trên những video ngắn, giới thiệu quảng cáo trên tính năng video Shorts và trả cho những người sáng tạo nội dung video 45% lợi nhuận.
YouTube đang nỗ lực cạnh tranh với TikTok, ứng dụng chia sẻ video với 1 tỉ người dùng mỗi tháng.
Không dừng ở giải trí, ứng dụng TikTok sẽ sớm soán ngôi Shopee? Không còn là ứng dụng giải trí, TikTok giờ đây đang trở thành đối thủ bán hàng đáng gờm của các nền tảng như Shopee, Lazada, Tiki. Trào lưu bán hàng trên TikTok Từ học sinh trung học, Harry Potter đến siêu anh hùng - Fredi Lugina Priadi có thể mặc cho chú mèo của anh mọi bộ trang phục. Fredi đã trở...