YouTube, Facebook áp đặt luật chơi: Nhà sản xuất nội dung số Việt phải làm gì để hạn chế rủi ro?
Sau ’sự cố’ Tập đoàn Yeah1 bị YouTube dừng hợp đồng hợp tác, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông Nguyễn Quang Đồng chia sẻ về việc các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam phải rút bài học kinh nghiệm trong cuộc chơi với các doanh nghiệp sở hữu nền tảng lớn.
Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, Hội Truyền thông số Việt Nam cho rằng, Yeah1 vi phạm chính sách của YouTube như thế nào thì YouTube công bố mới chính xác được, nhưng chắc chắn Yeah1 có sai, có vi phạm thì YouTube mới chấm dứt hợp đồng. Nhưng bản chất quan hệ giữa Yeah1 và YouTube là hoạt động kinh doanh giữa hai pháp nhân với nhau, thực hiện tuân theo thỏa thuận hợp đồng giữa hai bên. Vì thế, nếu Yeah1 không đồng ý với quyết định của YouTube thì chỉ có thể đưa ra Tòa án để giải quyết.
Theo ông Nguyễn Quang Đồng, sau “tai nạn” của Yeah1 từ góc độ bảo vệ lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp nội dung số Việt Nam, có 2 điểm mà các đơn vị kinh doanh nội dung số đáng quan tâm.
Các nhà làm nội dung số Việt cần liên kết khi hợp tác với YouTube, Facebook
Thứ nhất, trong cuộc chơi với các doanh nghiệp lớn, các platform lớn (nền tảng), quyền lực hơn, doanh nghiệp nước ngoài luôn nắm đằng “chuôi”, quyền áp đặt luật chơi ở đây thuộc về YouTube và Facebook nên nếu không có một sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp nội dung trong nước, sẽ rất khó đối trọng với nước ngoài. Thông qua vai trò các hội, hiệp hội trong lĩnh vực như Hội Truyền thông số, Hiệp hội quảng cáo, thương mại điện tử, các doanh nghiệp cần liên kết, hợp tác để đạt được một thỏa thuận và kênh làm việc tốt hơn với các platform để giải quyết tranh chấp.
Hiện tại, YouTube có các agency ở Việt Nam khá tốt và có khả năng tạo kênh làm việc tốt, còn Facebook chưa có những kênh agency dạng này. Các platform lớn, vì nhiều lý do khác nhau, sẽ chưa vội đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam và khiến cho việc trao đổi, liên lạc để giải quyết tranh chấp và sự cố sẽ chậm trễ hơn. Thiệt hại khi sự cố xảy ra, càng chậm giải quyết sẽ càng thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam.
“Vì vậy, việc liên kết, tạo ra một tập thể chung lơi ích để làm việc với YouTube, với Facebook là vấn đề cần được ưu tiên sớm để bảo vệ lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam”, ông Đồng nhấn mạnh.
Kinh doanh nội dung số là cuộc chơi mang tính “cộng sinh”, lợi ích của các platform gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp làm nội dung. Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh lợi ích, khi các platform đã phát triển đến một mức độ nhất định, họ vẫn là người “cầm chịch”, “nắm đằng chuôi”. Do đó, năng lực cộng tác và bảo vệ lợi ích tập thể của doanh nghiệp Việt Nam, trong các trường hợp này càng cần được đề cao.
Video đang HOT
Sự cố Yeah1 là bài học cho các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam. Ảnh có tính minh họa
Trong trường hợp này, Bộ TT&TT không thể can thiệp trực tiếp bằng quyết định hành chính như yêu cầu cho YouTube phải thực hiện thế nào, vì đây là quan hệ dân sự, quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau. Tuy nhiên, Bộ TT&TT có thể làm cầu nối tích cực trong việc kết nối các doanh nghiệp, hiệp hội ngồi lại với nhau, hợp tác với nhau, cũng như cầu nối để thúc đẩy các nhóm này hợp tác với các platform tốt hơn.
Sau “tai nạn” của Yeah1, doanh nghiệp nội dung số phải có phương án phòng ngừa rủi ro
Điểm thứ hai mà ông Nguyễn Quang Đồng chia sẻ, đó là qua câu chuyện của Yeah1 cho thấy điểm yếu chung của các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam trong kinh doanh với các đối tác lớn quốc tế, đặc biệt là năng lực về pháp lý để chủ động tự bảo vệ trong các quan hệ kinh doanh. Kẻ mạnh thì luôn luôn có lợi thế trong việc áp đặt luật chơi, đó là thực tế phải thừa nhận, nhưng doanh nghiệp như Yeah 1 có lẽ chưa hiểu hết luật chơi (cụ thể là quy định pháp lý) và sẵn sàng các công cụ, phương án để phòng ngừa các rủi ro, dẫn đến bị động và chịu thiệt hại như trong tình huống này.
“Tai nạn” của Yeah1 là bài học hữu ích cho các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam và công nghiệp nội dung số, vốn còn non trẻ nhưng đầy tiềm năng của Việt Nam. Sau sự cố này, các doanh nghiệp rõ ràng sẽ phải chuyên nghiệp hơn, đặc biệt là nâng cao năng lực pháp lý. Các doanh nghiệp nội dung số vừa yếu do chủ quan, vừa bị thiệt hại do vị thế thị trường yếu hơn.
Và điều này không chỉ đúng cho doanh nghiệp, bản thân các nghệ sĩ, người nổi tiếng, KOL – những người sản xuất nội dung gốc cho các nhà quản lý đa kênh như Yeah1, cũng cần có sự “chuyên nghiệp”, hiểu biết sâu hơn về mặt pháp lý để tự bảo vệ lợi ích của chính mình.
Theo itc news
Hội tụ số đòi hỏi truyền hình phải định vị lại chuỗi giá trị trong hệ sinh thái truyền thông
Với sự thay đổi mạnh mẽ của truyền thông mạng xã hội thì chuỗi giá trị của ngành truyền hình càng thay đổi, vai trò của truyền hình trong hệ sinh thái truyền thông càng thay đổi. Do đó, ngành truyền hình cần định vị lại chuỗi giá trị của truyền hình và thay đổi lại vai trò của mình trong hệ sinh thái truyền thông.
Ông Lâm Quang Tùng, Giám đốc VTVLive.
Tại Hội thảo quốc tế Mạng xã hội và truyền hình vào sáng ngày 20/12/2018 tại Đà Lạt, ông Lâm Quang Tùng, Giám đốc VTVLive đã chia sẻ về mô hình truyền thông trong thế giới kết nối mà các đài truyền hình, các nhà sản xuất nội dung số cần quan tâm đến nếu muốn tăng lượng khán giả theo dõi các nội dung của mình.
Theo đó, số liệu mà Forbes công bố cho thấy, lượng dữ liệu mà người dùng tạo ra mỗi ngày khoảng 2,5 tỷ tỷ bytes. Trong hơn 2 năm vừa qua, người dùng đã tạo ra đến 90% lượng dữ liệu trên thế giới. Những mạng xã hội như Facebook hay YouTube không hề sản xuất bất cứ một nội dung nào, nhưng hàng ngày họ đang sở hữu một lượng nội dung rất lớn do người dùng mạng xã hội tạo ra.
Data Never Sleeps 5.0 cũng thống kê được rằng, mọi người liên tục tạo ra dữ liệu khi sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội. Có 527.760 bức ảnh được chia sẻ trên Snapchat mỗi phút. Hơn 120 người có công ăn việc làm tham gia LinkedIn. Mỗi phút có 4.146.600 video YouTube được xem, 456.000 tweet được gửi lên Twitter, 46.740 bức ảnh được đăng trên Instagram.
Mạng xã hội Facebook có 2 tỷ người hoạt động trên Facebook, mỗi giây có 5 tài khoản Facebook mới được tạo, hơn 300 triệu bức ảnh được tải lên mỗi ngày. Mỗi phút có 510.000 bình luận được đăng và 293.000 trạng thái được cập nhật
Instagram (thương hiệu nhánh của Facebook) có 600 triệu người dùng, trong đó có 400 triệu người hoạt động mỗi ngày. Mỗi ngày có 95 triệu hình ảnh và video được chia sẻ trên Instagram mỗi ngày100 triệu người dùng tính năng Stories của Instagram.
Việc ngày càng có nhiều người dành thời gian xem thông tin trên Facebook, YouTube đã tác động rất lớn tới ngành truyền hình. Trải nghiệm của người dùng đang thay đổi mạnh mẽ, con người không muốn xem và tiếp nhận thông tin một cách thụ động, mà họ còn muốn được chia sẻ thông tin mà họ có, tương tác với người khác, trao đổi quan điểm của họ về nguồn tin.
Trải nghiệm người dùng phân hóa, phân hóa trong yêu cầu về chất lượng nội dung, trải nghiệm người dùng và phương thức tiếp cận thông tin. Ví dụ để xem một chương trình thể thao chẳng hạn, trước đây người dùng thường băn khoăn chuyện nội dung đó được phát trên kênh nào, nay họ không quan tâm nội dung đó được phát kênh nào nữa mà người ta có thể dễ dàng tìm kiếm được các kênh khác để xem. Đối với những chương trình có bản quyền, ví dụ như ASIAD 2018 chẳng hạn, khi các đài truyền hình Việt Nam chưa có bản quyền thì người dân vẫn có cách tìm kiếm để xem từ các chương trình nước ngoài thông qua mạng Internet, mạng xã hội.
2 tỷ người dùng Facebook có hoạt động như là 2 tỷ "phóng viên" đưa tin, ví dụ với một vụ tai nạn giao thông nghiệm trọng, hay vụ hỏa hoạn cháy nhà, phóng viên chưa biết thông tin nhưng người dùng mạng xã hội đưa lên từ đó phóng viên biết để khai thác thông tin sâu hơn với nguồn tin ban đầu từ mạng xã hội.
Xu hướng hội tụ và tương tác tạo ra những thách thức lớn cho ngành truyền hình.
Cũng theo ông Lâm Quang Tùng, kênh truyền thông cá nhân và mô hình truyền thông xã hội đang ngày càng quan trọng. Mỗi người có 2-3 tài khoản mạng xã hội, có những người có khả năng đưa tin, kể chuyện hay có nhiều người theo dõi và trở thành các kênh truyền thông cá nhân lớn, truyền thông cá nhân trở thành xu thế quan trọng. Tuy nhiên kênh truyền thông cá nhân có đặc thù là không có định hướng, do đó cần phải có những giải pháp để định hướng đúng cho những kênh truyền thông cá nhân này.
Với sự thay đổi mạnh mẽ của truyền thông mạng xã hội thì chuỗi giá trị của ngành truyền hình càng thay đổi, vai trò của truyền hình trong hệ sinh thái truyền thông càng thay đổi. Do đó, ngành truyền hình cần định vị lại chuỗi giá trị của truyền hình trong hệ sinh thái truyền thông.
Dịch vụ truyền hình cũng đang thay đổi, truyền hình hội tụ giữa viễn thông và Internet và mạng xã hội. Sự hội tụ đang rất rõ ràng khi người xem truyền hình trước xem nội dung thụ động, thì nay họ vừa xem vừa phải tra cứu thêm được thông tin trên đó nữa và theo dõi nhiều chương trình tương tác cùng lúc.
Sự hội tụ được tích hợp ở thiết bị đầu cuối, trước xem truyền hình phải có tivi, nay hội tụ một chiếc smart tivi có nhiều tính năng với nhiều dịch vụ được cung cấp qua Internet. Người dùng còn xem nội dung qua màn hình nhỏ hơn như điện thoại, iPad. Do đó, nhà đài phải xây dựng kịch bản tốt để khán giả có thể tương tác qua mọi phương tiện truyền dẫn, trên truyền hình, điện thoại hay trên mạng xã hội.
Môi trường truyền thông ngày càng thay đổi, trở lên đa chiều và đa hình thái và có sự tham gia của nhiều bên vào quá trình truyền thống. Với kênh truyền thông cá nhân khán giả không chỉ là khách hàng mà trở thành một khâu quan trọng trong quá trình truyền thông. Vai trò của nhà đài cần phải thay đổi từ người kể chuyện sang là người dẫn dắt.
Theo Báo Mới
Youtube chấm dứt hợp đồng đối tác với Yeah1, vì sao? Youtube bất ngờ công bố dừng hợp tác với một trong những network lớn nhất của Việt Nam là Yeah1 ngay trong đầu tháng 3 năm nay. Đây là một tin khá sốc cho giới Youtuber lẫn các nhà đầu tư của tập đoàn Yeah1. Vi phạm khi tuyển chọn kênh Google đã chính thức công bố lý do chấm dứt quan hệ...