YouTube diễn giải chi tiết thu nhập cho người làm nội dung
Chỉ số RPM mới cho phép người dùng tính toán thu nhập thực tế của họ từ các hình thức kiếm tiền trên YouTube thay vì chỉ biết được nguồn thu từ quảng cáo qua chỉ số CPM như trước.
Cuối cùng bạn cũng biết được cách mà YouTube tính tiền cho các video của mình
Những người sáng tạo nội dung trên YouTube ( creator) thuộc chương trình đối tác Partner Program của họ có thể kiếm tiền bằng nhiều cách khác nhau, từ quảng cáo, đăng ký thuê bao, quyên góp, các nội dung livestream và doanh thu từ YouTube Premium. Nhưng công ty đã giấu kín công thức tính tiền cho các người sáng tạo và hiện hãng đã tiết lộ chi tiết về số liệu kiếm tiền mới gọi là RPM dành cho người làm nội dung YouTube.
Chỉ số RPM (revenue per mille), hoặc doanh thu trên mỗi ngàn lượt xem, là một số liệu mà người làm nội dung YouTube từ trước tới nay thường gọi là CPM (cost per mile). Mặc dù cả hai thông số này có vẻ giống nhau nhưng thực tế chúng có chút khác biệt. RPM hữu ích hơn cho những người sáng tạo đang cố gắng phát triển kênh của họ và tìm hiểu xem nguồn thu nhập hằng tháng của họ đến từ đâu.
Trong khi chỉ số CPM sẽ đo lường số tiền cho mỗi 1.000 lần hiển thị quảng cáo trước khi YouTube chia sẻ doanh thu đó (theo %) với người làm nội dung, còn RPM cho biết tổng doanh thu thực tế của người làm nội dung (từ cả quảng cáo và các hình thức khác) sau khi YouTube đã chiết khấu. Dù nó không có thay đổi về số lượng ăn chia với người sáng tạo, nhưng nó giúp người sáng tạo hiểu rõ và biết chính xác số tiền mà họ kiếm được và cách mà YouTube chia sẻ doanh thu.
Video đang HOT
Ví dụ, từ trước tới nay bạn biết bạn sẽ nhận được một khoảng lương nhưng không biết vì sao đạt được mức thu nhập đó, thì nay cách chia sẻ về thu nhập mới của YouTube sẽ cho bạn biết chính xác nó được tính như thế nào.
Về cơ bản, nếu CPM là một số liệu tập trung vào nhà quảng cáo và cho bạn biết sau mỗi 1.000 lần hiển thị quảng cáo thì nhà quảng cáo đã trả cho cả bạn và YouTube bao nhiêu tiền, còn RPM được thiết kế riêng cho người tạo, bao gồm tổng số lượt xem video kể cả các video không kiếm được tiền. Qua đó giúp nhà sáng tạo nội dung thấy có thể họ đã bỏ lỡ bao nhiêu doanh thu từ các video không đủ điều kiện và những thay đổi mà họ có thể làm để tránh lặp lại các thất thu đáng tiếc như vậy.
Theo TheVerge, YouTube giới thiệu RPM không có nghĩa là bạn không cần quan tâm đến chỉ số CPM, bởi các nhà quảng cáo càng trả nhiều tiền cho quảng cáo hiển thị trên nội dung của bạn thì bạn sẽ càng có nhiều tiền. Nhưng chỉ số RPM mới của YouTube không chỉ gói gọn trong thu nhập tổng từ quảng cáo như chỉ số CPM trước đó.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng tới người làm nội dung YouTube như thế nào?
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực, trong đó có những ngành nghề nhạy cảm với các biến động của xã hội như các nhà sáng tạo nội dung (creator) của YouTube.
Covid-19 phủ bóng đen lên nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành làm nội dung YouTube
Hiện dịch Covid-19 đã lây nhiễm tới hơn 1 triệu người. Các quốc gia trên thế giới đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc giữa mọi người trong cộng đồng, bao gồm cả các đề xuất làm việc tại nhà và thậm chí tạm thời đóng cửa một số dịch vụ không cần thiết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới các ngành nghề trong xã hội, trong đó có các nhà sáng tạo nội dung số YouTube và cả người theo dõi.
Có lẽ đó cũng là lý do mà gần đây một số người dùng YouTube (YouTuber) cũng tỏ ra lo lắng với diễn biến dịch bệnh và những hệ lụy từ nó. Theo chia sẻ của một thành viên trên group Facebook "Học viện YouTube" thì "YouTube cũng bắt đầu ngấm đòn Covid-19 rồi các bác ạ, view (lượt xem) vẫn thế mà doanh thu giảm quá nửa". Để tìm hiểu thực hư vấn đề này, Thanh Niên đã trao đổi với một số YouTuber trong ngành công nghệ và được xác nhận điều này khá đúng với tình hình hiện nay.
Cụ thể, theo một YouTuber khá có tiếng trong mảng review điện thoại và thiết bị công nghệ tại TP.HCM là T.A - người đã mở studio riêng để dồn toàn tâm toàn ý vào ngành này, cho biết. Cốt lõi vấn đề ở đây là do dịch Covid-19 nên nhiều công ty cân nhắc ngừng hoặc hạn chế chạy quảng cáo trên các nền tảng khác nhau (trong đó có YouTube) để cắt giảm chi phí và xem xét hiệu quả. Ngoài ra, CPC (cost-per-click, số tiền tính trên mỗi lần nhấp chuột) của YouTube chi trả cho các kênh cũng bị cắt giảm.
Theo YouTuber này, "quy trình kiếm tiền từ YouTube thường bao gồm các bước: Xây dựng video, nhà quảng cáo đặt quảng cáo ở YouTube, YouTube cho hiển thị quảng cáo ở video đó, người xem click (nhấp chuột) vào quảng cáo, từ đó người làm video mới được trả tiền. Nên có những campain (chiến dịch) mà nhà quảng cáo rót nhiều tiền vào thì cùng là lượng view đó, nhưng quảng cáo hiển thị ở dạng không thể bỏ qua (bạn phải đợi chạy xong) thì người làm video càng được nhiều tiền. Mấu chốt vấn đề ở đây là hiện nay các bên hầu như không đặt quảng cáo nữa, nên anh em làm YouTube cũng "móm" theo".
T.A cho biết thêm, anh làm việc chủ yếu với các đại lý nhưng giờ các đại lý cũng đang phải vật lộn vì ảnh hưởng của đại dịch nên riêng doanh thu tháng 3 vừa rồi của anh bị giảm gần 50%, anh dự báo tháng 4 này sẽ còn sụt giảm mạnh hơn nữa.
Còn theo C.H - một YouTuber trẻ mới nổi sau khi tách ra làm riêng và đã xây dựng một kênh công nghệ ấn tượng với hàng ngàn lượt xem trên các nội dung, vấn đề này gần đây đã được YouTube gợi ý dưới dạng chính thức và không chính thức. Cụ thể, theo C.H, "YouTube có chia sẻ sơ qua hai ý, trong đó: Thứ nhất là họ phải giảm lượng nhân viên YouTube làm việc ở văn phòng nên có thể xóa cả các video trong diện nghi vấn dù không vi phạm bản quyền. Thứ hai, tùy từng nội dung mà YouTube sẽ "bóp" quảng cáo lại, ví dụ đợt này YouTube tập trung nhiều cho các video tin tức về Covid-19 chính thống nên các nội dung khác hoặc là giảm lượt xem do không còn được nằm trong mục đề xuất, hai là quảng cáo ít xuất hiện".
Các kênh YouTube nhỏ ít bị ảnh hưởng do ít phụ thuộc vào quảng cáo
Tuy nhiên, không phải kênh nào cũng bị ảnh hưởng nặng nề như kênh của hai YouTuber T.A và C.H, các kênh YouTube nhỏ hơn (lượng người xem ít hơn) có vẻ ít bị ảnh hưởng do không quá phụ thuộc vào quảng cáo (ít được đặt quảng cáo). Chẳng hạn, theo anh Trần Ngọc Phước - sở hữu kênh YouTube Phước Phè Phỡn, một kênh video chuyên về công nghệ cho biết, "mình thấy doanh thu cũng bình thường, chắc do kênh của mình có lượng người đăng ký chưa nhiều hoặc do không tham gia network (mạng lưới các nhà sáng tạo YouTube) nên không thấy giảm gì".
Hiện kênh của Phước đã có khoảng hơn 30.000 lượt người đăng ký với một số video lên tới nửa triệu lượt xem, và anh chỉ coi YouTube là một nơi để sáng tạo theo sở thích và đam mê chứ không phải là công việc chính.
Có thể thấy, rõ ràng đại dịch do virus Corona chủng mới gây ra đã ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề và thu nhập của những người sáng tạo nội dung số trên YouTube cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. YouTube cũng buộc phải cắt giảm bớt chi phí trả cho các nhà sáng tạo để dồn nguồn lực cho các video hỗ trợ đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 và chi trả cho nhân viên làm việc ở nhà.
Nhưng cũng nhờ vậy mới thấy rằng nếu các nhà sáng tạo nội dung số phụ thuộc quá nhiều vào quảng cáo thì các biến động như thế này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng, nhưng nếu không có quảng cáo thì bài toán doanh thu cũng khó bề giải quyết với những người làm về YouTube. Đó cũng là thứ khiến các nhà sáng tạo số phải lựa chọn khi tham gia các nền tảng như YouTube hay TikTok.
Hữu Thắng
YouTube trả bao nhiêu tiền cho video 1.000.000 lượt xem? Kiếm tiền trên Youtube thực sự là nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Mời anh em xem chia sẻ về cách Youtube trả tiền cho những người làm video của Shelby Church, một người sáng tạo nội dung về công nghệ và lối sống trên YouTube. Tôi bắt đầu làm video từ năm 2009. Tôi luôn yêu thích việc dựng, chỉnh sửa...