‘Yêu’ trong kỳ kinh nguyệt liệu có an toàn?
Chồng có nhu cầu quan hệ tình dục nhưng bản thân đang trong thời gian có kinh nguyệt. Chị M.L. vừa muốn chiều chồng nhưng lại lo lắng nếu “yêu’ trong ngày này liệu có ảnh hưởng gì không?
Trả lời về vấn đề này, bác sĩ Phan Chí Thành – chánh văn phòng Trung tâm đào tạo, Bệnh viện Phụ sản trung ương – cho rằng chuyện chăn gối vào thời điểm “nhạy cảm” này dù vẫn có những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng vẫn đem lại cả tác động tích cực.
“Chuyện ấy” ngày đèn đỏ giảm đau bụng kinh
Theo bác sĩ Thành, một cuộc khảo sát với 500 phụ nữ từ 18 đến 50 tuổi chỉ ra rằng 82% người có quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt, trong đó có 58% thích quan hệ tình dục vào thời gian này.
Tác dụng rõ rệt nhất khi quan hệ tình dục vào ngày “đèn đỏ” là chị em có thể được giải tỏa những căng thẳng, đồng thời cải thiện cơn đau bụng kinh gây ra.
Bác sĩ Thành giải thích vào những thời điểm hành kinh, phụ nữ khó tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực, nóng nảy, bứt rứt cả về thể chất lẫn tâm lý.
Việc quan hệ tình dục sẽ kích thích giải phóng hormone endorphin, giúp hệ thần kinh được thư giãn và hạn chế cảm giác khó chịu hay chuột rút. Bên cạnh đó, cơn cực khoái cũng làm giảm sự co thắt tử cung, dẫn đến ít căng cơ hơn.
Bên cạnh đó, một lợi ích không ngờ khác là máu kinh nguyệt sẽ đóng vai trò như một chất bôi trơn tự nhiên, đi kèm với việc âm đạo và âm hộ bị sưng tấy khi hành kinh.
Video đang HOT
Vì thế, quá trình giao hợp có thể diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hơn nhờ vào việc gia tăng sự ẩm ướt cho người phụ nữ, đặc biệt với một số người có độ nhạy cảm cao thì càng dễ đạt khoái cảm.
Trên thực tế, trong một cuộc thăm dò đã cho thấy có 41% số người được hỏi cho biết họ đôi khi đạt cực khoái tốt hơn trong kỳ kinh nguyệt và 12% cho biết họ luôn đạt cực khoái.
Cẩn trọng với nguy cơ khi quan hệ ngày “đèn đỏ”
Quan hệ ngày “đèn đỏ” có thể mang lại nhiều lợi ích, nhất là về mặt tinh thần và cảm xúc. Tuy nhiên về vấn đề sức khỏe, bác sĩ Thành cũng khuyến cáo tồn tại nhiều nguy cơ.
Cụ thể, trong giai đoạn hành kinh, niêm mạc âm đạo trở nên mỏng và nhạy cảm hơn, cùng với cảm giác căng tức và phù nề. Vì thế, các động tác khi quan hệ sẽ khiến bộ phận này bị tổn thương và khiến chị em cảm thấy đau rát.
Máu kinh có thể là chất bôi trơn hữu hiệu, nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể phái đẹp.
Đặc biệt là khi cổ tử cung được mở rộng, từ đó dẫn đến các bệnh lây qua đường tình dục và nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, bản thân cánh mày râu cũng có thể bị lây nhiễm do sự tiếp xúc giữa dương vật và âm đạo.
“Nhiều người có thể cảm thấy ngại ngùng khi quan hệ vào ngày “đèn đỏ”. Điều tốt nhất là nên trao đổi thẳng thắn với chồng, đồng thời nếu quan hệ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, sử dụng bao cao su để đảm bảo an toàn và tận hưởng cuộc vui trọn vẹn”, bác sĩ Thành nói.
Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương… mời gửi email đến hộp thư suckhoe@tuoitre.com.vn (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.
Vì sao nhiều chị em đau bụng khi đến kỳ kinh?
Theo bác sĩ Nguyễn Công Định, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, có rất nhiều yếu tố dẫn đến việc chị em đau bụng kinh, một số nguyên nhân có thể kể đến sau đây:
Bác sĩ khuyến cáo chị em cần đến bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp - Ảnh: BVCC
- Ít vận động, ngồi một chỗ quá nhiều cũng gây đau bụng kinh.
- Do vận động mạnh: trong kỳ kinh phụ nữ vận động mạnh, chạy nhảy hoặc làm việc nặng cũng gây đau bụng.
- Do cổ tử cung quá hẹp khiến kinh nguyệt khó lưu thông ra ngoài bình thường.
- Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý trong kỳ kinh nguyệt: uống ít nước, ăn nhiều đồ lạnh, đồ có tính hàn, không giữ ấm bụng... là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên hiện tượng đau bụng kinh.
- Do đặt vòng tránh thai.
- Do gene di truyền.
- Do yếu tố nội tiết, sự gia tăng bất thường progesterone và gia tăng prostaglandin trong máu tác động đến cơ tử cung nên thường gây đau bụng kinh.
- Tử cung co thắt không bình thường hoặc quá co thắt, làm cho tử cung không dễ dàng thả lỏng bình thường, do đó sẽ gây ra hiện tượng đau bụng kinh.
- Những bất thường ở tử cung như: tử cung phát triển không tốt, vị trí của tử cung không bình thường, tử cung lùi về phía sau hoặc quá ngả về phía trước cũng sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu kinh và gây đau bụng khi hành kinh.
Ngoài ra, đau bụng kinh còn có thể bắt nguồn từ một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, vị trí nội mạc tử cung không bình thường, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung... Bác sĩ Nguyễn Công Định lưu ý khi có cơn đau bụng kinh cần tìm ra nguyên nhân gây đau bụng, để áp dụng biện pháp giảm đau cho phù hợp.
Trong đó, thuốc giảm đau bụng kinh có ưu điểm là cắt cơn đau nhanh, song nếu dùng lâu dài có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm loét dạ dày tá tràng, nguy hiểm hơn nếu lạm dụng thuốc có thể gây thủng dạ dày ở người bị viêm loét dạ dày, viêm gan, viêm thận kẽ, hoại tử thận, cơn hen giả, kéo dài thời gian chảy máu, thậm chí là nhồi máu cơ tim.
Đặc biệt, khi thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, chị em rất dễ rơi vào "hội chứng không rụng trứng" dù vẫn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Đây chính là một trong những yếu tố nguy cơ gây vô sinh ở phụ nữ.
Thuốc tránh thai mặc dù cho hiệu quả rõ rệt, đồng thời có tác dụng tránh thai và điều hòa kinh nguyệt nhưng nếu kéo dài liên tục cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bác sĩ khuyến cáo chị em hết sức chú ý về việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, không nên tự mua thuốc về uống mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để được kê đơn thuốc phù hợp với sức khỏe của mình.
'Đèn đỏ' có thể gây đau đầu, ảnh hưởng tâm trí và còn gì nữa? Kinh nguyệt ảnh hưởng đến cơ thể và tâm trí theo vô số cách. Những nghiên cứu khoa học về kinh nguyệt dường như chỉ mới là sự khởi đầu. Ở một số người, kỳ kinh còn làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh tật - Ảnh: Flo app Theo Vox, bất cứ ai có kinh nguyệt đều biết rằng chu kỳ...