Yếu tố hình sự trong vụ nữ sinh lớp 12 bị tông ở Ninh Thuận
Theo luật sư, nếu có căn cứ chứng minh việc xét nghiệm nồng độ cồn sai là lỗi cố ý và tài xế mắc lỗi dẫn tới tai nạn, 2 tội danh có thể được áp dụng trong trường hợp này.
Sáng 28/6, ôtô do ông Hoàng Văn Minh (38 tuổi, ở TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) điều khiển va chạm với xe máy do Hồ Hoàng Anh (18 tuổi) điều khiển. Vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong.
Tại buổi họp báo chiều 2/8, cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận cho biết nữ sinh đi đúng làn đường và tốc độ quy định trong khi tài xế Minh đã chuyển hướng ôtô không an toàn và sử dụng điện thoại khi lái xe. Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận cũng thừa nhận có sai sót trong việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của Hoàng Anh.
Với những tình tiết này, những ai có thể phải chịu trách nhiệm trong vụ việc?
Hiện trường vụ tai nạn hôm 28/6. Ảnh cắt từ clip.
Có căn cứ xử lý người xét nghiệm sai?
Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp) cho biết trong những vụ tai nạn nghiêm trọng, việc xác định sai nồng độ cồn là điều không được phép xảy ra, đặc biệt đối với kết quả của nạn nhân trong vụ tai nạn. Cơ quan chức năng cần xác minh, làm rõ sai sót này là do lỗi vô ý hay có chủ đích của các cá nhân, tổ chức liên quan.
Trường hợp đây là lỗi vô ý, tùy thuộc mức độ nghiêm trọng mà hành vi gây ra, những cá nhân liên quan có thể bị xem xét kỷ luật theo quy chế của bệnh viện cũng như điều lệ của ngành y tế.
Trường hợp sai sót là cố ý, có chủ đích, ông Cường cho rằng cần làm rõ ai là chủ mưu làm sai lệch hồ sơ vụ việc để xử theo quy định của pháp luật. Trường hợp các cá nhân liên quan thuộc các đối tượng theo luật định; cố tình làm sai lệch kết quả nhằm tạo chứng cứ giả mạo để đổ lỗi cho nạn nhân hoặc gây ảnh hưởng tới quá trình giải quyết vụ việc, họ có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội Làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc theo Điều 375 Bộ luật Hình sự 2015.
Khoản 1, Điều 375 quy định Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù 1-5 năm.
Như vậy, nếu việc kết quả xét nghiệm sai do lỗi cố ý và cá nhân liên quan thuộc một trong các nhóm đối tượng nêu trên, họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp hành vi dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch, khung hình phạt là 5-10 năm tù, còn nếu dẫn đến việc kết án oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội, khung hình phạt là 10-15 năm tù.
Video đang HOT
Nói thêm về vụ việc, ông Cường cho rằng việc xác định nồng độ cồn là cần thiết, nhưng không phải yếu tố quyết định hướng giải quyết vụ việc. Vấn đề quan trọng để kết luận có khởi tố vụ án hình sự hay không là yếu tố lỗi của người lái ôtô.
Cơ quan điều tra dựng lại hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: A.K.
Căn cứ khởi tố tài xế ôtô
Nói về vụ việc, thượng tá Hà Công Sơn (Phó trưởng Công an TP Phan Rang – Tháp Chàm) nhận định hành vi của tài xế Hoàng Văn Minh là lái xe chuyển hướng không an toàn, và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn. Đây là lỗi về vi phạm an toàn giao thông đường bộ và khi đã chứng minh được lỗi thì phải khởi tố vụ án.
Nói về chi tiết này, luật sư Hà Kim Tâm (Chủ tịch Công ty Luật Onekey) cho biết theo Luật Giao thông đường bộ 2008, trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
Theo Điều 15 của Luật này, khi chuyển hướng phương tiện, người lái xe phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
Theo thượng tá Sơn, cơ quan điều tra bước đầu nhận định tài xế Minh đã chuyển hướng xe không an toàn và có lỗi khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Ảnh: Xuân Hoát.
Như vậy, nếu nhận định của cơ quan điều tra về việc tài xế Minh đã chuyển hướng ôtô không an toàn là chính xác, người này đã vi phạm quy định về điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Với việc vi phạm quy định và làm một người chết, việc xử lý hình sự lái xe về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là có cơ sở.
Trích dẫn Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, luật sư Tâm cho biết người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả làm chết một người thì sẽ bị phạt tiền 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 1-5 năm.
Như vậy, mức án cao nhất mà lái xe này có thể đối mặt nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm tù.
Gia đình nữ sinh tử vong ở Ninh Thuận kiến nghị sớm khởi tố vụ án
Cha của nữ sinh tử vong do tai nạn giao thông ở Ninh Thuận kiến nghị cơ quan điều tra quân sự sớm khởi tố vụ án.
Sáng 3-8, trao đổi với PLO, ông Hồ Hoàng Hùng (61 tuổi, ngụ TP Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận) cho hay gia đình ông kiến nghị Cơ quan điều tra quân sự khu vực 3, Quân chủng Phòng không - Không quân sớm khởi tố vụ án để điều tra liên quan đến vụ con gái ông tử vong.
Ông Hùng là cha của cháu Hồ Hoàng Anh, nữ sinh lớp 12, tử vong do tai nạn giao thông ngày 28-6 tại TP Phan Rang - Tháp Chàm.
Ông Hồ Hoàng Hùng, cha của nữ sinh tử vong bày tỏ bức xúc tại cuộc họp báo. Ảnh: HUỲNH HẢI
Theo ông Hùng, tại cuộc họp báo do tỉnh Ninh Thuận tổ chức chiều 2-8, Thượng tá Hà Công Sơn, Phó Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm, cho biết cơ quan điều tra xác định ông Hoàng Văn Minh (sĩ quan quân đội) nghe điện thoại khi đang điều khiển ô tô, chuyển hướng không an toàn, gây ra vụ tai nạn giao thông, làm cháu Hoàng Anh tử vong. Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm xác định hành vi này đủ căn cứ để khởi tố vụ án.
Tại cuộc họp báo chiều 2-8, Thượng tá Sơn, cho biết qua điều tra, khám nghiệm hiện trường, phương tiện, cơ quan điều tra xác định ông Minh có hành vi vi phạm luật giao thông. Ngoài ra, ông Minh đang sử dụng điện thoại có kết nối Bluetooth với ô tô. Sau khi xảy ra va chạm, ông Minh xuống xe có cầm điện thoại.
Theo Thượng tá Sơn, hành vi của ông Minh đủ cơ sở để khởi tố vụ án, còn cháu Hoàng Anh đi đúng làn đường, đúng tốc độ. Cơ quan điều tra đã kiểm tra nồng độ cồn của ông Minh, kết quả cho thấy ông này không vi phạm nồng độ cồn.
Tại cuộc họp báo, lãnh đạo BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận thừa nhận kết quả xét nghiệm nồng độ cồn của con gái ông Hùng là không chính xác do sai sót trong quy trình xét nghiệm.
Do đó, ông Hùng đề nghị BV Đa khoa Ninh Thuận, cơ quan công an thông báo nội dung cuộc họp báo cho Cơ quan điều tra quân sự khu vực 3, Quân chủng Phòng không - Không quân.
"Tôi đề nghị cơ quan điều tra quân sự khu vực 3 tiếp nhận thông tin, sớm khởi tố vụ án" - ông Hùng nói.
Tại cuộc họp báo chiều 2-8, ông Hùng bày tỏ bức xúc khi bệnh viện lấy máu xét nghiệm nồng độ cồn con gái ông nhưng không thông báo cho gia đình.
"Tôi có mặt ở đó nhưng bệnh viện không thông báo gì cả, tôi không hề hay biết. Bây giờ lại cho rằng bệnh viện phát hiện mẫu không hợp lý, muốn lấy máu lại thì gia đình đã xin về" - ông Hùng nói.
Ông Hùng nói con gái ông đang học Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - một môi trường giáo dục học sinh bài bản. Trường đã xác nhận cháu Hoàng Anh là học sinh giỏi, ngoan hiền, chưa bao giờ biết sử dụng rượu bia.
Vì vậy, kết quả xét nghiệm nồng độ cồn của BV Đa khoa Ninh Thuận gây ra tiếng xấu đối với cháu Hoàng Anh. Việc này làm mất uy tín cho cháu, gia đình và nhà trường.
Ông Thái Phương Phiên, Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, thừa nhận khi thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của cháu Hoàng Anh, kỹ thuật viên đã không thực hiện đúng theo quy định.
Giám đốc Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận nhận trách nhiệm và xin lỗi gia đình nữ sinh. Ảnh: HUỲNH HẢI.
BV đã có báo cáo giải trình cho cơ quan điều tra; đồng thời báo cáo Sở Y tế kết quả xét nghiệm nồng độ cồn của cháu Hoàng Anh là sai. Sở Y tế Ninh Thuận đã hủy kết quả xét nghiệm trên.
Giám đốc BV Đa khoa Ninh Thuận hứa sẽ chấn chỉnh sự việc, không để tái phạm những lần sau; đồng thời sẽ nghiêm túc kiểm điểm cá nhân, bộ phận liên quan, có biện pháp xử lý thích đáng.
"Tôi xin thành thật công khai nhận lỗi về khuyết điểm này và công khai xin lỗi gia đình cháu Hoàng Anh. Lỗi này đã ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và gây thêm tổn thương đối với nỗi đau mất mát của gia đình" - ông Phiên nói. Giám đốc BV Đa khoa Ninh Thuận mong gia đình cháu Hoàng Anh chấp nhận lời xin lỗi và tha thứ những thiếu sót mà BV đã gây ra.
Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm cho rằng đủ điều kiện để khởi tố vụ án. Ảnh: HUỲNH HẢI. UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu sớm điều tra vụ tai nạn
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã có công văn chỉ đạo cho các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với Cơ quan điều tra hình sự khu vực 3, Quân chủng Phòng không - Không quân nhanh chóng điều tra làm rõ vụ tai nạn giao thông, sớm có kết luận làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, tiến hành xem xét trách nhiệm, xử lý đối với các cá nhân liên quan đến sai phạm trong quá trình xét nghiệm nồng độ cồn của cháu Hồ Hoàng Anh.
Vụ nữ sinh tử vong: Cán bộ không quân sử dụng điện thoại khi lái xe Phó trưởng Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm cho biết qua đấu tranh, tài xế Hoàng Văn Minh thừa nhận có sử dụng điện thoại khi đang lái xe. 14h ngày 2/8, tại trụ sở Sở Thông tin Truyền thông Ninh Thuận diễn ra cuộc họp báo để thông tin chi tiết về vụ nữ sinh lớp 12 tử vong sau...