‘Yêu’ quá mãnh liệt sau 2 năm xa cách, người vợ bị tai nạn nguy hiểm mà phụ nữ đều rất dễ gặp
Xa nhau tới 2 năm, người vợ đã bị chảy máu đến mức phải nhập viện vì anh chồng “yêu” quá mãnh liệt.
Bác sĩ cho biết chị gặp phải tai nạn nguy hiểm.
Thủng cùng đồ vì ‘yêu’ quá mạnh
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã từng tiếp nhận trường hợp vào cấp cứu trong tình trạng ‘ vùng kín’ chảy máu ồ ạt sau yêu. Bệnh nhân cho biết, chồng chị đi lao động nước ngoài. Hai vợ chồng xa nhau tới 2 năm, lâu ngày mới về nhà nên anh chồng ‘yêu’ quá mãnh liệt. Khi lên đến đỉnh điểm cũng là lúc chị phải nhập viện vì thủng cùng đồ.
Tại BVĐK Nông nghiệp (Hà Nội) cách đây không lâu cũng cấp cứu một trường hợp nữ bệnh nhân ra máu nhiều ở vùng âm đạo. Trước đó, sau khi quan hệ tình dục, cô thấy ra máu nhưng không quá nhiều và không đau nên chủ quan. Đây cũng không phải lần đầu cô quan hệ với bạn trai, nhưng lần này thấy ra máu ồ ạt nên vội vào viện khám. Sau khi vào viện, bác sĩ kiểm tra việc máu chảy ồ ạt ở vùng dưới là do bệnh nhân bị thủng cùng đồ. Bác sĩ đã phải mất gần một tiếng để khâu chỗ thủng cầm máu, để ruột không bị lộ ra.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia tình dục học, rách hay thủng cùng đồ là một tai nạn không hiếm ở các cặp đôi ân ái. Đây là một cấp cứu phụ khoa thường gặp nhất của tình trạng chảy máu sau quan hệ. Có những trường hợp cứ nghĩ làm “chuyện ấy” càng mạnh, càng sâu sẽ có cảm giác thỏa mãn mà không lường trước được nguy cơ, trong đó có tai nạn thủng cùng đồ.
Video đang HOT
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, khi cùng đồ bị thủng sẽ khiến phụ nữ đau đớn, chảy máu âm đạo. Không chỉ có phụ nữ trẻ, cả những phụ nữ có tuổi cũng có thể gặp phải tai nạn phòng the này. Ở phụ nữ trẻ, phần lớn do ‘yêu bạo’. Với phụ nữ có tuổi, tử cung teo nhỏ, âm đạo cũng bị khô teo lại, dịch không còn nên khi quan hệ tình dục không cẩn thận dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc. Tùy theo mức độ, thủng cùng đồ có những biến chứng nguy hiểm hơn ảnh hưởng đến tính mạng.
Thủng cùng đồ làm sao để tránh?
Theo BSCKII Trần Văn Hùng (bệnh viện Đại học Y Hà Nội), việc rách cùng đồ ở nữ giới phần lớn do ‘yêu’ quá mạnh hoặc khi thử cảm giác quan hệ mới lạ, thay đổi tư thế đột ngột… Một nguyên nhân nữa do sai tư thế hoặc do kích thước dương vật của nam giới quá lớn… Theo cấu tạo sinh học, cùng đồ là nơi âm đạo bám vào tử cung theo một đường vòng tạo ra các cùng đồ: cùng đồ trước, cùng đồ sau và cùng đồ hai bên. Cùng đồ nằm ở vị trí tận cùng của ống âm đạo nên nếu chỉ quan hệ tình dục thông thường, vị trí này sẽ không ảnh hưởng.
Để tránh tai nạn phòng the thủng cùng đồ, theo bác sĩ Dung, các cặp đôi trước khi quan hệ nên có sự chia sẻ, cởi mở với nhau, thực hiện các động tác nhẹ nhàng sao cho phù hợp với cả hai. Bởi không phải cứ cọ sát mạnh, vào sâu mới đạt được khoái cảm tốt nhất. Ở nữ giới, các đầu thần kinh tạo cảm giác đều tập trung ở gần cửa âm đạo.
Ở nữ giới khi đã đến tuổi mãn kinh mà chị em vẫn còn nhu cầu tình dục thì nên đến gặp thầy thuốc để được tư vấn. Ở độ tuổi này khi quan hệ nên thật nhẹ nhàng, dùng thêm chất bôi trơn để tránh sự cố.
Trường hợp sau khi ‘yêu’ bị chảy máu ồ ạt cần dừng ngay việc quan hệ và đi khám ngay. Các bác sĩ sẽ có những xử trí phù hợp tùy theo mức độ của tổn thương. Trường hợp cùng đồ rách ít có thể không cần can thiệp nhiều, tự lành được. Nhưng rách nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng chức năng sinh sản. Sự cố này còn để lại ảnh hưởng tâm lý lớn, không dám làm ‘chuyện ấy’.
Bị vảy nến trong thời gian thai kỳ có nguy hiểm không?
Nhiều phụ nữ mắc bệnh vảy nến khi mang thai có tâm lý lo ngại bệnh có ảnh hưởng đến thai kỳ và thai nhi.
Vậy thực tế bệnh sẽ tiến triển ra sao trong thời gian phụ nữ mang thai và những điều cần lưu ý là gì?
Vảy nến (POS) là một bệnh rối loạn da mãn tính, đặc trưng bởi các sẩn và mảng đỏ ranh giới rõ, vảy trắng dễ bong. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản- 3/4 bệnh nhân phát bệnh trước 40 tuổi. Lựa chọn liệu pháp điều trị bằng thuốc ít gây rủi ro nhất cho thai nhi là vấn đề chính trong việc quản lý vảy nến ở phụ nữ có thai. Nên lên kế hoạch mang thai khi tình trạng bệnh nhẹ và đang không phải dùng thuốc để điều trị bệnh hoặc đang dùng liều tối thiểu có hiệu quả của các loại thuốc có tác dụng an toàn cho thai nhi tốt nhất. Đối với những bệnh nhân vảy nến mức độ trung bình đến nặng nên trì hoãn mang thai.
Những biến cố bất lợi liên quan đến tỉ lệ tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, sinh non ở những phụ nữ mang thai mắc POS là tương đương với quần thể chung. Các triệu chứng PSO có xu hướng giảm ở những phụ nữ mang thai mắc vảy nến.
Đối với những bệnh nhân vảy nến mức độ trung bình đến nặng nên trì hoãn mang thai.
1.Mối liên quan của bệnh vẩy nến trong thời gian mang thai
Hầu hết các nghiên cứu cho thấy mang thai có tác động tích cực tới bệnh vảy nến và các triệu chứng bệnh có nhiều khả năng cải thiện hơn là xấu đi, nếu chúng thay đổi. Phần lớn sự cải thiện được nhận thấy trong tam cá nguyệt đầu tiên và một số trong tam cá nguyệt thứ hai, và duy trì tác động ở các lần mang thai tiếp theo.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự cải thiện của bệnh vảy nến trong thai kì có liên quan đến việc ức chế hệ thống miễn dịch qua tác động của hormone. Họ cho rằng progesterone đóng vai trò lớn nhất trong việc cải thiện bệnh vảy nến, những thay đổi nội tiết tố của thai kỳ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào sừng vì các tế bào này đã được chứng minh là chuyển hóa các hormone steroid như estrogen và progesterone.
Tuy nhiên cần lưu ý, các triệu chứng bệnh vảy nến có thể bùng phát trong thời kỳ hậu sản- 40% -90% phụ nữ bùng phát bệnh vảy nến trong thời kì hậu sản, theo nhiều nghiên cứu.
2. Triệu chứng của bệnh vảy nến khi mang thai
Vảy nến có những triệu chứng đặc trưng khá dễ nhận biết dù là ở người thường hay phụ nữ đang mang thai. Đó là các biểu hiện:
Sưng khớp, đau khớp.Vùng da đỏ ửng, có các viền đỏ phân định giữa khu vực da khỏe mạnh và da mắc bệnh.Xuất hiện các vảy có màu xám hoặc trắng bạc, hơi cứng trên da.Da bong tróc thành từng mảng. Nếu vảy xuất hiện trên da đầu sẽ dễ nhầm lẫn là gàu.Cảm giác ngứa ngáy, nứt nẻ, bứt rứt.Vảy nến xuất hiện ở các khớp, khuỷu tay và đầu gối.
Trong thời gian mang thai, để đảm bảo sức khỏe mẹ và em bé, khi thấy các triệu chứng bất thường, chị em phải ngay lập tức thăm khám và điều trị
3. Điều trị cách nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Điều trị vảy nến được chia thành ba loại chính: liệu pháp tại chỗ, quang trị liệu và liệu pháp toàn thân. Lựa chọn điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh, mức độ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Liệu pháp tại chỗ và quang trị liệu thường được ưu tiên để điều trị cho phụ nữ mang thai.
Điều trị vảy nến được chia thành ba loại chính: liệu pháp tại chỗ, quang trị liệu và liệu pháp toàn thân.
Ngoài ra bạn có thể áp dụng các mẹo dưới đây:
Pha loãng nước muối loãng thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương.Lấy phần ruột nha đam rồi bôi lên da, kết hợp massage cho các tinh chất dịu nhẹ thấm vào da làm mềm vảy và dưỡng ẩm da.Tắm hoặc dùng lá trầu không sát lên chỗ có vẩy nến.Bôi các loại kem, dầu như dầu oliu, dầu dừa. Bôi kem vitamin E và bôi lên da. Vitamin E sẽ thẩm thấu và giúp ngăn chặn tình trạng da bong tróc, cân bằng độ ẩm và nuôi dưỡng da khỏe mạnh hơn.
Đi khám rong kinh phát hiện chửa trứng, rong kinh nguy hiểm như thế nào? Bị rong kinh gần một tháng, chị B. đến viện khám không ngờ lại bị chửa trứng. Bác sĩ thông báo chị phải cắt tử cung để bảo toàn tính mạng. Chị B., 40 tuổi (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám vì bị rong kinh 3 tuần gần đây. Kết quả siêu âm cho thấy...