Yêu nước bằng trí tuệ và tinh thần hòa bình
Phỏng vấn Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, kiêm Trưởng Ban Thông tin Truyền thông T.Ư GHPGVN
Trước sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa của Việt Nam, trên toàn quốc đã có nhiều cuộc tuần hành ôn hòa; đáng tiếc trong đó có một số ít đối tượng lợi dụng đập phá các nhà máy, xí nghiệp của doanh nghiệp Trung Quốc – kính bạch Hòa thượng cho biết ý kiến của mình về những hành vi như vậy theo quan điểm Phật giáo?
Hòa thượng Thích Gia Quang tại Đại lễ Vesak 2014.
Hòa thượng Thích Gia Quang: Ngay sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Đông, GHPGVN đã có những tiếng nói khẳng định quan điểm của Giáo hội, cộng đồng tăng, ni, phật tử có bổn phận cùng với Nhà nước gìn giữ biên cương, lãnh thổ quốc gia; điều đó là bất khả xâm phạm, bất khả tương nhượng.
Đức Pháp chủ GHPGVN Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã có Thông điệp nêu rõ quan điểm của GHPGVN; trong bức thông điệp ngay tiêu đề là “Thông điệp về hòa bình tại biển Đông”, đó cũng là tinh thần của Giáo hội, tinh thần của đạo Phật, tôn giáo yêu chuộng hòa bình, đề cao các giá trị nhân bản, gắn bó và đồng hành cùng quyền lợi của dân tộc, vì hạnh phúc của chúng sinh.
Những hành vi quá khích, đập phá các nhà máy, xí nghiệp do các doanh nhân Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam là vi phạm Pháp luật, là những việc làm phản tác dụng, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế, sự ổn định của đất nước và cũng không có lợi gì cho việc xây dựng hòa bình trên biển Đông.
Giáo hội đề nghị tất cả mọi người khi thể hiện lòng yêu nước hãy bằng trí tuệ sáng suốt để soi xét và hành động cho hợp lý, trong đạo Phật gọi là “duy tuệ thị nghiệp” – (biết rõ việc mình làm một cách sáng suốt, hãy hành động một cách có lợi nhất).
Sự sáng suốt để có những việc làm đúng đắn một mặt thể hiện được lòng yêu nước, mặt khác giữ vững được môi trường hòa bình ổn định để chúng ta vừa giữ được độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lại vừa ổn định để phát triển kinh tế, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam với truyền thống thân thiện, phân biệt rõ chánh và tà; xây và chống cho đúng đối tượng.
Video đang HOT
Như vậy, chúng ta có hai trách nhiệm chính, một là trách nhiệm thể hiện lòng yêu nước ôn hòa, trí tuệ, cương quyết bảo vệ giang sơn, gấm vóc của Tổ quốc; hai là trác nhiệm xây dựng hình ảnh con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, đề cao các giá trị nhân bản mà nhân loại đã thừa nhận, điều đó phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Kính bạch Hòa thượng, tại Đại lễ Vesak LHQ 2014 vừa được tổ chức thành công tại Bái Đính, Ninh Bình, các đại biểu quốc tế, các tổ chức Phật giáo quốc tế tham dự Đại lễ đã có những nhận định thế nào về tình hình biển Đông?
Hòa thượng Thích Gia Quang: Năm nay Đại lễ Vesak LHQ có nhiều chương trình thảo luận, tuy nhiên chương trình xuyên suốt vẫn là việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc; trong thời gian diễn ra Đại lễ khi biết thông tin Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Đông của Việt Nam, nhiều đại biểu quốc tế là các Chư vị tăng, ni đại diện cho các phái đoàn Phật giáo Quốc tế đã có những phát biểu lên án việc làm của Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Đông của Việt Nam.
Đặc biệt trong “Tuyên bố Ninh Bình 2014″, tại Điều 3 có nói về việc giữ gìn hòa bình, tuân thủ các công ước quốc tế và đặc biệt hơn nữa trong Thông điệp của Ngài Tổng Thư ký LHQ gửi Đại lễ Vesak 2014, có nói rõ những việc các dân tộc phải tôn trọng lẫn nhau và giữ gìn được môi trường hợp tác hữu nghị theo đúng tinh thần của đạo Phật thì thế giới mới được an lạc và hạnh phúc.
Ngay sau Đại lễ Vesak LHQ 2014, nhiều cơ sở tự viện trên toàn quốc đã có những định hướng cho quý phật tử cách thể hiện lòng yêu nước một cách có trí tuệ, phát huy truyền thống dân tộc trên tinh thần “Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn – Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Mỗi một công dân, phật tử hãy chăm lo phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự để cùng nhau góp phần xây dựng đất nước vững mạnh. Đó là cách để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ lâu bền; ngoài ra Giáo hội còn định hướng cho phật tử phải phân biệt rõ cũng như người dân Việt Nam, đa số người dân Trung Quốc đều yêu chuộng hòa bình; trước việc làm sai trái của chính phủ Trung Quốc thì bức Thông điệp của đức Pháp chủ GHPGVN đề nghị Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc phải có tiếng nói mạnh mẽ với Chính phủ Trung Quốc về việc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, các tổ chức Phật giáo cùng góp phần xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Trung Quốc có những hành vi như vậy, đứng trước tinh thần Phật giáo – kính bạch Hòa thượng cho biết Việt Nam nên ứng xử như thế nào?
Hòa thượng Thích Gia Quang: Việt Nam là một dân tộc trải qua nhiều cuộc chiến tranh, tuy nhiên là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, bởi vậy Việt Nam trước hết đề cao mọi biện pháp để bảo vệ hòa bình.
Song để giữ được môi trường hòa bình thì phụ thuộc cả hai bên và nhiều bên. Nếu các quốc gia thiếu thiện chí có hành vi xâm lấn quốc gia khác cụ thể nếu Trung Quốc có hành vi xâm lấn Việt Nam thì mọi người dân Việt Nam kể cả cộng đồng tăng, ni, phật tử đều có những cách của mình trong việc bảo vệ độc lập tự do toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.
Đó là bổn phận và trách nhiệm, điều đó cũng thể hiện tinh thần đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam.
Trong lịch sử hơn 2000 năm qua, như các bạn đã biết có nhiều vị tu hành sẵn sàng cởi áo ca sa khoác chiến bào khi đất nước lâm nguy; khi đất nước hòa bình, cũng chính những chư vị đó lại trở về con đường tu hành.
Tổ quốc có an bình thì người tu hành nói chung và người tu hành theo Phật giáo nói riêng mới có cơ hội được tu hành một cách thuận lợi nhất, mang những giá trị đạo đức cao quý của đạo Phật xây dựng xã hội tốt đẹp, nhân bản, chúng sinh mới được an lạc, hòa bình nhân loại mới được thiết lập.
Theo Kiến Thức
Tâm thư của sinh viên Việt Nam gửi Chính phủ Trung Quốc
Ngày 15.5, cộng đồng sinh viên Việt Nam đang học tập, làm việc và sinh sống tại Thái Lan gửi bức tâm thư tới Chính phủ Trung Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan về việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép ở vùng biển Việt Nam.
Bức thư viết:
"Chúng tôi là những người Việt đang học tập, làm việc, và sinh sống tại Thái lan. Chúng tôi gửi bức thư này đề nghị quý vị giải quyết những vấn đề như sau:
Ảnh chụp từ Atlas thế giới - Brussels 1827, Quyển 2.
Quý vị đều biết bộ bản đồ Atlas do nhà nhà địa lý học người Bỉ Philippe Vandermaelen (1795-1869) vẽ năm 1827 là bộ bản đồ được công nhận và sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Trong 111 tấm bản đồ các nước Châu Á, Empire d'An-nam (Đế chế An Nam - tên gọi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lúc đó) được giới thiệu thông qua 4 tấm. Trong đó, tấm 106 đề Partie de la Cochinchine vẽ đường bờ biển miền Trung Việt Nam từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 16.
Phía ngoài khơi, Paracels (Hoàng Sa) được vẽ chi tiết và chuẩn xác trong khoảng vĩ độ từ 16 đến 17 và kinh độ từ 109 đến 111. Trong khi đó, tấm bản đồ số 98 đề Partie de la Chine (tên gọi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lúc đó) vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho thấy rõ biên giới cực nam của Trung Quốc khi đó chỉ đến đúng cực nam của đảo Hải Nam, chưa chạm đến vĩ độ 18.
Những phản ánh này của bộ Atlas thế giới do Philippe Vandermaelen vẽ cũng thống nhất với các tấm bản đồ phương Tây cùng thời, cũng như với các bản đồ của chính Trung Quốc từ thập kỷ đầu thế kỷ 20 trở về trước.
Những tư liệu về bản đồ và rất nhiều các bằng chứng khác đều cho thấy một sự thật hiển nhiên là, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và chưa bao giờ thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Trong những ngày này, người dân Việt Nam trong và ngoài nước hết sức bất bình và phẫn nộ về những diễn biến căng thẳng do việc ngày 2.5.2014, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào hoạt động tại vị trí có tọa độ 1529'58" vĩ Bắc, 11112'06" kinh Đông, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.
Nhiều tàu thuyền Trung Quốc hộ tống giàn khoan, trong đó có cả các tàu quân sự, đã liên tục tấn công các tàu Việt Nam trong khu vực này, gây thiệt hại nặng nề về tài sản và đe dọa tính mạng của con người.
Việc làm này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đi ngược với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC), được ký giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc.
Việc làm này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự tin cậy chính trị giữa hai nước, gây căng thẳng và đe dọa ổn định tình hình trên biển Đông và khu vực Đông Nam Á (ASEAN) cũng như quốc tế, mà còn tác động tiêu cực đến tình cảm hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước.
Chúng tôi cực lực phản đối hành động nêu trên và yêu cầu chính quyền Trung Quốc dừng ngay các hoạt động khiêu khích, rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Công nhận nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nước duy nhất có chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chúc quý vị mạnh khỏe".
Theo NTD
Quốc tế công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ lâu Những ngày gần đây, Biển Đông lại dậy sóng với sự ngang ngược của Trung Quốc khi đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, nhiều học giả trong nước và quốc tế đã đưa ra những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền...