Yêu một đằng cưới một nẻo, xót lòng khi người ta hỏi: ‘Sao tên chú rể lạ thế, không phải người cũ à?”
“ Tình đầu là thứ mình cứ ngỡ đó là tình cuối. Tình cuối là người khiến mình hiểu ra người đó mới chính là tình đầu.”
Về chung nhà với những người hoàn toàn “mới”
Ta đã từng là tất cả của nhau. (Ảnh minh họa)
Cô này yêu anh kia được 7 năm, yêu từ cái thời hai đứa còn e thẹn trao nhau lá thư tay qua ô cửa sổ lớp học. Cô là đàn em khóa dưới, anh là tiền bối học trên một lớp. Họ có nhau trong mọi bước đường trưởng thành, và ai cũng ngỡ đó là một chuyện tình đẹp như mơ chỉ chờ ngày đâm hoa kết trái bằng một đám cưới đầy hạnh phúc.
Thế nhưng không. Họ chia tay, một cuộc chia tay mệt mỏi và đầy dứt khoát sau vô số lần dùng dằng dăm ba ngày khác. Anh có người mới, cô cũng ngay lập tức đi tìm cho mình một bến đỗ khác. Chẳng bao lâu sau, cô lấy chồng. Và hầu hết những người bạn không thân thiết lắm đều bất ngờ hỏi một câu: “ Sao tên chú rể lạ thế, không phải người cũ à?”
Đúng thế, là một người hoàn toàn “mới”, chưa từng hiện diện trong quá khứ của cô, nhưng sẽ cùng cô đi mãi trong hành trình tương lai.
Vì sao đôi ta nên nỗi?
Cả hai cứ dần xa nhau. (Ảnh minh họa)
Yêu lâu, yêu chán, yêu đến cái nỗi phải thốt lên “bỏ thì thương mà vương thì tội”. “Cuộc tình dài rộng quá đôi khi lại rất buồn” chính là bởi như thế. Họ yêu nhau quá lâu đến cái nỗi cảm thấy nhau như một thói quen, và việc từ bỏ một thói quen thì có bao giờ là dễ dàng. Chán lắm rồi mà không bỏ được. Vì gia đình 2 bên đã tường tận cửa nhà, vì bạn bè chắc mẩm chỉ chờ thiệp cưới. Hơn hết, vì sợ “phí”. Phí từng ấy năm thanh xuân chẳng lẽ lại không đổi lại được điều gì. Rồi thế là cố, cố đến khi giật mình: “Bây giờ chịu đựng đã khó khăn đến thế này. Vậy cả đời dài rộng như thế thì biết phải làm sao?”
Trong khi đó, người mới bước đến. Anh ta nhiều tuổi hơn, chín chắn hơn, trưởng thành hơn, cũng bao dung hơn. Suy cho cùng thì phụ nữ chúng ta cũng chỉ cần một người như vậy làm chồng. Có thể thứ tình yêu dành cho mối tình cuối này chẳng thể nào vẹn nguyên, thuần khiết và trong trẻo như chàng trai đầu tiên kia, thì nó mới chính là thứ an toàn mà cả cuộc đời này ai cũng mong muốn tìm thấy, nhất là vào cái lúc họ cần một điểm tựa vững chắc là gia đình.
Video đang HOT
Đúng người, đúng thời điểm
Phụ nữ đến một độ tuổi nào đó sẽ không cần một người để yêu mà cần một người để lấy làm chồng. (Ảnh minh họa)
Người cũ không phải không tốt, nhưng chưa đủ tốt trong thời điểm mà ta cần. Người mới đến vào quá khứ, cũng chưa chắc đã nên duyên. Nhưng anh ta đến đúng lúc, và trở thành đúng người. Thế nên chẳng hiếm những cô gái yêu một chàng trai đến 7 năm, 10 năm, rồi “bất ngờ” cưới một người khác sau chỉ vài tháng quen nhau, rồi vẫn sống hạnh phúc cùng nhau mãi.
Tình yêu không phải được đo đếm bằng thời gian. Yêu nhau lâu dài không bằng gặp nhau đúng thời điểm. “Tình đầu là thứ mình cứ ngỡ đó là tình cuối. Tình cuối là người khiến mình hiểu ra người đó mới chính là tình đầu.”
Theo Afamily
Các ông chồng, bà vợ mê facebook nên đọc điều này
Không thể phủ nhận vai trò của Facebook trong việc kết nối mọi người, nhưng đồng thời nó cũng góp phần tạo ra những khoảng cách giữa những người thân.
Ảnh minh họa
Lý do là khi mọi người kết nối qua Facebook, họ dễ dàng bị "mờ mắt" trước những "cám dỗ" và sa vào cạm bẫy ngoại tình, hay đơn giản là họ quá chú tâm vào thế giới "ảo" mà quên đi việc cần quan tâm tới vợ hoặc chồng con ở nhà. Vì thế, nếu bạn muốn bảo toàn cho hạnh phúc gia đình, đừng bao giờ sử dụng Facebook theo những cách dưới đây.
Sử dụng Facebook không đúng cách có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. (Ảnh minh họa)
Liên tục cập nhật tin tức mới từ Facebook thay vì cập nhật tình trạng của "đối phương"
Một tình trạng phổ biến khác của các cặp đôi là một trong hai người thường xuyên lướt Facebook thay vì hỏi han và quan tâm tới một nửa còn lại khi cả hai dành thời gian riêng ở bên nhau.
Jennifer Twardowski, một chuyên gia tư vấn về các mối quan hệ cho biết, bà gặp phải rất nhiều khách hàng "than thở" về điều này: Họ cảm thấy bị lạc lõng, thậm chí là bị bỏ rơi khi mà "đối phương" liên tục cập nhật tin tức từ Facebook và có vẻ quên luôn "một nửa còn lại" đang ngồi ngay kế bên.
Giải pháp là hãy thẳng thắn và trao đổi trực tiếp vấn đề để "nửa còn lại" hiểu rõ cảm xúc của bạn, thay đổi cách cư xử phù hợp hơn và không khiến bạn cảm thấy bị "bỏ rơi" nữa. Đừng bao giờ "chép miệng" bỏ qua bởi về lâu dài tình trạng sẽ trở nên trầm trọng hơn bạn tưởng.
Việc cởi mở trao đổi không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của cả hai, mà ngược lại, giúp thu hẹp khoảng cách và thay đổi không khí mỗi khi cả hai dành thời gian bên nhau.
Người thân và bạn bè vẫn duy trì việc tương tác với "người cũ"
Alexandra Solomon về một tình trạng khá mới của các cặp vợ chồng "rổ rá cạp lại" bị khó xử do sự xuất hiện của Facebook. Chuyện là hai vợ chồng A và B đã kết hôn và sống chung được 10 năm thì ly dị; sau đó chồng B lấy vợ mới là C.
Tuy nhiên, các thành viên trong gia đình của B cũng như bạn bè của anh vẫn kết bạn với cô A, vợ cũ của anh trên Facebook và thường xuyên tương tác với A trên trang mạng xã hội này. Điều này làm vợ mới C không hề thoải mái chút nào, thậm chí còn khiến cô cảm thấy bức bối và bị cô lập với gia đình nhà chồng.
Cô có cảm giác A vẫn là người vợ, người con dâu của nhà chồng, còn cô là người xa lạ. Anh B hiểu điều này và cố gắng an ủi vợ mới rằng A đã ở với gia đình anh trong nhiều năm nên việc mọi người vẫn tương tác với nhau là điều bình thường. Tuy nhiên, C luôn có cảm giác bất an và thậm chí là hoài nghi về mối quan hệ của chồng với vợ cũ.
Mọi chuyện trở nên căng thẳng và buộc B phải "tác động" tới các thành viên trong gia đình cũng như bạn bè về việc tương tác với A trên Facebook. Tuy nhiên, yêu cầu của anh B đã vấp phải một số ý kiến trái chiều và thậm chí, một số thấy khó chịu.
Rõ ràng, tình huống này rất nhạy cảm và cần giải quyết một cách tinh tế. Và theo Alexandra, anh A nên thu xếp một buổi gặp để mọi người cùng ngồi lại, nói chuyện một cách nghiêm túc và về cảm giác của bản thân. Cách trực tiếp này chắc chắn hiệu quả và rõ ràng hơn là việc hủy kết bạn hoặc bỏ theo dõi trên Facebook, vốn là các hoạt động "ảo" nhưng lại ảnh hưởng tới đời "thực".
Làm bạn với "tình cũ" trên Facebook
Các cụ xưa có câu "tình cũ không rủ cũng tới" và ngày nay điều này vẫn rất đúng, đặc biệt là khi có quá nhiều trang mạng xã hội là "địa bàn" để tình cũ hoạt động "ngầm".
Nhà nghiên cứu John M.Grohol, đồng thời là nhà sáng lập và CEO của chuyên trang PsychCentral.com kể về một trường hợp của khách hàng như sau: Cô A đã kết hôn được 8 năm và có cuộc hôn nhân rất viên mãn. Một ngày nọ, cô A nhận được yêu cầu kết bạn trên Facebook từ người yêu cũ là anh B.
Ban đầu, cô A nghĩ việc làm bạn trên Facebook với anh B cũng chẳng hại, đơn giản là cô cũng muốn xem cuộc sống hiện tại của anh B và đôi khi nói chuyện cũng không sao. Mọi việc ban đầu diễn ra đúng như suy nghĩ của cô A; nhưng kể từ khi cô A nhắn tin và chat nhiều hơn với anh B, cô bắt đầu có cảm giác đặc biệt. Hai người bắt đầu vượt qua mức bạn bè thông thường và nói chuyện tình cảm hơn. Việc nhắn tin và chuyện trò bí mật với tình cũ khiến cô có những cảm giác rất khác lạ và thú vị hơn hẳn những cảm xúc ổn định của cuộc sống hôn nhân ngày thường.
Câu chuyện được đẩy lên cao trào khi cô A và anh B quyết định hẹn gặp nhau ở ngoài Facebook. Ban đầu, họ chỉ hẹn nhau đi uống nước nhưng "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén", cô A đã vượt qua ranh giới bạn bè và "ngoại tình" cùng anh B.
Khi mọi sự đã rồi, cô A cảm thấy vô cùng tội lỗi với chồng và xấu hổ về những điều đã xảy ra. Nhưng chỉ ngay ngày hôm sau, khi cả hai tiếp tục chat trên Facebook, họ lại hẹn hò cho lần gặp tiếp theo.
Mỗi lần hẹn gặp anh B ở ngoài, cô đều cảm thấy tội lỗi hơn nhưng mọi việc cứ lặp lại cho đến khi chồng cô A phát hiện ra việc cô ngoại tình. Cả hai vợ chồng cô đã phải ngồi lại và nói chuyện rất lâu về cách xử lý cũng như những dự định lâu dài hơn nếu họ vẫn còn đi tiếp với nhau.
Theo ông John M.Grohol, bài học rút ra ở đây là khi bạn đã có gia đình thì điều quan trọng là phải giữ tương tác liên tục cùng vợ/chồng và hạn chế tối đa các phương tiện nhắn tin, mạng xã hội với người khác giới, đặc biệt là "tình cũ" (nếu không cần thiết). Điều đó giúp bạn tránh xa những "cảm giác lạ" và không bị rơi vào "cạm bẫy" ngoại tình.
Ngắm nhìn các cặp đôi khác khoe ảnh tình tứ trên Facebook
Facebook giống như một "vườn tình yêu" nơi các cặp đôi thi nhau thể hiện tình cảm ngọt ngào bằng các cử chỉ quan tâm hay lời lẽ yêu thương kiểu "soái ca". Nếu bạn cũng đang ở cùng "tầng mây thứ 9" với các cặp đôi này thì xin chúc mừng: Bạn đang sống những ngày hạnh phúc nhất trên Facebook.
Còn nếu bạn đang ở "vùng phủ sóng" của những âu lo đời thường và chuyện tình yêu không ngọt ngào như tiểu thuyết thì chắc chắn rằng những bài viết kiểu "ngôn tình trên Facebook" sẽ khiến bạn bực bội và khó chịu. Cảm giác này là hệ quả của việc so sánh và dĩ nhiên là nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới quan hệ giữa bạn và một nửa còn lại.
Theo Plo
Tuyệt đối không nên yêu lại người cũ vì lý do này Có những mối quan hệ một khi đã mất rồi thì không nên tìm lại, đặc biệt là "tình cũ". Vậy thì lý do vì sao chúng ta không nên yêu lại người cũ? Hãy cùng đọc xem có đúng không nhé. ảnh minh họa Trở lại chưa hẳn là tình yêu Nhiều người sau khi chia tay người yêu cũ thì có...