Yêu cầu Trung Quốc trả lời gần 300 tấn hoa quả nhiễm độc tuồn sang Việt Nam
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản vừa có thông báo gửi Tổng cục Giám sát chất lượng, thanh tra và kiểm dịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc trả lời việc gần 300 tấn hoa quả nhiễm độc tuồn sang Việt Nam.
Táo hồng Trung Quốc (ảnh minh họa)
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đề nghị các cơ quan chức năng phía Trung Quốc điều tra rõ nguyên nhân vụ việc, truy xuất nguồn gốc các lô hàng vi phạm và sớm thông báo kết quả thực hiện tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; đồng thời, yêu cầu phía Trung Quốc có kế hoạch thực hiện việc áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp đối với những lô hàng nói trên.
Được biết, trước đó, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã phát hiện 17 lô hàng vi phạm. Trong đó có 8 loại gồm 6 loại trái cây và 2 loại củ từ Trung Quốc chứa chất độc hại bao gồm: Nho tươi, chanh tươi, hồng quả, cà rốt, táo, cam tươi, quýt tươi và củ cải trắng.
Theo VTV.vn
Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nguyên tắc estoppel
Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do đó nó không có giá trị pháp lý đối với hai quần đảo này.
Trường Sa. Ảnh: Trường Phong
Video đang HOT
Ngày 23/5, tại cuộc họp báo quốc tế do Bộ Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam một lần nữa tái khẳng định Trung Quốc đã viện dẫn sai lệch bức thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi phía Trung Quốc ngày 14/9/1958. Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do đó nó không có giá trị pháp lý đối với hai quần đảo này.
Hoàn cảnh và ý nghĩa thực tế của bức thư
Trong bối cảnh của thời kỳ chiến tranh lạnh và thế giới phân chia thành hai phe: Tư bản chủ nghĩa (TBCN) và xã hội chủ nghĩa (XHCN), xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan (Đài Loan lúc đó còn giữ hai đảo nằm giáp lục địa Trung Quốc là Kim Môn và Mã Tổ), hải quân Mỹ đến vùng eo biển Đài Loan, khiến Trung Quốc lo sợ rằng Mỹ có thể tấn công xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra Tuyên bố về lãnh hải ngày 4/9/1958 với nội dung như sau:
(1) Chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. iều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, ài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo ông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) (3) ...
(4) ài Loan và Bành Hồ hiện còn bị Mỹ cưỡng chiếm. ây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. ài Loan và Bành Hồ đang chờ được chiếm lại. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoài không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc".
Đáp lại tuyên bố này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi bức thư ngày 14/9/1958 cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau: "Thưa đồng chí Tổng lý. Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng".
Tại sao lại có bức thư này và với nội dung như trên? Hoàn cảnh ra đời và giá trị pháp lý của nó là gì? Để đánh giá một cách khách quan giá trị của bức thư này, chúng ta cần xem xét bối cảnh ra đời cũng như nội dung chính của văn bản này, và cần đặt nó dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế.
PGS.TS Nguyễn Bá Diến
Thứ nhất, về khía cạnh chính trị - ngoại giao, chúng ta cần xét đến bối cảnh thực tế của quan hệ quốc tế và quan hệ Việt - Trung tại thời điểm năm 1958 để hiểu cặn kẽ vì sao Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại có văn bản này - trong bối cảnh của thời kỳ Chiến tranh lạnh với sự va đập và đối kháng giữa hai lực lượng, hai hệ tư tưởng: phe TBCN (trung tâm là Mỹ) và phe XHCN (Liên Xô, Trung Quốc). Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, những phần tử diều hâu trong giới quân sự Mỹ vẫn chống Trung Quốc và đưa hạm đội vào hoạt động trong eo biển Đài Loan, đe dọa Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc cũng đã trở thành đối tượng của chiến lược bành trướng của Mỹ ở châu Á nhất là từ khi quân Trung Quốc pháo kích liên tục Kim Môn và Mã Tổ. Theo một tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong "kế hoạch hành động đối với Việt Nam" đề ngày 24/5/1965, Mc Naughton đã lên danh sách mục tiêu của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam mà một trong bốn mục tiêu đó là "để bảo vệ Nam Việt Nam và vùng lân cận khỏi tay Trung Quốc".
Đúng như luật gia Lưu Văn Lợi, cựu Chánh văn phòng - Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng ban Biên giới thuộc Hội đồng Bộ trưởng (1978-1989) - đã nhận định: "Nếu ai cho đó là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa thì là đi quá nội dung và mục đích của bức thư, đồng thời phủ nhận tình cảm thiêng liêng trong lòng người Việt Nam, người Trung Quốc lúc bấy giờ".
Vào thời điểm đó, Việt Nam đã trở thành lực lượng xung kích của phe XHCN trong tuyến đầu chống lại Mỹ và trở thành đồng minh chiến lược của Trung Quốc, "vừa là đồng chí vừa là anh em", "anh em một nhà" (Trung - Việt nhất gia). Thật không sai khi có quan điểm cho rằng, quan hệ giữa hai nước Việt-Trung lúc bấy giờ mật thiết "như môi với răng". Hơn nữa, lúc bấy giờ Hội nghị Giơ-ne-vơ của Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã ban hành bốn Công ước, trong đó có Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958. Trung Quốc muốn thể hiện vị thế nhất định của mình trên trường quốc tế nên đã ban hành Tuyên bố ngày 4/9/1958 về lãnh hải.
Do vậy, bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chắc chắn không định đề cập vấn đề pháp lý về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, càng không có ý định từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, mà chỉ nhằm một điều duy nhất, đó là: Thể hiện sự ủng hộ đối với việc quy định lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc nhằm cản tay Mỹ.
Phải đứng trên tinh thần đó và bối cảnh những năm 50-60 của thế kỷ trước (quan hệ Việt- Trung; quan hệ Trung-Mỹ cũng như tình hình khu vực và quan hệ quốc tế...) để hiểu bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không phải là sự tuyên bố của VNDCCH từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ phản ánh một sự thật trong giai đoạn tốt đẹp của tình hữu nghị Việt - Trung; phản ánh tình cảm hữu nghị, tình đoàn kết của nhân dân Việt Nam đối với Trung Quốc trước mối đe dọa của Mỹ vào thời điểm lịch sử đó mà thôi.
Việt Nam không vi phạm các điều kiện của nguyên tắc estoppel
Về mặt pháp lý, có học giả đã lấy thuyết estoppel để khẳng định bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là có sự ràng buộc đối với Việt Nam và Việt Nam bây giờ không có quyền nói ngược lại.
Vậy thuyết estoppel là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau về estoppel. Tuy nhiên, hiểu một cách chung nhất, thì estoppel là một học thuyết/nguyên tắc/tập quán, mà theo đó, một quốc gia phải nhất quán trong ứng xử và không được bác bỏ một thực tế đã được chính quốc gia này thừa nhận trước đó. Mục tiêu chính của thuyết này là không cho phép một quốc gia được hưởng lợi hoặc gây thiệt hại cho một quốc gia khác thông qua cách ứng xử không nhất quán của mình.
Theo phán quyết của Tòa công lý quốc tế giải quyết tranh chấp giữa Mỹ và Nicaragua trong vụ "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua", thì: "Estoppel có thể được suy diễn từ một thái độ, những lời tuyên bố của một quốc gia nhằm chấp nhận một tình trạng nào đó; thái độ hoặc lời tuyên bố không những phải được thực hiện một cách rõ ràng và liên tục, mà còn phải khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động và phải chịu thiệt hại". Các luật gia đều cho rằng, ngầm công nhận trong một tình huống nhất định sẽ dẫn đến estoppel. Nếu quốc gia đã biết rõ về một sự việc cụ thể song vẫn giữ im lặng thì việc im lặng đó phải được giải thích là sự đồng ý, chấp nhận và sẽ không đưa đòi hỏi ngược lại.
Các luật gia quốc tế cũng khá thống nhất trong quan điểm gắn việc ngầm công nhận với estoppel khi giải quyết tranh chấp lãnh thổ và cho rằng trong tranh chấp lãnh thổ, việc ngầm công nhận sẽ đồng nghĩa với estoppel nếu: (i) Các bên tranh chấp lãnh thổ đều đưa ra các yêu sách trái ngược nhau; (ii) Các bên đều biết rõ các yêu sách của nhau; (iii) Một bên giữ im lặng hoặc không có ý kiến hay hành động gì trước yêu sách của đối phương và như vậy bị mất đi quyền của mình.
Như vậy, theo thuyết estoppel thì phải hội đủ 4 điều kiện: (1) thái độ, lời tuyên bố của một quốc gia nhằm chấp nhận một tình trạng nào đó; (2) thái độ, lời tuyên bố đó phải được thể hiện rõ ràng; (3) thái độ, lời tuyên bố đó phải được thể hiện liên tục; (4) khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động hoặc phải chịu thiệt hại.
Áp dụng những nội dung trên của nguyên tắc estoppel vào bức thư của Thủ tướng VNDCCH cho thấy nó thiếu tất cả các điều kiện nêu trên.
Theo điều kiện thứ nhất của estoppel, bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không phải là tuyên bố của Việt Nam về từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vì các lẽ:
Một là, căn cứ Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 (được các nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc bảo trợ) trong đó có các điều khoản về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Đông Dương, đồng thời công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của nước Việt Nam. Tuy nhiên, theo Hiệp định này, Việt Nam tạm thời chia làm hai miền (chứ không phải là chia thành hai quốc gia độc lập- như một số người gần đây nhầm lẫn), lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa quản lý miền Bắc, còn miền Nam Việt Nam do Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH-Nam Việt Nam) tiếp quản kể cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Như vậy, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý những đảo này và không có thẩm quyền để quyết định về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lúc bấy giờ. Lúc đó, những đảo này nằm dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng hòa; mà các chính phủ Việt Nam Cộng hòa luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. Còn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng không tuyên bố điều gì có thể làm hại đến chủ quyền này cả...
(Còn nữa)
PGS.TS Nguyễn Bá Diến - Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế, Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo.
Theo PGS.TS Nguyễn Bá Diến
Tiền phong
Cần nhiều kịch bản ứng phó tình hình Đó là nhận định của ĐB Trần Hoàng Ngân - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo ANTĐ sáng 2-6. - Trước những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông, theo ông, Chính phủ cần có những biện pháp cụ thể nào? - Chính phủ đã đưa ra những giải pháp cho nền...