Yêu cầu “online thường xuyên, bắt trend nhanh”, nhà tuyển dụng khiến dân tình hết hồn với quyền lợi đi kèm
Dù đọc quyền lợi rất vô lý nhưng không ít ứng viên đã mắc bẫy và liên tục xin thêm thông tin tuyển dụng.
Câu chuyện giữa 2 đối trọng trong môi trường công sở là ứng viên và nhà tuyển dụng luôn được dân tình quan tâm bàn tán. Nhất là trong thời đại ngày nay, ứng viên không cần phải đến tận công ty để biết thông tin, mà chỉ cần một bài post là đã có rất nhiều chuyện để bàn xung quanh.
Tuy nhiên, bên cạnh những bài đăng có tâm thì cũng có những bài cung cấp thông tin tuyển dụng rất vô lý khi bài viết một đằng thông tin một nẻo hay điều kiện đầu vào toàn yêu cầu cao sang nhưng mức lương lại thấp vô lý. Câu chuyện của nữ tuyển dụng dưới đây là một ví dụ điển hình.
Bài đăng tuyển dụng gây bức xúc với mức lương thấp vô lý.
Cụ thể, bài viết được đăng trong group chuyên tìm việc làm liên quan mảng báo chí, truyền thông. Bài đăng nhìn qua cũng hoàn toàn bình thường với các yêu cầu: Nắm bắt tin tức nhanh chóng, có khả năng bắt trend nhanh, có thể làm việc tại nhà, công việc tự do về thời gian, online thường xuyên…
Tuy nhiên, điều bất hợp lý là mức lương đưa ra chỉ 3 triệu với KPI là 6 bài/ngày! Tính nhẩm nhanh thì một tháng sẽ viết 180 bài, chia ra mỗi bài viết chưa đến 17.000 đồng. Một bài viết trung bình ít nhất 30 phút – 1 tiếng, nội dung yêu cầu thường xuyên online, thậm chí có những bài còn chưa chắc viết xong đã được xuất bản.
Bên dưới bài đăng, rất nhiều dân mạng cũng bày tỏ sự nghi ngờ đối với mức lương thấp vô lý này. Nhiều người chỉ ra nguyên nhân giá con chữ xuống dốc nhanh vì các bạn sinh viên cứ thấy lương tầm 3-5 triệu là đổ xô đi làm mà không quan tâm bản thân học được những gì hay mức lương đó có thực sự tương xứng với khối lượng công việc.
Dân tình cũng đồng loạt chỉ ra hàng loạt thiếu sót của bài đăng tuyển dụng như: Người đăng tin dùng nick ảo với độ tin cậy cực thấp; nội dung tuyển sơ sài khi không chỉ rõ được yêu cầu bài viết, chuyên mục đăng tải, chế độ nhuận bút, cách thức ứng tuyển, địa chỉ công ty… Đây rất có thể là bài viết câu like hoặc đánh lừa những bạn trẻ nhẹ dạ cả tin.
Tuy nhiên, không ít dân mạng cũng nhẹ dạ xin JD làm công việc này.
Video đang HOT
Vậy lương công việc biên tập bài viết có thực sự thấp như vây?
Biên tập viên hay cộng tác viên viết bài là một ví trị xuất hiện trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp như báo chí, truyền hình, xuất bản… với vai trò bảo đảm sản phẩm trước lúc công khai được đảm bảo nội dung và hình thức. Công việc này khá đa dạng và phức tạp, bao gồm nghe ngóng thông tin, lựa chọn đề tài, phỏng vấn cho tới sửa bài, chỉ dẫn trang…
Thực tế, công việc này phải đối mặt với rất nhiều áp lực sao cho mọi việc đều ăn khớp với nhau để ra đời tờ báo đầy đặn nhất. Với những trang báo mạng thì càng gấp hơn vì tin tức được update từng ngày, từng giờ. Khi theo đuổi công việc này, bạn cần trong tư thế có thể phải viết bài, chạy đi viết tin lúc đêm khuya hay không có nhiều thời gian dành cho bản thân.
Mức lương của 1 BTV trung bình vào khoảng 7-11 triệu đồng/tháng, nếu chăm chỉ có thể lên đến 20-25 triệu/tháng. Mức lương cho 1 CTV trung bình 3-7 triệu/tháng.
Nhà thiết kế Nhật sốc khi chứng kiến dân công sở Việt ngủ trưa
Đối với dân văn phòng Việt Nam, hàng ngày phải làm việc ít nhất 8 tiếng trên công ty, một giấc ngủ trong giờ nghỉ trưa 1-2 tiếng có lẽ là quá xa xỉ.
Bởi vậy nên, tận dụng khoảng thời gian hiếm hoi này, nhiều người không ngần ngại tìm đủ mọi cách để có thể thoải mái "chợp mắt" dù chỉ vài phút.
Hình ảnh những "nam thanh nữ tú" công sở nằm ra sàn đất hay ngủ gục trên bàn, ghế không còn xa lạ gì khi bước vào các công ty. Tuy nhiên, dù quen mắt với người Việt nhưng đối với nước bạn đây vẫn là những hình ảnh lạ lẫm và đầy bất ngờ.
Văn hoá ngủ trưa của nhân viên văn phòng Việt khiến nước bạn bất ngờ. (Ảnh: Yamada)
Nhà thiết kế Nhật ngỡ ngàng trước buổi ngủ trưa tập thể của nhân viên văn phòng
Mới đây, bài đăng của một nhà thiết kế người Nhật đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng, đặc biệt là giới trẻ Việt hay những người đang làm việc trong môi trường công sở. Được biết, anh là nhà thiết kế làm về mảng nội thất, hiện đang công tác tại TP. HCM.
Lần đầu tiếp xúc với môi trường công sở Việt Nam, nhà thiết kế đã vô cùng ngạc nhiên trước văn hoá ngủ trưa của dân văn phòng. Anh đã chụp lại bức ảnh về khoảnh khắc ngủ tập thể của nhân viên kèm dòng trạng thái đăng tải trên trang cá nhân: "Thoạt nhìn cứ tưởng là bệnh viện da chiến, nhưng cái cách mà người Việt tận dụng giờ nghỉ trưa trông thật ngoạn mục".
Bài đăng của nhà thiết kế người Nhật. (Ảnh chụp màn hình: Ngọc Ánh)
Tấm hình được anh chụp lại. (Ảnh: Yamada)
Bài đăng của nhà thiết kế Nhật đã tạo nên sự chú ý đối với rất nhiều đồng hương của mình. Thậm chí, có một tài khoản Nhật còn lên tiếng ngợi khen, cho rằng: "Nếu tất cả người dân Việt Nam đều nghiêm túc với việc ngủ trưa như thế này, tôi nghĩ một ngày nào đó Nhật Bản sẽ bị vượt mặt".
Một tài khoản Nhật lên tiếng: "Trên thực tế, tốt hơn hết là bạn nên đắm mình vào một giấc ngủ trưa ngắn để có thể làm việc hiệu quả hơn vào buổi chiều. Đó là một lý thuyết cực đoan nhưng hiệu quả hơn việc tận dụng chợp mắt mọi lúc có thể. Nếu tất cả người dân Việt Nam đều nghiêm túc với việc ngủ trưa như thế này, tôi nghĩ một ngày nào đó Nhật Bản sẽ bị vượt mặt". (Ảnh chụp màn hình)
Dân tình gật gù xem đây là văn hoá công sở
Dòng trạng thái của nhà thiết kế Nhật được nhiều bạn trẻ Việt nam nhanh chóng chia sẻ và hướng ứng. Đây được xem là văn hoá không thể thiếu nơi công sở. Nhiều người cũng cho biết về tầm quan trọng của giấc ngủ trưa khi nó đã trở thành thói quen.
"Ngày xưa không đi làm xem thường giấc ngủ trưa chứ đi làm rồi mới thấy ngủ trưa quan trọng lắm".
"Văn hoá ngủ trưa, công ty mình đủ combo luôn".
"Phòng tui cứ sau 12h là được nghe bản giao hưởng của những tiếng ngáy".
"Ngày nhỏ bố mẹ bắt ngủ trưa không bao giờ ngủ, toàn nằm giả vờ nhắm mắt đợi bố mẹ ngủ rồi lẻn đi chơi. Giờ lớn lên mới thấy được ngủ trưa hạnh phúc như thế nào. Hôm nào mà không ngủ trưa thì y rằng cả chiều đến tối hôm đó không làm gì được luôn".
Cộng đồng mạng bình luận rôm rả. (Ảnh chụp màn hình)
Lý do quan trọng về giấc ngủ trưa nơi công sở
Theo nghiên cứu của giáo sư Vincent Walsh (thuộc Đại học London), nhiều suy nghĩ sáng tạo có thể "ập tới" trong khoảng thời gian con người thư giãn, não bộ có những liên kết mới. Vị giáo sư khẳng định, nếu buộc bản thân phải sáng tạo, bạn sẽ không bao giờ tìm được điều gì đó mới mẻ, hay ho.
Ông cũng cho biết, bản thân rất coi trọng giấc ngủ trưa: "Ngủ trưa là cách tốt nhất để cung cấp thời gian nghỉ ngơi cho não của bạn. Trưa nào tôi cũng có một giấc ngủ ngắn". Đặc biệt, một giấc ngủ ngắn kéo dài từ 30 đến 90 phút cũng có thể nâng cao năng suất làm việc và hiệu quả công việc của công ty.
Vị giáo sư còn đưa ra lời khuyên, cho rằng mỗi người nên cầm theo giấy bút và sổ tay bên mình, bởi mọi ý tưởng vĩ đại có thể tới vào thời điểm bạn không ngờ nhất, kể cả khi ngủ ngày.
Tranh vẽ của tác giả Kensuke Murata về văn hóa ngủ trưa ở Việt Nam. (Ảnh: Kensuke Murata)
Các căn phòng làm việc luôn tắt điện. (Ảnh: Kensuke Murata)
Hạn chế làm ồn giờ trưa. (Ảnh: Kensuke Murata)
Giấc ngủ quan trọng với dân công sở vậy đấy! (Ảnh: Kensuke Murata)
Bởi vì giờ nghỉ trưa thường ngắn nên các nhân viên công sở luôn tận dụng từng giây từng phút cho một giấc ngủ. Không thể phủ nhận 1 điều rằng, dù chỉ là nhắm mắt ít phút nhưng khi cơ thể được nghỉ ngơi, bản thân cũng cảm thấy năng động, sảng khoái và nâng cao được tinh thần làm việc hơn rất nhiều.
Mâm cơm chỉ từ 120k của mẹ đơn thân Hà Nội "nấu ăn vì đam mê không phải là trách nhiệm" khiến ai nhìn cũng phải xuýt xoa Từng là người không biết nấu ăn nhưng sau nhiều biến cố, bà mẹ đơn thân này đã lấy công việc bếp núc là niềm vui và bây giờ vào bếp là đam mê của chị... Từng là người không thích nội trợ nấu ăn nhưng do hoàn cảnh, bà mẹ trẻ này đã thay đổi hoàn toàn. Vì con, mỗi mâm cơm...