Yêu cầu giải trình dự án tái định cư sân bay Long Thành
Dự án có tổng số hộ dân bị giải tỏa là 4.864 hộ, suất vốn đầu tư theo hộ dân 4,71 tỉ đồng/hộ là khá cao so với các dự án khác.
Hội đồng Thẩm định Nhà nước vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai về dự án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành ( sân bay Long Thành). Hội đồng này cho rằng trong tờ trình và báo cáo nghiên cứu khả thi về số hộ bị thu hồi đất, phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nhu cầu tái định cư còn nhiều điểm cần làm rõ.
4,71 tỉ đồng/hộ là khá cao
Theo số liệu khảo sát, chỉ có 3.789 hộ dân có nguyện vọng vào khu tái định cư tập trung, thấp hơn số liệu hộ dân tái định cư (4.864 hộ), thấp hơn số liệu dự kiến bố trí vào các khu tái định cư (5.196 hộ) của tỉnh Đồng Nai. “UBND tỉnh Đồng Nai phải kiểm tra, làm rõ và chuẩn xác các thông tin số liệu trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và tờ trình” – Hội đồng Thẩm định Nhà nước đề nghị.
Về quy mô tái định cư, hội đồng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai giải trình, làm rõ sự cần thiết phải thực hiện đầu tư cả hai khu tái định cư (Lộc An – Bình Sơn và khu dân cư, tái định cư Bình Sơn). Chỉ riêng Lộc An – Bình Sơn với quy hoạch 5.002 lô nhà liền kề, nhà vườn, quy mô dân số 26.500-29.500 người đã vượt nhu cầu tái định cư cho các hộ dân trong khu vực dự án, quy mô dân số cũng cao hơn gần gấp đôi so với nhu cầu.
Khu vực thực hiện dự án tái định cư Lộc An-Bình Sơn. Ảnh: V.HỘI
“Trường hợp bắt buộc phải bố trí tái định cư tại hai khu theo nguyện vọng của người dân, đề nghị làm rõ nhu cầu và dự kiến tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành trong từng khu tái định cư, xác định tỉ lệ góp vốn đầu tư phục vụ công tác tái định cư từng khu tái định cư. Việc đầu tư, phục vụ nhu cầu đô thị của địa phương và các dự án khác không được tính trong tổng mức đầu tư dự án…” – Hội đồng Thẩm định Nhà nước thông báo.
Về thời gian thu hồi đất, hội đồng đánh giá UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất bắt đầu từ năm 2018, hoàn thành trong năm 2020 là không phù hợp. Vì người dân vào sống trong khu tái định cư sớm nhất phải tháng 7-2019. Riêng khu Bình Sơn sẽ hoàn thiện cho người dân vào ở từ tháng 1-2021. Do đó hội đồng yêu cầu Đồng Nai làm rõ hơn phương án này.
Liên quan đến tổng vốn đầu tư (22.927 tỉ đồng), hội đồng cho rằng theo báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án có tổng số hộ dân bị giải tỏa là 4.864 hộ, suất vốn đầu tư theo hộ dân 4,71 tỉ đồng/hộ là khá cao so với các dự án khác. “Đồng Nai cần làm rõ căn cứ pháp lý, cơ sở tính toán và nguyên nhân suất đầu tư rất cao của dự án” – hội đồng đề nghị.
Video đang HOT
23.000 tỉ đồng (làm tròn) là tổng vốn đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong đó, xây khu tái định cư hơn 4.000 tỉ đồng, tái lập hạ tầng ngoài ranh giới cảng hàng không gần 480 tỉ đồng, bồi thường hỗ trợ và tái định cư gần 18.000 tỉ đồng, đào tạo nghề giải quyết việc làm là 388 tỉ đồng…
Phải thực hiện đấu giá
Đối với công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (tổng vốn 17.943 tỉ đồng), hội đồng đề nghị tỉnh Đồng Nai làm rõ căn cứ pháp lý, cơ sở xác định. Cụ thể, giải thích về chi phí bồi thường các loại tài sản khác (200 tỉ đồng), chòi (129 tỉ đồng), một số loại cây ăn quả (100 tỉ đồng), một số cây cảnh (100 tỉ đồng)…
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, tổng chi phí đầu tư xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh hạ tầng khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn, phân khu 3 khu dân cư – tái định cư Bình Sơn và khu nghĩa trang phục vụ nhu cầu của địa phương là 1.115 tỉ đồng. Tỉnh đề nghị được ngân sách trung ương hỗ trợ trước, tỉnh sẽ hoàn trả sau. Hội đồng khẳng định đề xuất này không phù hợp với quy định của pháp luật, nghị quyết của Quốc hội. UBND tỉnh Đồng Nai phải bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện.
Hội đồng cũng đề nghị Đồng Nai làm rõ căn cứ pháp lý, cơ sở tính toán, xác định số tiền thu hồi từ việc giao đất ở tái định cư (2.440 tỉ đồng). Việc giao đất, thu hồi tiền sử dụng đất ngoài đất tái định cư phải thực hiện đấu giá theo chỉ đạo của Quốc hội và các quy định hiện hành…
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai lên tiếng
. Vì sao số liệu khảo sát chỉ có 3.789 hộ dân có nguyện vọng vào khu tái định cư tập trung, thấp hơn số liệu do tỉnh công bố?
Ông Trần Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai: Trong số 3.789 hộ đó có thể có những hộ phụ và theo quy định người ta có quyền được tách ra. Đây là số liệu dự kiến, còn thực tế có thể có những hộ dân sẽ vào sống khu tái định cư, có hộ không chịu vào. Về nguyên tắc thì địa phương phải xây dựng khu tái định cư hoàn chỉnh đủ để bố trí cho người dân. Vì vậy thông tin cho rằng tỉnh bố trí tái định cư vượt quá số người quy định tôi cho rằng chưa đầy đủ.
. Hội đồng cho rằng dự án có tổng số hộ dân bị giải tỏa là 4.864 hộ, suất vốn đầu tư là 4,71 tỉ đồng/hộ, khá cao so với các dự án khác?
Hiểu như thế là sai, không có chuyện phải bồi thường cho một hộ hơn 4,7 tỉ đồng. Những người có ý kiến đó là chưa hiểu về giải phóng mặt bằng. Đó là con số bình quân. Còn tỉnh phải làm đúng theo quy định, hộ dân đó có bao nhiêu đất, bao nhiêu nhà cửa thì được bồi thường bấy nhiêu. Sau khi Hội đồng Thẩm định Nhà nước có văn bản về nội dung trên thì UBND tỉnh Đồng Nai đã giải trình và gửi lại ngay.
. Từ số liệu của Hội đồng Thẩm định Nhà nước về giá trị bồi thường, có ý kiến cho rằng có sự thông đồng móc nối để bồi thường cao cho người dân…
Làm sao mà thông đồng móc nối được, còn bao nhiêu khâu kiểm tra, giám sát. Không ai đi làm chuyện đó cả!
VŨ HỘI thực hiện
Theo Viết Long
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh
Lo ngại sốt đất ảnh hưởng giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành
Tình trạng sốt đất khu vực gần nơi triển khai Cảng Hàng không quốc tế Long Thành đang "nóng" trở lại.
Tình trạng sốt đất khu vực gần nơi triển khai CHK quốc tế Long Thành đang "nóng" trở lại sau khi Quốc hội chính thức thông qua việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án.
4.700 hộ dân phải di dời
Những ngày cuối tháng 7, tình trạng sốt đất khu vực gần nơi triển khai CHK quốc tế Long Thành đang "nóng" trở lại sau khi Quốc hội chính thức thông qua việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Dạo quanh các tuyến đường ven QL51, thị trấn Long Thành, ĐT 769... PV Báo Giao thông ghi nhận, văn phòng bất động sản rao bán các dự án phân lô, bán nền mọc lên nhan nhản. Nhân viên tiếp thị chào mời bằng những bản vẽ quy hoạch các khu phố, các trung tâm thương mại, dịch vụ gắn liền dự án sân bay với giá gấp đôi, gấp ba so với giá đất thực tế trước đây.
Các quảng cáo bán đất giá rẻ vùng gần dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được treo đầy trên cột điện - Ảnh: Ngọc An
Trong khi đó, người dân xã Suối Trầu - nơi giải tỏa trắng phục vụ thi công dự án không khỏi hoang mang khi thấy các tấm bảng quảng cáo chào bán đất trong khu vực thấp nhất 350 triệu đồng/100m2, thậm chí trên mạng internet còn rao 700 triệu đồng/100m2. "Giá đất này thật hay ảo, khi đền bù cho người dân giá bao nhiêu? Hiện, giá đất thị trường tăng từng ngày, các xã lân cận như: Bình Sơn, Long An... không bị giải tỏa cũng tăng chóng mặt. Không biết khi được bồi thường chúng tôi có đủ tiền mua đất nơi khác hay không?", ông Võ Minh Tâm, xã Suối Trầu (huyện Long Thành), người có đất trong diện bị giải tỏa lo lắng.
Ông Ngô Thế Ân, Chủ tịch UBND huyện Long Thành cho biết: Để giải tỏa mặt bằng phải di dời trên 4.700 hộ dân (15.000 nhân khẩu) và 26 tổ chức. Đã hơn 10 năm trôi qua, người dân trong vùng quy hoạch dự án phải chịu nhiều thiệt thòi nên họ rất mong muốn dự án sớm triển khai. Trước tình hình biến động về quy hoạch sử dụng đất, UBND huyện Long Thành cũng đã kiến nghị tỉnh Đồng Nai sớm có quy hoạch và quản lý đất đai xung quanh vùng phụ cận CHK quốc tế Long Thành.
Sốt đất ảo, nhiều rủi ro
Ông Trần Văn Vĩnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhận định, có tình trạng "sốt đất" tại khu vực gần CHK quốc tế Long Thành nhưng ẩn chứa nhiều yếu tố "ảo". Hầu hết đất tại khu vực huyện Long Thành đều do người từ nơi khác đến mua. "Thời gian qua sốt đất không riêng tại Đồng Nai mà diễn ra ở nhiều tỉnh phía Nam, nhất là khu vực ngoại ô TP.HCM. Hiện một số đối tượng đầu cơ đất lợi dụng tâm lý gần CHK quốc tế Long Thành để "thổi giá" tạo sốt đất ảo", ông Vĩnh nói.
Tháng 4/2017, UBND tinh Đồng Nai đã co quyêt đinh tam ngưng giai quyêt hô sơ tach thưa đât trên đia ban, chơ ban hanh quy đinh mơi nhằm han chê tach thưa đât, sang nhương tran lan kho quan ly trong xây dưng. Riêng huyện Long Thành vào cuối tháng 12/2016 đã công khai kế hoạch sử dụng đất năm 2017 để cộng đồng giám sát việc thực hiện quy hoạch, sử dụng đất.
Cũng theo ông Vĩnh, Đồng Nai đang kiểm soát rất chặt tình trạng đầu tư xây dựng phá vỡ quy hoạch chung. Chẳng hạn, tỉnh đã ban hành quy định không tách thửa để chấn chỉnh tình trạng phân lô, bán nền đất và đang quy hoạch vùng phụ cận để phục vụ và khai thác lợi thế từ sân bay, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ông Vĩnh cho biết: "Vừa qua có nhiều trường hợp xin hiến đất làm đường. Nếu đường trong quy hoạch thì tỉnh đồng ý ngay. Tuy nhiên, qua rà soát, cơ quan chức năng đã phát hiện vị trí hiến đất làm đường qua những đồng trống và thực tế đây là sự biến tướng hiến đất làm đường rồi phân lô bán nền".
Sau khi khảo sát thực địa, lắng nghe thắc mắc của người dân, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, tình trạng "sốt đất ảo" xung quanh dự án CHK quốc tế Long Thành sẽ gây ra nhiều rủi ro cho xã hội. Tại buổi làm việc giữa đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội với UBND tỉnh Đồng Nai, ông Thanh yêu cầu địa phương cùng các ban ngành liên quan cần có biện pháp tuyên truyền đến người dân để tránh tình trạng sốt đất ảo ảnh hưởng đến việc đền bù GPMB khi triển khai xây dựng CHK quốc tế Long Thành.
Cũng tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ nhấn mạnh, theo chủ trương của Nhà nước khi bồi thường cho người dân, thực hiện tái định cư, phải tạo cuộc sống mới bằng hoặc hơn mức cũ. Việc GPMB để triển khai CHK quốc tế Long Thành vào giai đoạn nước rút nên phải tìm cách gỡ khó để đẩy nhanh tiến độ. Cho dù khó khăn nhưng GPMB phải tiến hành liên tục, không được đứt đoạn đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ khi triển khai dự án. Do đó, tỉnh Đồng Nai cần huy động cả hệ thống chính trị tập trung rà soát hoàn chỉnh các hỗ trợ, bồi thường, tái định cư hoàn tất báo cáo nghiên cứu khả thi và lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan để góp ý sớm trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua.
Theo Vĩnh Phú (Báo Giao thông)
TP.HCM: Dư thừa gần 14.000 căn nhà tái định cư là do...chính sách Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, cho rằng con số nói trên được cộng dồn gần 20 năm. Lý do dẫn đến thực trạng này là vì chính sách có sự thay đổi liên tục. Theo Sở Xây dựng, hiện TP.HCM còn gần 14.000 căn hộ và nền đất tái định cư để trống, TP giữ lại hơn...