Yêu cầu dừng ngay chương trình tiếng Anh tích hợp
Trưa 5/7, UBND TPHCM vừa gửi văn bản khẩn yêu cầu Sở GD-ĐT TPHCM ngừng ngay chương trình tiếng Anh tích hợp.
Trưa 5/7, UBND TPHCM vừa gửi văn bản khẩn yêu cầu Sở GD-ĐT TPHCM ngừng ngay chương trình tiếng Anh tích hợp.
Xét đề nghị của Sở GD-ĐT tại tờ trình số 1984/TTr-GDĐT-VP ngày 17/6/2014 về việc triển khai thí điểm đề án “Đổi mới dạy và học các môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến dựa trên phương pháp tích hợp chương trình quốc gia Anh và chương trình Việt Nam”, sau khi thống nhất với Bộ GD-ĐT, UBND TPHCM chỉ đạo:
Sở GD-Đ T TPHCM cần sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm Chương trình Cambridge được Bộ GD-ĐT cho phép triển khai thí điểm trong các cơ sở công lập tại TPHCM trong thời gian qua. Báo cáo cần đánh giá kỹ kết quả từng mặt theo đề án thí điểm đã được phê duyệt (mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân…).
Báo cáo rõ ràng vì sao ngừng triển khai chương trình này, ảnh hưởng thế nào đến quyền lợi của học sinh và phụ huynh. Thời gian báo cáo thực hiện trong tháng 7 năm 2014.
Trong thời gian chưa sơ kết thí điểm chương trình này, trong khi UBND TPHCM chưa phê duyệt đề án, yêu cầu Sở GD-DT dừng ngay đề án “Đổi mới dạy và học các môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến dựa trên phương pháp tích hợp chương trình quốc gia Anh và chương trình Việt Nam”.
Sau 4 năm triển khai thí điểm tại 27 trường với 4.800 học sinh tham gia, giữa tháng 6/2014, Sở GD-ĐT TPHCM bất ngờ thông báo ngừng tuyển sinh chương trình Cambridge. Đồng thời, Sở cũng triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp mới thay thế.
Đề án tiếng Anh tích hợp tuy chưa được UBND thành phố phê duyệt nhưng trước đó, ngày 25/6, Sở GD-ĐT TPHCM đã ra hướng dẫn thực hiện đề án gửi các quận/huyện thực hiện. Sau đó, ngày 28/6, Sở GD-ĐT TPHCM cũng gửi văn bản đến các quận/huyện về hệ thống đánh giá và quy trình đăng ký kiểm tra các chứng chỉ quốc tế đối với học sinh tham gia chương trình Tích hợp.
Video đang HOT
Theo Dantri
Xe đạp công cộng: Dễ gặp nguy vì "lạc tông" giao thông?
Tỏ ra thích thú với đề án thí điểm phát triển xe đạp công cộng trong thành phố lớn, nhưng nhiều người dân TPHCM thẳng thắn cho rằng, để thực hiện thì chưa ổn. Xe đạp "bon chen" cùng xe máy trong điều kiện giao thông vô cùng đông đúc rất dễ bị "lạc tông".
Lợi thì có lợi...
Nói đến đề án thí điểm phát triển xe đạp công cộng tại các thành phố lớn, anh Nguyễn Hữu Anh (cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương TPHCM) cho rằng đây là giải pháp xanh cho môi trường thành phố, tránh tình trạng ô nhiễm, ùn tắc như hiện nay.
Ngoài ra, việc khuyến khích đi xe đạp còn có giá trị khác là giúp mọi người tăng cường vận động, sống khỏe. Ngoài ra hình ảnh xe đạp còn mang đến cho thành phố diện mạo mới thanh lịch, nhẹ nhàng.
"Các thành phố lớn của chúng ta đang mỏi mệt do đầy ắp tiếng ồn và khói xe. Tôi thật sự thích thú với đề án này", anh Hữu Anh chia sẻ.
Hình ảnh xe đạp hiện nay vẫn rất lạc lõng giữa tình trạng giao thông đông đúc, hỗn loạn và gấp gáp ở các thành phố lớn.
Chị Ngọc Lan, nhân viên làm việc tại một khách sạn ở Q.5, TPHCM cho hay, dịch vụ cho thuê xe đạp để phát triển xe đạp công cộng rất thuận lợi cho những người đi lại bằng xe buýt như chị. Hiện sau khi đến cơ quan, chị muốn đi đâu đều phải mượn xe máy hoặc gọi xe ôm khá bất tiện.
Chị Lan cho biết: "Đề án này thì điểm, chắc tôi sẽ là người thuê đầu tiên. Tuy nhiên tôi cũng băn khoăn về giá thuê. Hơn nữa liệu gần chỗ mình làm có cửa hàng cho thuê không? Nếu phải đi quãng đường xa để thuê xe thì cũng bằng không".
Nghĩ đến việc đạp xe trên phố, anh Hồ Văn Sơn, nhân viên nhà sách ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1 cũng tỏ ra phấn khích. Anh Sơn cho rằng, đề án này có thể dành cho những người cần di chuyển trên những đoạn đường ngắn, nhất là khách du lịch đi thăm thú trung tâm thành phố.
"Trước tình trạng ô nhiễm và kẹt xe như hiện nay thì vận động người dân đi xe đạp là một phương án rất hay", anh Sơn nêu quan điểm.
... nhưng ai thuê?
Bên cạnh những người thực sự thích thú với đề án phát triển xe đạp công cộng, nhiều người vẫn cẩn trọng lắc đầu, cho rằng đề án này thiếu tính khả thi. Theo ý kiến người dân, với những người thường xuyên di chuyển quãng đường ngắn phù hợp với đi xe đạp và có ý thức đi xe đạp, họ sẽ sắm hẳn chiếc xe để chủ động đi chứ chẳng dại gì phải đi thuê.
Phần lớn người dân hiện nay vẫn di chuyển bằng xe máy. Việc họ đang đi xe máy lại dừng lại thuê xe đạp đi tiếp là... vô lý. Việc đổi xe còn phát sinh thêm nhiều thứ phức tạp như phải tìm chỗ gửi xe máy, mất thêm tiền thuê xe đạp, thời gian phải bỏ ra để đổi xe...
"Đi xe đạp thành phố sẽ sạch đẹp hơn, yên bình hơn. Nhưng dịch vụ này mở ra chắc thử một lần cho biết thôi chứ hàng ngày đi làm bằng xe máy, không có lý do gì lại phải thuê thêm chiếc xe đạp", anh Hồ Văn Sơn nói.
Rất khó tìm được phương tiện có thể "cạnh tranh" nổi được với xe máy trong điều kiện giao thông hiện nay của Việt Nam.
Một điều nữa khiến không ít người e ngại là thực trạng giao thông, cơ sở hạ tầng hiện nay chưa đáp ứng tốt cho việc đi xe đạp. Người đi xe thô sơ dễ gặp nguy hiểm khi không có làn đường riêng, bắt buộc phải "bon chen" cùng xe máy trong điều kiện giao thông vô cùng đông đúc.
Chị Nguyễn Thủy Anh, nhà ở đường Nguyễn Quang Diệu (Q.3) cho hay, năm ngoái chị cũng đã từng mua xe đạp để đi lại. Những tiện ích mang lại thấy rõ là dắt xe nhẹ nhàng, không mất tiền xăng, kết hợp tập thể dục.
"Lâu nay tôi vẫn đi làm bằng xe đạp, quãng thời gian đến chỗ làm cũng ngang xe máy, có hôm còn nhanh hơn mà mình đi rất ung dung, thoải mái. Tuy nhiên, cuộc sống gấp gáp, vội vã như hiện nay dường như không cho phép người ta đi chậm lại, sống chậm lại. Cuộc sống đang biến con người thành những robot, mấy ai có thể thư thả ung dung đạp xe giữa dòng đường chen chúc?". Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng, ĐH Sư phạm TPHCM.
Nhưng "đua đòi" được một thời gian, chị lại cất xe lên gác vì không ít phen chị gặp nguy do "lạc tông" giữa dòng lưu thông của thành phố.
"Đường đông, mỗi lần sang đường phải giơ một tay vẫy, té lúc nào không hay. Sợ nhất là khi qua ngã tư hoặc vòng xoay, cực vô cùng. Chưa kể khi đèn tín hiệu giao thông, xe đạp rất dễ bị kẹt lại, gây tắc đường do tiến không kịp, bị rớt lại", chị Thủy Anh bộc bạch.
Đề án phát triển xe đạp công công ở 5 thành phố lớn của Thủ tướng đang rất được người dân quan tâm, chia sẻ ý kiến. Bước đầu theo nhiều chuyên gia cũng như người dân, cần thí điểm trước ở một vài khu vực trung tâm thành phố để cân nhắc kỹ hiệu quả. Bên cạnh đó, đa phần người dân thừa nhận, dù xe máy là "thủ phạm" gây tắc đường song với hạ tầng giao thông ở nhiều thành phố như hiện nay, chưa có phương tiện nào có thể là "đối thủ" của xe máy về sự tiện lợi, chủ động...
Chính phủ vừa chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và triển khai Đề án thí điểm phát triển cung cấp dịch vụ xe đạp công cộng trong khu vực trung tâm của 5 thành phố lớn. Ý kiến của bạn về dịch vụ này:
Hoài Nam
Theo Dantri
Thông điệp quyết liệt đổi mới của Thủ tướng "Nguôn đông lưc để lấy lại đà tăng trưởng, để phát triển bền vững phải đến từ đổi mới thể chế, phát huy dân chủ", " Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển"... Thông điệp đầu năm mới 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh từ "đổi mới". Dân trí xin đăng tải toàn văn Bài viết...