Yêu cầu chấm dứt hợp đồng với nhà thầu chậm tiến độ cao tốc Bắc – Nam
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể vừa ký văn bản 3090/BGTVT-CQLXD gửi các ban quản lý dự án về việc thực hiện dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Yêu cầu chấm dứt hợp đồng với nhà thầu chậm tiến độ cao tốc Bắc – Nam. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các ban quản lý dự án kiên quyết xử lý các nhà thầu vi phạm hợp đồng, không đáp ứng chất lượng, tiến độ; đề xuất kịp thời các hình thức xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật có liên quan và hợp đồng xây lắp (cắt chuyển khối lượng, thay thế, bổ sung, chấm dứt hợp đồng).
Đối với nhà thầu thực hiện gói thầu vi phạm hợp đồng, không có khả năng hoàn thành hợp đồng đúng tiến độ ký kết (chủ đầu tư đã thông báo vi phạm lần 3 theo quy định của hợp đồng, nhưng nhà thầu không có chuyển biến tích cực về tiến độ), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu ban quản lý dự án xem xét báo cáo bộ qua Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông chấm dứt hợp đồng.
“Phần khối lượng công việc chưa thực hiện đề xuất áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc các hình thức lựa chọn nhà thầu khác đồng thời thực hiện các thủ tục gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, đăng tải thông tin nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với các nhà thầu bị xử lý chấm dứt hợp đồng theo quy định”, Bộ trưởng Thể nhấn mạnh.
Mặt khác, Bộ trưởng Thể cũng bày tỏ kiên quyết với nhà thầu không hoàn thành hợp đồng (bị xử lý chấm dứt hợp đồng) sẽ được đánh giá không đáp ứng ở bước đánh giá sơ bộ trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc dự án do Bộ Giao thông vận tải quản lý (từ 3-5 năm).
Video đang HOT
Đối với nhà thầu vi phạm tiến độ nhưng chưa đến mức phải xử lý chấm dứt hợp đồng, các ban quản lý dự án tăng cường đôn đốc kiểm tra, giám sát, yêu cầu nhà thầu có giải pháp khắc phục ngay; xem xét, đánh giá kỹ lưỡng trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu nếu nhà thầu tham gia đấu thầu các dự án khác thuộc phạm vi quản lý.
Với những dự án cao tốc Bắc – Nam đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT (Diễn Châu – Bãi Vọt, Nha Trang – Cam Lâm, Cam Lâm – Vĩnh Hảo), các ban quản lý dự án được giao nhiệm vụ đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp dự án quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm nhà thầu theo quy định nêu trên.
Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành giao thông vận tải nhấn mạnh yêu cầu giám đốc các ban quản lý dự án phân công lãnh đạo đơn vị thường trực tại hiện trường và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, đảm bảo chất lượng, tiến độ yêu cầu của dự án.
Ban quản lý dự án yêu cầu các nhà thầu cập nhật, điều chỉnh tiến độ thi công các tháng tiếp theo, đảm bảo bù lại phần khối lượng chậm tiến độ; xây dựng kế hoạch giải ngân phù hợp tiến độ điều chỉnh đồng thời chỉ đạo các nhà thầu xây lắp huy động tối đa máy móc, thiết bị, nhân lực, chủ động nguồn vật tư, vật liệu, tăng cường các mũi thi công để đẩy nhanh tiến độ; thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.
Giám đốc Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ Giao thông Vận tải và các quy định liên quan đối với dự án được giao quản lý không đáp ứng chất lượng, tiến độ yêu cầu; chậm trễ trong việc xử lý vi phạm nhà thầu theo quy định của hợp đồng và pháp luật có liên quan.
Cao tốc Bắc Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Giây chậm tiến độ
Đại diện Ban điều hành dự án cao tốc Bắc Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Giây cho biết, một số nhà thầu đã đăng ký tổ chức thi công xuyên Tết Nguyên đán 2022 để bù tiến độ bị chậm của dự án.
Các phương tiện thi công cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Ảnh: Công Phong/TTXVN
Hiện nay, tổng thể toàn tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đang chậm tiến độ từ 4 - 5,5% so với kế hoạch. Tuy nhiên, theo tính toán và quyết tâm của các nhà thầu thì dự kiến sẽ hoàn thành cơ bản dự án vào ngày 31/12/2022.
Đến thời điểm này, tổng sản lượng dự án đạt hơn 28%, tăng hơn 2% so với đầu tháng 1/2022. Trường hợp các đơn vị thi công xuyên Tết, khối lượng thực hiện kỳ vọng sẽ được nâng lên khoảng 30% dịp sau Tết, đại diện Ban điều hành dự án cho biết.
Đối với các gói thầu đang chậm tiến độ, nhà thầu đã cập nhật kế hoạch theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải để huy động thêm nhân lực, thiết bị, phấn đấu đến ngày 30/4 tới sẽ bù lại tiến độ theo kế hoạch đề ra và đưa dự án cán đích vào cuối năm 2022.
Đề cập đến tiến độ các gói thầu, đại diện Ban điều hành dự án cho hay, gói XL-01 hiện đạt hơn 34% sản lượng kế hoạch. Đây là gói thầu đạt sản lượng cao nhất so với 3 gói thầu còn lại (XL-02; XL-03, XL-04).
Về khó khăn nguồn đất đắp, các nhà thầu đã chủ động sử dụng nguồn đá nghiền để đắp nền. Cụ thể, gói XL-02 bắt đầu đẩy mạnh viêc này nhằm chủ động hoàn thiện đắp nền đường. Đối với những gói khác của dự án, các nhà thầu cũng đang khẩn trương sử dụng nhiều giải pháp để chủ động nguồn vật liệu đất đắp cho dự án.
Theo tính toán, hiện gói XL-03 thiếu khoảng 2,5 triệu m3 đất đắp, gói XL-04 thiếu khoảng 400.000 m3 đất đắp, còn lại những gói thầu khác các nhà thầu kiểm soát được.
Trước đó, theo báo cáo của Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng Công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), tính đến tháng 12/2021, công tác thi công dự án cao tốc đoạn Phan Thiết - Dầu Giây vẫn gặp nhiều khó khăn do một số hạng mục đắp nền đường bị chậm vì thiếu vật liệu đất đắp, đặc biệt gói XL-03 phải điều chỉnh tiến độ thi công lần 2.
Việc thi công cấp phối đá dăm loại 1 cũng bị chậm do thiếu vật liệu và ảnh hưởng của thời tiết khiến tổng sản lượng dự án chưa đạt kế hoạch đề ra.
Trước những khó khăn này, cơ quan chức năng các địa phương đã tích cực vào cuộc, bố trí mỏ vật liệu phục vụ dự án theo Nghị quyết 60/NQ-CP và Nghị quyết 133/NQ-CP của Chính phủ về áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án đường cao tốc Bắc - Nam. Riêng gói thầu XL-03, công tác cấp phép mỏ vật liệu dự kiến được khơi thông ngay trong tháng 1/2022.
Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99km đi qua hai tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai do Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông Vận tải) làm đại diện chủ đầu tư. Dự án được khởi công cuối tháng 9/2020 và theo kế hoạch tuyến cao tốc này sẽ hoàn thành sau 24 tháng. Giai đoạn 1 được xây dựng theo quy mô 4 làn xe với tổng mức đầu tư hơn 12.577 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng là hơn 7.200 tỷ đồng.
Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết là một phần trong dự án cao tốc Bắc Nam, trục đường bộ xương sống của đất nước qua tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai. Cao tốc Bắc Nam qua Bình Thuận sau khi hoàn thành sẽ kết nối với cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, sân bay quốc tế Long Thành và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần tạo đòn bẩy cho địa phương này phát triển kinh tế - xã hội.
Hé lộ đơn vị tham gia vận hành cao tốc La Sơn - Tuý Loan Đại diện Cục Quản lý đường bộ III (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) vừa thông tin, để chuẩn bị cho việc đưa dự án cao tốc La Sơn - Túy Loan vào khai thác, ngày 4/4 vừa qua, đơn vị đã mời đại diện một số nhà thầu; trong đó có liên danh Công ty Cổ phần Hạ tầng giao thông Đèo...