Yên Tử tĩnh lặng trong mùa dịch
Các chùa ở Yên Tử đóng cửa từ 14/2 đến 2/3 để phòng chống Covid-19, khiến khung cảnh tĩnh lặng.
Những ngày giữa tháng Giêng, khu di tích danh thắng Yên Tử, TP Uông Bí vắng vẻ. Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử đặt một chốt kiểm soát chặn nối ra vào với những biển báo về phòng chống Covid-19 và thông báo dừng đón khách tham quan.
Khu vực cáp treo vắng người. Những năm trước, mỗi ngày Yên Tử đón hàng chục nghìn người về tham quan, lễ phật. Hàng năm, tháng Giêng là lúc mùa lễ hội đã bắt đầu, và kéo dài đến tháng 3 Âm lịch. Nhưng do ảnh hưởng của Covid-19, chính quyền Quảng Ninh buộc phải ưu tiên phòng chống dịch.
Một nhân viên túc trực vận hành cáp treo dù không có khách.
Lối đi bộ lên chùa Hoa Yên tĩnh lặng.
Video đang HOT
Tại các am, chùa ở Yên Tử đều trống vắng. Nơi đây trở nên yên bình giữa tiếng chuông.
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được tạo tác và bài trí trong tháp Huệ Quang, Yên Tử, từ thế kỷ 17 cho đến nay đã hơn 300 năm. Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được công nhận là Bảo vật Quốc gia vào cuối năm 2020.
Chùa Hoa Yên là ngôi chùa to và cổ kính nhất ở Yên Tử, tọa lạc ở độ cao 535 m so với mực nước biển. Chùa được khởi dựng từ thời nhà Lý, lấy tên là Phù Vân. Trên 700 năm trước, đây chỉ là một thảo am rất nhỏ – nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông giảng đạo, khi đó Phật hoàng đổi tên thành Vân Yên. Cả ba vị sư tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đều trụ trì tại chùa này. Đến đời nhà Lê, vua Lê Thánh Tông tới đây vãn cảnh thấy hoa lá xanh tươi, sương khói la đà, liền đổi tên thành chùa Hoa Yên.
Chùa Một Mái. Trong chùa Một Mái có mạch nước ngầm theo vách đá chảy xuống hốc nhỏ, được ví von như dòng sữa mẹ không bao giờ cạn.
Những cán bộ Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử đi tuần tra. Ở Yên Tử cũng có hàng trăm cây xích tùng cổ trên 700 tuổi, tất cả được đánh số chăm sóc bảo vệ. Trong ảnh là một cây xích tùng cổ, còn có tên gọi khác là hoàng đàn giả, hồng tùng, có tên trong sách đỏ Việt Nam. Loài cây này được cho là trồng cùng thời điểm Thái thượng hoàng, Phật hoàng Trần Nhân Tông đến Yên Tử tu hành và lập Thiền phái Trúc Lâm.
Từ 0h ngày 2/3, Quảng Ninh chính thức mở lại các hoạt động du lịch nội tỉnh. Theo số liệu thống kê của Phòng Văn hóa Thông tin TP Uông Bí, trong ngày 3/3, số lượng khách đến Yên Tử là 375 người.
Dạo phố cổ Hội An vắng vẻ mùng 1 Tết
Sáng mùng 1 Tết (12-2), phố cổ Hội An lặng thinh như thể ai cũng "kiêng kỵ" xông đất, đạp đường đầu năm. Tuy vậy, mỗi góc phố, đoạn đường lại toát lên vẻ đẹp của sự tĩnh lặng trong nắng xuân.
Đâu đó vẫn bắt gặp một người thoáng qua bên phố, họ đi lại rất khẽ như muốn để cho phố ngủ thêm vài giờ nữa.
Nhìn từ khu An Hội qua sông sang Chùa Cầu, không gian tĩnh lặng soi bóng dòng sông.
Nhiều tuyến đường, khu phố không bận rộn người và xe. Sáng nay như một sự khác lạ và ngơ ngác, những chú cún mắt thao láo nhìn ngang đường. Trời nắng vàng, gió biển thổi lạnh bàn tay.
Tết năm nay, phố cổ không có pháo hoa, dừng nhiều chương trình nghệ thuật, khiến phố cổ đã một năm ít khách, những ngày Tết lại càng trầm lắng. Tuy nhiên, nét xuân trong mọi ngõ ngách, điểm dân cư vẫn được bài trí mộc mạc, dân dã. Mọi người mong rằng một năm sẽ bình an, rộn ràng và gặp thật nhiều hạnh phúc.
Tết năm con trâu nên trang trí hoa trên phố cũng cách điệu bằng chiếc xe trâu chở đầy hoa.
Ba chàng trai diện quần áo mới, chụp ảnh cho nhau.
Nắng lên, phố cổ đổ bóng xuống đường.
Và hun hút sâu trong nắng vàng rực rỡ.
Một hàng cà phê mở sớm và đợi khách đến.
Cà phê Thợ Dệt nằm trên đường Bạch Đằng- nơi khách nước ngoài thường lui tới, xem khung cửi, xem lụa, cũng mở xuyên Tết.
Hà Nội thanh bình trong sớm mùng 1 Tết Sáng mùng 1 Tết Tân Sửu, buổi sáng đầu tiên của năm mới thời tiết se lạnh, không khí trong lành và đặc biệt là đường phố thanh bình, tĩnh lặng. Trái ngược với không khí đông vui nhộn nhịp của những ngày thường, Hà Nội sáng mùng 1 Tết Tân Sửu trở nên vắng lặng, dịu dàng và thật an nhiên. Không...