Quảng Ninh chủ động ‘tiếp thị’, thu hút khách du lịch nội địa
Ông Đoàn Mạnh Linh, Trưởng phòng Quản lý lữ hành (Sở Du lịch Quảng Ninh), cho biết: Tính đến ngày 30/11, lượng khách đến các điểm du lịch của Quảng Ninh trong tháng 11 đạt 1,13 triệu lượt người , tăng gấp đôi so với tháng 10/2020.
Tổng doanh thu của ngành du lịch tháng 11 đạt gần 1.700 tỷ đồng. Lũy kế lượng khách du lịch đến địa bàn trong 11 tháng qua đạt 7,5 triệu lượt người , doanh thu đạt hơn 15.000 tỷ đồng.
Trên đường lên hang Sửng Sốt , khách du lịch có thể ngắm nhìn một góc vịnh Hạ Long . Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Với các chính sách kích cầu du lịch, cùng với việc tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao mùa Đông ở khắp các địa phương, lượng khách du lịch nội địa đến Quảng Ninh đã tăng cao, nhất là vào các ngày cuối tuần. Ông Linh thông tin thêm: Vào các ngày cuối tuần, các khách sạn ở Khu Di tích lịch sử và Danh thắng Yên Tử như Legacy đều đạt công suất khai thác 90%; khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long đạt từ 3.000 – 5.000 khách/ngày, tùy theo tuần.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động đến các khu công nghiệp ở các tỉnh, thành phía Bắc như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nam, Lạng Sơn… để “tiếp thị” du lịch, đem lại hiệu quả rõ rệt. Từ ngày 27/11 đến nay, Quảng Ninh đã đón các đoàn khách là công nhân từ các khu công nghiệp ở các tỉnh nói trên về nghỉ dưỡng; có những hợp đồng lên tới 700 – 800 khách, chia theo nhiều đợt.
Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 3 triệu khách nội địa đến các điểm du lịch trong tỉnh trong 3 tháng cuối năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Quảng Ninh tổ chức chuỗi 64 sự kiện, hoạt động về văn hóa, thể thao , du lịch, thương mại ở các nhiều địa phương trong tỉnh. Ngoài ra, Quảng Ninh tăng cường liên kết, hợp tác khai thác thị trường du lịch nội địa , trong đó tập trung vào thực hiện một số chương trình tại các địa phương có nguồn khách nội địa lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền Đông, miền Tây Nam Bộ; miền Trung và Tây Nguyên; khu vực Đông Bắc Bộ – những địa phương có các khu công nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế lớn… Tỉnh cũng chú trọng khai thác các sản phẩm du lịch mới, tiếp tục hoàn thiện và làm mới các sản phẩm truyền thống, khai thác các sản phẩm có hàm lượng và kết tinh giá trị đặc sắc của văn hóa các vùng miền, như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, Khu Di tích lịch sử và Danh thắng Yên Tử…
Năm 2020, tỉnh Quảng Ninh ước đón 8,8 triệu lượt khách du lịch (giảm 37% so với năm 2019), trong đó khách quốc tế đạt hơn 536.000 lượt (giảm 90,7%). Mới đây, Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XV tỉnh Quảng Ninh đã quyết định kéo dài việc thực hiện cơ chế kích cầu du lịch của năm 2020 đến hết năm 2021 với kỳ vọng sẽ đón được 10 triệu lượt khách du lịch trong bối cảnh còn ảnh hưởng của dịch COVID-19. Theo đó, năm 2021, Quảng Ninh tiếp tục giảm 50% giá vé vào các điểm tham quan và tham quan lưu trú trên vịnh Hạ Long; giảm 50% giá vé tham quan đối với khách du lịch tại các điểm bảo tàng của tỉnh, Khu Di tích lịch sử và Danh thắng Yên Tử; miễn phí tham quan các điểm du lịch nói trên vào các ngày lễ lớn trong năm.
Khách du lịch đến Quảng Ninh đông kỷ lục, nguyên nhân do đâu?
Việc tăng cường chất lượng sản phẩm du lịch, thực hiện các chiến lược kích cầu đã khiến du khách chọn Quảng Ninh làm điểm đến khám phá và nghỉ dưỡng thời gian gần đây.
Lượng khách đến Bảo tàng Quảng Ninh đạt khoảng 9.000 lượt. (Nguồn: BQN)
Lượng khách đông kỷ lục
Theo thông tin từ Sở Du lịch Quảng Ninh, ngày 19/7, tỉnh đón lượng du khách đông kỷ lục, với trên 100.000 lượt khách, cao nhất từ trước đến nay, trong đó lượng khách đăng ký lưu trú đạt khoảng 15.000 người/ngày.
Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đón lượng khách lớn chưa từng có với gần 30.000 lượt. Tại Bảo tàng Quảng Ninh, lượng khách khoảng 9.000 lượt.
Cũng theo thống kê của ngành du lịch, thời gian qua dòng khách nội địa cơ bản lựa chọn dịp cuối tuần để đi du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, người dân có xu hướng chọn các ngày thường trong tuần để du lịch ngày càng nhiều hơn. Với việc giao thông thuận tiện, nhiều chính sách ưu đãi cho khách du lịch, cùng chất lượng dịch vụ đảm bảo, Quảng Ninh đang là một trong những điểm đến có sức hấp dẫn với du khách. Ngay cả không phải dịp cuối tuần, lượng khách đến Quảng Ninh cũng tăng cao so với trước đây.
Theo thống kê của ngành du lịch, từ đầu tháng 7, lượng khách đến Quảng Ninh các ngày trong tuần đã tăng từ 30-50% so với các ngày trong tuần tháng 5 và tháng 6, bằng 60-70% so với các ngày cuối tuần. Đáng chú ý, nhiều khách sạn, nhà nghỉ đã kín phòng cả các ngày trong tuần.
Nỗ lực kích cầu, không ngại đổi mới
Sở Du lịch Quảng Ninh cho hay, việc lượng khách đổ về Quảng Ninh tăng mạnh trong những ngày gần đây là do học sinh cả nước đã bước vào kỳ nghỉ hè.
Bên cạnh đó, ngay sau khi tái khởi động các hoạt động du lịch, Quảng Ninh đã đi tiên phong trong cả nước khi đưa ra gói kích cầu trị giá 200 tỷ đồng, trong đó, miễn phí vào các điểm tham quan Vịnh Hạ Long, Bảo tàng Quảng Ninh, Khu di tích và danh thắng Yên Tử... Việc giảm 50% giá vé tham quan vịnh Hạ Long theo gói kích cầu của tỉnh sẽ kéo dài đến hết tháng 7 đối với khách tham quan ban ngày và hết tháng 9 đối với du khách lưu trú qua đêm trên vịnh Hạ Long cũng góp phần thu hút du khách đến Quảng Ninh.
Du khách đến Quảng Ninh bởi sản phẩm du lịch "một hành trình kết nối hai di sản", đó là tàu cao tốc Tuần Châu Express kết nối Tuần Châu - Cô Tô vào khai thác. Đây là tuyến vận tải du lịch đầu tiên nối thẳng từ trung tâm du lịch Hạ Long với tuyến đảo Cô Tô đi qua 2 di sản là Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long.
Quảng Ninh đang dần phục hồi, phát triển sau dịch và xây dựng thương hiệu Tỉnh là điểm đến thân thiện, an toàn và mến khách. (Nguồn: BQN)
Sở Du lịch Quảng Ninh khẳng định, công tác đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch cũng được ngành du lịch và các ngành chức năng chú trọng. Cụ thể, tỉnh tăng cường quản lý thị trường, giá cả, môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh và hình ảnh du lịch Quảng Ninh.
Do đó, với việc tăng cường chất lượng, sản phẩm du lịch, nhiều địa phương trong tỉnh đã thu hút được du khách. Đơn cử tại TP. Hạ Long, du khách có nhiều lựa chọn du lịch, trải nghiệm hấp dẫn như: Cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh, Khu tổ hợp giải trí Sunworld, chợ cá sớm Hạ Long, thưởng thức các loại hải sản... Hay một số khu vực du lịch nổi bật tại các địa phương lân cận như: Làng quê Yên Đức, Khu du lịch Quảng Ninh Gate (TX. Đông Triều), du lịch cộng đồng ở TX. Quảng Yên; Khu nghỉ dưỡng tắm khoáng nóng Yoko Onsen Quang Hanh (TP. Cẩm Phả), Khu nghỉ dưỡng Legacy Yên Tử (TP. Uông Bí)... cũng hấp dẫn du khách.
Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh cũng đưa ra nhiều chương trình giảm giá hấp dẫn để thu hút du khách dịp không phải cuối tuần. Như ở Khu nghỉ dưỡng tắm khoáng nóng Yoko Onsen Quang Hanh (TP. Cẩm Phả), giá dịch vụ trọn gói từ thứ 2 đến thứ 6 là 750.000 đồng/người, giảm 300.000 đồng/người so với cuối tuần.
Còn tại Khu nghỉ dưỡng Legacy Yên Tử (TP. Uông Bí), đơn vị đưa ra gói giảm giá 1.500.000 đồng/phòng dành cho 2 người vào các ngày trong tuần, thấp hơn khoảng 30% so với dịp cuối tuần. Nhiều đơn vị kinh doanh tàu nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long cũng giảm từ 10-20% trong ngày thường (2.300.00-2.500.000 đồng/người/đêm đối với tàu từ 3 đến 5 sao).
Cùng với những điểm du lịch hấp dẫn, Quảng Ninh được đánh giá là có hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng về giao thông, với tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng kết nối đến nhiều tỉnh, thành phố, rút ngắn thời gian di chuyển bằng đường bộ đến tỉnh. Các hãng hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn cũng đã mở chuyến trở lại sau thời gian dịch bệnh, nối Quảng Ninh với TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, với nhiều mức giá ưu đãi vào các ngày trong tuần.
Tỉnh Quảng Ninh cũng nỗ lực phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, kích cầu du lịch tỉnh với các thành phố trên cả nước. Mới đây, Quảng Ninh và Đà Nẵng đã ký kết biên bản hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa hai tỉnh. Trong đó, đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa hai địa phương; hỗ trợ phát huy lợi thế về tiềm năng, tài nguyên du lịch; giải quyết nhu cầu thực tiễn của hai địa phương, tạo ra một động lực mới cho sự phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, các tuyến, sản phẩm liên kết vùng kết nối hai địa phương.
Theo đó, hai địa phương thống nhất hợp tác thực hiện nội dung phát triển du lịch giai đoạn 2020-2021, cụ thể: Xúc tiến, phát triển thị trường khách nội địa, khôi phục, duy trì đường bay Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) và Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng); xúc tiến khai thác tàu biển; hợp tác phát triển thị trường khách quốc tế; phối hợp trong công tác quản lý nhà nước; mở rộng liên kết hợp tác phát triển du lịch; thống nhất, chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng, công bố chương trình kích cầu du lịch hằng năm giữa hai địa phương.
Trước đó, hai bên đã tổ chức Chương trình xúc tiến, kích cầu du lịch Quảng Ninh - Đà Nẵng năm 2020. Trong đó, giới thiệu các chính sách kích cầu du lịch, sản phẩm du lịch, dịch vụ mới với các mức giá ưu đãi. Thông qua các chính sách này góp phần đẩy mạnh khai thác nguồn khách nội địa đi và đến 2 địa phương, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp sớm khôi phục, phát triển hoạt động kinh doanh du lịch trong thời gian tới.
Có thể thấy, nhờ sự nỗ lực kích cầu du lịch; không ngại "trình làng" những sản phẩm du lịch mới; nâng cao chất lượng, dịch vụ; phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, kích cầu du lịch Tỉnh với các thành phố trên cả nước; Tỉnh đang dần phục hồi, phát triển sau dịch và xây dựng thương hiệu Quảng Ninh là điểm đến thân thiện, an toàn và mến khách.
Hà Giang kích cầu du lịch nội địa, tín hiệu vui những tháng cuối năm Tính đến cuối tháng 11/2020, lượng du khách đến Hà Giang đạt hơn 1,1 triệu lượt người, tính cả năm 2020 ước đạt 1,4 triệu lượt người, doanh thu từ du lịch ước đạt trên 2.000 tỷ đồng. Du khách chụp ảnh hoa tam giác mạch tại điểm du lịch thuộc xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang). Tại cột mốc số...