Yên Bái: Nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra tại Lễ hội Trà Shan tuyết
Lễ hội nhằm đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm Trà Shan tuyết Văn Chấn đến bạn bè trong và ngoài nước; tạo liên kết phát triển du lịch bền vững giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Cây chè Shan tuyết Suối Giàng. (Ảnh: TTXVN phát)
Lễ hội Trà Shan tuyết “Tinh hoa giữa ngàn mây” huyện Văn Chấn ( Yên Bái) lần thứ nhất năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 22-28/9 tại Sân vận động trung tâm huyện.
Bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái, cho biết Lễ hội là sự kiện văn hóa, du lịch quan trọng, được tổ chức nhằm đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm Trà Shan tuyết Văn Chấn đến với bạn bè trong và ngoài nước; giới thiệu, quảng bá về hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Văn Chấn; tạo mối liên kết phát triển du lịch bền vững giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Ngoài ra, Lễ hội cũng là sự kiện giúp các xã, thị trấn; các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác… đẩy mạnh việc giới thiệu, quảng bá các Sản phẩm OCOP và các sản phẩm riêng có của địa phương.
Nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra đan xen
Trong khuôn khổ Lễ hội, hàng loạt hoạt động đặc sắc diễn ra đan xen. Từ ngày 23-25/9, tại xã Suối Giàng sẽ diễn ra Lễ hội Tôn vinh Cây Chè Tổ với các hoạt động gồm Rước Lễ từ Trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Suối Giàng đến địa điểm Cây Chè Tổ, tổ chức Lễ cúng, trải nghiệm quy trình hái trà, chế biến và thưởng thức Trà Shan tuyết cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như giã bánh dày, múa khèn, thổi sáo Mông, đẩy gậy, kéo co.
Video đang HOT
Ngày 22-25/9, tại Không gian Văn hóa Trà Suối Giàng diễn ra Đêm Tiệc trà nhằm biểu diễn cách pha trà đạo, thưởng trà và Chương trình Giao lưu Văn hóa, Văn nghệ Dân tộc Mông và tổ chức Đấu giá sản phẩm trà, cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ và trải nghiệm, tham quan vườn chè cổ thụ, động Thiên Cung, Cốc Tình, rừng trúc.
Suối Giàng là nơi hội tụ của quần thể hơn 40.000 cây Chè Shan tuyết, được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. (Ảnh: TTXVN phát)
Ngày 22-26/9, diễn ra Triển lãm tranh, ảnh về đất và người Văn Chấn, ảnh đẹp của vùng miền Tây tỉnh Yên Bái; 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm Trà Shan tuyết; các Sản phẩm OCOP; các sản phẩm chủ lực của các địa phương.
Ngoài ra, tại các xã Sơn Thịnh, Đồng Khê (huyện Văn Chấn) sẽ diễn ra Không gian Văn hóa Dân tộc Thái và trưng bày, trao đổi, mua, bán các bán các sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng của xã Suối Bu, xã Đồng Khê và các xã lân cận, gắn tem chợ 5.000 để quản lý chất lượng sản phẩm phục vụ du khách).
Một điểm nhấn của Lễ hội là Chương trình Nghệ thuật Khai mạc gồm 3 chương. Chương 1 “Về miền Shan tuyết” giới thiệu miền quê Văn Chấn thuở sơ khai. Chương 2 “Hương vị giữa ngàn mây” với các màn múa, ca khúc đặc tả về Trà Shan tuyết, giới thiệu và quảng bá sản phẩm trà trên quê hương Văn Chấn. Chương 3 “Tinh hoa và hội nhập” với các ca khúc ca ngợi vùng đất miền Tây, trình diễn khèn Mông và vòng xòe đoàn kết của các dân tộc…
Đến nay, công tác chuẩn bị cho Lễ hội đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo tiến độ và chất lượng. Trà Shan tuyết là đặc sản nổi tiếng của xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nằm ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, khí hậu của Suối Giàng quanh năm mát mẻ, trong lành, rất phù hợp cho những cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Đây cũng là nơi hội tụ của quần thể hơn 40.000 cây chè Shan tuyết có tuổi đời từ trên 100 đến 300 năm.
Cây chè Shan tuyết cổ thụ có thân cây to bằng vài người ôm, màu trắng mốc, tán cây rộng khoảng 20m2, lá màu xanh đậm, trà ở đây búp to, phủ một lớp lông tơ mịn như nhung, trắng như tuyết. Vì vậy mà trà có tên Shan Tuyết (trà được ngậm tuyết trên núi cao).
Trà San Tuyết cổ thụ uống có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể chống ôxy hóa, giúp mọi người tỉnh táo, sảng khoái… Nước trà sóng sánh như mật ong rừng, sau khi uống vị ngọt, đượm cảm nhận được vị của trà rất lâu như hương của núi rừng tan dần trong miệng.
Nhiều cây chè Shan tuyết ở Suối Giàng có tuổi đời lên tới vài trăm năm. (Ảnh: TTXVN phát)
Hiện nay, vùng trồng chè Shan tuyết ở Suối Giàng trải rộng trên diện tích gần 400ha. Trong đó, diện tích cây cổ thụ mọc tự nhiên là 290ha, tập trung chủ yếu ở các thôn Giàng Cao, Giàng B, Pang Cáng, Tập Lăng I, Tập Lăng II, Suối Lóp.
Năm 2006, Trà Shan tuyết Suối Giàng đã được Hiệp hội Chè Việt Nam vinh danh “Thương hiệu chè Việt;” được bình chọn là Sản phẩm Nông nghiệp Tiêu biểu năm 2016; được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam từ đầu năm 2016; được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings công bố là một trong 10 đặc sản quà tặng nổi tiếng Việt Nam vào năm 2017./.
Yên Bái: Lễ hội quế Văn Yên sẽ diễn ra vào ngày 14/10
Vào ngày 14/10/2022 tại Văn Yên (Yên Bái) sẽ diễn ra Lễ hội quế - Một lễ hội đặc sắc mà không nơi nào có được bởi những màn trình diễn độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là dân tộc Dao trắng, Dao đỏ, Dao tuyển hòa trong những nét văn hóa của người Tày, người Mông, người Phù Lá, người Cao Lan, người Kinh...
với chủ đề 'Quế Văn Yên - Thương hiệu vươn xa'.
Mùa thu hoạch quế vỏ để xuất khẩu tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Đến với lễ hội, quý khách sẽ có dịp được ngắm bạt ngàn những rừng quế, sẽ tận mắt nhìn, tận tay ôm lấy những cây quế cổ thụ có giá trị từ vài trăm triệu cho đến cả tỷ đồng, tham quan những danh lam thắng cảnh rất đặc biệt của vùng miền núi sơn cước và thưởng thức những sản phẩm quý hiếm tự nhiên mà ít nơi nào có được.
Huyện Văn Yên nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Yên Bái, là một huyện có diện tích quế nhiều nhất trong cả nước với hàng trăm ngàn ha quế. Một thứ đặc sản mà không một địa phương nào trong cả nước có được bởi thổ nhưỡng và khí hậu vùng đất này rất phù hợp cho cây quế phát triển. Ngay ngày đầu xâm chiếm Việt Nam, thực dân Pháp đã chọn Văn Yên làm nơi trồng, phát triển loài cây quý này, sản phẩm làm ra sau khi thu hoạch được chuyển về Pháp. Bởi sản phẩm làm ra từ cây quế là một thứ hàng rất đặc biệt có tác dụng cao cho việc chế biến thuốc chữa bệnh, hàng tiêu dùng các loại...
Trong những năm kháng chiến, người dân nơi đây mà chủ yếu là người dân tộc Dao phải phát rừng trồng quế, phục vụ cho ngoại bang xâm lược, nên mặc dù cây quế có giá trị rất lớn trong nền kinh tế nhưng cuộc sống của họ suốt đời lam lũ. Bởi họ chỉ biết lao động làm ra sản phẩm để mong kiếm được miếng ăn hàng ngày, còn sản phẩm từ mồ hôi nước mắt của họ làm ra họ có biết nó đi đâu về đâu, do đó cây quế họ cũng coi như các cây rừng khác mà thôi.
Từ ngày đất nước được hòa bình, nhất là thời kỳ kinh tế hội nhập, cây quế đã thực sự làm thay đổi cuộc đời những người nông dân vùng miền núi phía Bắc này. Từ một vùng nông thôn nghèo khổ, thiếu thốn đủ thứ nay những người dân Văn Yên trở nên giàu có hơn so với các huyện thị trong tỉnh Yên Bái và vùng lân cận của các tỉnh khác giáp ranh giới. Nhờ cây quế và các chính sách của Đảng và Nhà nước, cuộc sống của người dân mà chủ yếu là người dân tộc Dao thay đổi từng ngày. Hàng loạt những ngôi nhà xây hiện đại thi nhau mọc lên trong các thôn xóm vùng cao, các tiện nghi hiện đại cũng có mặt trong đời sống sinh hoạt của người dân như ôtô, xe máy, tủ lạnh và các thiết bị tiên tiến khác ngày càng nhiều hơn cùng với số tiền tiết kiệm mà người dân vùng quế gửi vào ngân hàng.
Quế thực sự là một mặt hàng chiến lược đối với huyện Văn Yên nói riêng và với tỉnh Yên Bái nói chung, là một nguồn thu ngân sách đáng kể góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngày nay, đến các xã của huyện Văn Yên người ta có thể ung dung ngồi trên ôtô để đến từng thôn bản, để chiêm ngưỡng phong cảnh và tận hưởng những kỳ thú của một vùng đất mà thiên nhiên ban tặng cho con người nơi đây.
An Lão (Bình Định): An Toàn - Vùng đất làm say lòng du khách Đến với xã An Toàn, huyện An Lão nơi được ví là "cổng trời" với độ cao 1.000m, cùng vẻ đẹp hùng vĩ của cánh rừng nguyên sinh, đồi sim cổ thụ, thác nước, ruộng bậc thang xen kẽ những ngôi nhà sàn của người đồng bào Bana, Hrê làm say lòng du khách. Đường vào khu dân cư của xã An Toàn,...