Yên Bái ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới cao kỷ lục
Trong ngày 20/2, tỉnh Yên Bái ghi nhận số ca mắc kỷ lục với 1.275 F0 và 1.655 F1.
Theo báo cáo của Sở Y tế – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Yên Bái, trong ngày 20/2, trên địa bàn ghi nhận 1.275 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 202 ca cộng đồng, 1.033 F1 được cách ly từ trước đó và 40 trường hợp đi từ tỉnh có dịch về đã được cách ly theo quy định.
Đây là ngày đầu tiên Yên Bái ghi nhận số ca mắc cao nhất từ trước đến nay. Luỹ kế từ khi có dịch đến tối 20/2, địa phương này ghi nhận 8.439 ca mắc COVID-19.
Về công tác truy vết, trong ngày, toàn tỉnh ghi nhận 1.655 trường hợp F1 (luỹ kế 27.635 trường hợp F1). Hiện tại các trường hợp F1 đang được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định. (Trong đó: 20.303 trường hợp đã có kết quả âm tính SARS-CoV-2 lần 1; 7.332 trường hợp F1 chuyển thành F0).
Video đang HOT
Tỉnh Yên Bái đang đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân.
Theo thông báo của Sở Y tế Yên Bái, cấp độ dịch COVID-19 của tỉnh ở cấp độ 2; thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và 25 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 4; 14 xã, phường, thị trấn cấp độ 3; 6 huyện và 60 xã, phường, thị trấn cấp độ 2; 1 huyện và 74 xã, phường, thị trấn cấp độ 1.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố Yên Bái đang siết trở lại các biện pháp kiểm soát dịch tại “vùng đỏ”, bảo vệ “vùng xanh” để thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, đảm bảo đời sống cho người dân.
Cùng với các nhà hàng, quán ăn, các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như: vũ trường, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc, làm đẹp, bán vé số dạo, hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoài trời tại các khu vực công cộng, karaoke, mát xa, các cơ sở cung ứng tập luyện thể dục thể thao trong nhà… đã đồng loạt dừng hoạt động theo công văn chỉ đạo của thành phố.
Thành phố Yên Bái cũng yêu cầu tạm dừng tổ chức các hoạt động tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, các giải thi đấu thể thao, hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội, hoạt động của các di tích, bảo tàng; tạm dừng tiệc cưới, hỏi, các hoạt động liên hoan, gặp mặt, tân gia. Đối với việc tổ chức lễ tang tại gia đình cần tổ chức gọn nhẹ và phải đảm bảo các quy định phòng, chống dịch.
Các chợ được phép hoạt động nhưng phải tái lập chốt kiểm tra, kiểm soát người vào từ cổng. Các dịch vụ được phép hoạt động khác phải thực hiện thật nghiêm các biện pháp an toàn phòng, chống dịch.
Doanh nghiệp nợ lương, bảo hiểm xã hội của lao động lên tới gần 130 tỉ đồng
Tính đến tháng 2, số tiền doanh nghiệp nợ lương, bảo hiểm xã hội của người lao động lên tới gần 130 tỉ đồng.
Đáng chú ý, mức nợ lương bình quân là 22,3 triệu đồng/người, cao hơn so với năm 2021.
Ngày 19.2, Tổng liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho biết, tổng hợp từ các địa phương tính đến đầu tháng 2, có 19 doanh nghiệp ở 11 tỉnh, thành phố còn nợ hơn 44,5 tỉ đồng tiền lương của 1.992 người lao động, bình quân nợ 22,3 triệu đồng/người (giảm 30 tỉ và khoảng 3.000 người lao động so với năm 2021). Tuy nhiên, mức nợ lương bình quân cao hơn so với năm 2021 (bình quân là 15,7 triệu đồng/người).
Công nhân Công ty H&L (Đắc Lắk) tụ tập đòi nợ lương để sắm tết. Ảnh HOÀNG BÌNH
Ngoài ra, có 59 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) của 6.111 người lao động với tổng số tiền là hơn 82 tỉ đồng. 11 tỉnh, thành phố có nợ BHXH, gồm: Bình Phước, Cao Bằng, Đắk Nông, Gia Lai, Tiền Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Bình Thuận, Ninh Bình, Bến Tre, Thừa Thiên - Huế.
Sau tết Nguyên đán, đã có 6 doanh nghiệp thanh toán một phần hoặc toàn bộ tiền nợ lương là gần 5 tỉ đồng của 658 người lao động; 10 doanh nghiệp thanh toán toàn bộ số tiền nợ BHXH là 13,04 tỉ đồng. Hiện còn 13 doanh nghiệp nợ 39,5 tỉ đồng tiền lương và 49 doanh nghiệp nợ BHXH với số tiền 69, tỉ đồng.
Việc doanh nghiệp nợ lương, nợ BHXH cũng là một trong những nguy cơ tiềm ẩn tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tại nhiều tỉnh, thành.
Trước tình hình trên, công đoàn đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp giải quyết tình trạng nợ lương và đóng BHXH cho người lao động. Ngoài ra, các cấp công đoàn đã dành nguồn lực để thăm, động viên, tặng quà cho người lao động tại các doanh nghiệp bị nợ lương, nợ BHXH.
Ngày 15.2, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có công văn hỏa tốc gửi các địa phương về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.
Theo đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu LĐLĐ các cấp tăng cường phối hợp, đối thoại với các hiệp hội người sử dụng lao động tại địa phương, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế để nắm tình hình các doanh nghiệp, xây dựng quan hệ lao động, phòng ngừa, hạn chế thấp nhất tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công.
Công đoàn sẽ phối hợp với các cấp chính quyền, Sở LĐ-TB-XH, ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giải thể, có chủ bỏ trốn, nợ lương, không có khả năng trả thưởng, có nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động để có phương án ngăn chặn, hỗ trợ, giải quyết kịp thời, giảm thiểu tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tự phát xảy ra.
Ông Phan Văn Anh, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho hay trong năm 2022, với chủ đề năm của Công đoàn Việt Nam là "Chăm lo việc làm, đời sống cho người lao động", các cấp công đoàn sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu đề xuất và tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền của người lao động; tổ chức thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Yên Bái khởi công đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai Ngày 1/1/2022, tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức khởi công công trình Đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15). Lãnh đạo tỉnh Yên Bái thực hiện nghi thức khởi...