Yên Bái dồn sức phát triển du lịch dịp cuối năm
Yên Bái đang dồn sức phát triển du lịch để trở thành ‘điểm đến lý tưởng’ của du khách dịp cuối năm.
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 lịch sử, song bằng nhiều giải pháp đồng bộ, các đơn vị, địa phương trên địa bàn đã tích cực đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch phát triển du lịch năm 2024; triển khai phong trào “ Du lịch xanh cùng Yên Bái” năm 2024.
Săn mây trên đỉnh Tà Xùa. Ảnh: YB
Bên cạnh đó, Yên Bái cũng tổ chức các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch năm 2024, triển khai các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và TP Hồ Chí Minh.
Cùng với đó tích cực giới thiệu, quảng bá các điểm du lịch hấp dẫn, sản phẩm du lịch đặc sắc của Yên Bái để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, tạo sinh kế cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Nhờ xây dựng đa dạng các tour, tuyến du lịch nên lượng khách đến Yên Bái tăng đều qua các năm. Dù lượng khách du lịch tháng 9 giảm đến 40% so cùng kỳ do ảnh hưởng bão số 3 song tính chung cả 10 tháng đầu năm 2024, Yên Bái vẫn đón trên 1,114 triệu lượt khách, tăng 51,58% so với cùng kỳ.
Trong đó, khách du lịch theo tour ước đạt 1.883 lượt, tăng 4,6 lần so với cùng kỳ; ngày khách theo tour đạt 2.581 ngày, tăng 4,2 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh thu lưu trú, ăn uống, lữ hành đạt 2.175,1 tỷ đồng, tăng 20,55% so cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 180,9 tỷ đồng, tăng 51,19% so cùng kỳ năm trước; ăn uống đạt 1.989,8 tỷ đồng, tăng 18,2% so cùng kỳ năm trước, doanh thu thuần dịch vụ du lịch lữ hành và các dịch vụ hỗ trợ du lịch đạt 4,4 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Yên Bái đã xây dựng trên 50 tour du lịch phục vụ du khách trong và ngoài nước, tiêu biểu như: “Kỳ nghỉ dưỡng đẳng cấp giữa núi rừng Tây Bắc” (thành phố Yên Bái – Nghĩa Lộ – LeChamp – Suối Giàng); “Thân khỏe – Tâm an” (thành phố Yên Bái – Đền Đông Cuông – Phong Dụ Thượng); “Đi thật xa để trở về” (thành phố Yên Bái – Nghĩa Lộ – Trạm Tấu).
Video đang HOT
Hiện Yên Bái đang tập trung quảng bá du lịch dịp cuối năm lên Tà Xùa săn mây, check-in mùa vàng trên danh thắng cấp quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải… Yên Bái phấn đấu từ nay đến năm 2025 sẽ xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch.
Dự kiến, năm nay, Yên Bái phấn đấu đón 1,7 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó có 300.000 lượt khách quốc tế; doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 1.500 tỉ đồng.
Dù lượng khách du lịch tháng 9 giảm đến 40% so cùng kỳ do ảnh hưởng bão số 3 song tính chung cả 10 tháng đầu năm 2024, Yên Bái vẫn đón trên 1,114 triệu lượt khách, tăng 51,58% so với cùng kỳ.
Lịch trình 2N1Đ chinh phục đỉnh Tà Xùa - Yên Bái: Đi để biết Tà Xùa - Yên Bái khác Tà Xùa - Sơn La
Có thể nhiều người chưa biết tỉnh Yên Bái cũng có một Tà Xùa khác với Tà Xùa ở tỉnh Sơn La.
Hãy cùng tham khảo lịch trình 2N1Đ chinh phục đỉnh Tà Xùa - Yên Bái nhé!
Mới đây, FB Nguyễn Thu Hương (Hà Nội) chia sẻ một lịch trình rất đáng chú ý trên diễn đàn MXH chuyên về phượt và du lịch liên quan đến một địa danh dường như được đông đảo cộng đồng biết đến: Tà Xùa. Tuy nhiên, có thể cái tên Tà Xùa ở Yên Bái (đỉnh núi tên Tà Xùa ở xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái; độ cao 2.865 m so với mực nước biển) lại chưa nổi tiếng như Tà Xùa ở Sơn La.
"Đi Tà Xùa đi mày ơiiii... Nhưng bạn không nói là Tà Xùa (Sơn La) hay Tà Xùa (Yên Bái). Tưởng đi chill ai ngờ đi leo, và công cuộc đi chill 2 ngày 1 đêm tại Tà Xùa (Yên Bái) chính thức được diễn ra...", cô bạn này cho biết. Sau đây là lịch trình của cô bạn đã chia sẻ để cộng đồng mạng cùng tham khảo.
Lịch trình:Chi phí:Về phương tiện di chuyển đến Trạm Tấu có thể chọn một số cách sau:Ăn ngủ nghỉ và thuê porter trên núi:Lưu ý:
Lịch trình:
- Ngày 0: Hà Nội - Trạm Tấu (di chuyển xe 16 chỗ tới Trạm Tấu nghỉ ngơi homestay, sáng hôm sau leo).
- Ngày 1: Trạm Tấu - Lán nghỉ (sáng dậy porter đón đến chân núi và bắt đầu trekking quãng đường 9 km, đi khoảng 7 tiếng, 15h tới lán nghỉ).
- Ngày 2: Lán nghỉ - Đỉnh - Trạm Tấu - Hà Nội (4h sáng dậy vệ sinh cá nhân, sau đó lên đỉnh check-in các kiểu thì 10h có mặt tại lán ăn trưa và xuống núi, 14h30 xuống chân núi quay về homestay tắm rửa, 16h xuất phát về Hà Nội).
Chi phí:
- Xe Hà Nội - Trạm Tấu thuê xe 16 chỗ: 600k/người.
- Homestay: 100k/ người.
- Porter 3 người 1 porter: 400k.
- Ăn uống full các bữa: 700k.
- Cafe, ăn vặt linh tinh: 100k.
Về phương tiện di chuyển đến Trạm Tấu có thể chọn một số cách sau:
- Xe khách: Hà Nội - Nghĩa Lộ đều có tuyến chạy đêm một số nhà xe như (Gia khánh, Hưng Thành, Thảo Nguyên), khoảng 2h tới Nghĩa Lộ, thuê khách sạn nghỉ ngơi, sáng hôm thuê taxi hoặc xe máy vào Trạm Tấu.
- Xe riêng ô tô hoặc xe máy: Đối với ô tô và xe máy có thể di chuyển chạy dọc QL32 theo Google Map tới Trạm Tấu (ô tô có thể đi cao tốc Hà Nội - Lào Cai).
Ăn ngủ nghỉ và thuê porter trên núi:
- Ăn ngủ: Nhờ porter chuẩn bị đồ theo yêu cầu 3 bữa (2 bữa trưa và 1 bữa tối trên lán nghỉ) và đặt lán nghỉ theo số lượng người luôn.
Lưu ý:
- Mũ nón, kem chống nắng đầy đủ nhé vì cung này cũng chủ yếu là núi trọc.
- Tà Xùa đỉnh đánh giá khá mạo hiểm với đặc biệt những ai sợ độ cao (nên ai sợ độ cao cần cân nhắc trước khi đi).
- Tổng cung 12 km và có thể đi xe ôm 4 km đầu (nhưng những ai yếu tim nên cân nhắc).
- Nên chuẩn bị chút đồ ăn vặt cung cấp năng lượng nhanh (bánh, sô-cô-la, hoa quả...).
- Cần chuẩn bị áo mưa và đèn pin lên đỉnh lúc sáng sớm. Và đặc biệt cần mang găng tay nhé, vì đi đoạn đường Sống lưng khủng long bạn sẽ phải đu bám liên tục.
- Nên tập luyện chạy bộ trước 1 - 2 tuần mỗi ngày 5 - 7km. Và nếu say xe nên chuẩn bị thuốc say xe nha!
- Nếu lần đầu đi có thể chọn một số đơn vị tour uy tín để đảm bảo an toàn.
Chen chúc 'săn mây' trên đỉnh Tà Chì Nhù Bước vào mùa leo núi, đỉnh Tà Chì Nhù (Yên Bái) hết chỗ khiến porter phải xếp lớp ngủ ngoài trời. "Biển người" trên đỉnh Tà Chì Nhù hôm 13/10. Ảnh: Cu porter. Dựng lán trên đỉnh Tà Chì Nhù (Yên Bái) được 4 năm, A Chin, chủ lán, chứng kiến lượng khách leo núi ngày một tăng mạn. Anh, sở hữu 4...