Yeah1 góp vốn vào Shopiness, tăng sở hữu Netlink lên hơn 96%
Shopiness là nền tảng mua sắm di động được thành lập từ 2017.
Yeah1 muốn dùng thặng dư vốn để xóa lỗ lũy kế.
Cổ phiếu Yeah1 đã bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 8/4.
Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG) công bố quyết định HĐQT thông qua việc đầu tư số tiền 75.000 USD (khoảng 17,5 tỷ đồng) để sở hữu 10% cổ phần phát hành mới của công ty Shopiness. Yeah1 sẽ sử dụng thêm nguồn tài nguyên truyền thông để phát triển số lượng người dùng Shopiness và tăng tỷ lệ sở hữu lên tối đá 20%.
Shopiness là nền tảng mua sắm di động cho phép các thương hiệu quảng bá với khách hàng về chương trình khuyến mãi dựa theo sở thích, vị trí thực tế và hành vi mua sắm; cho phép người dùng nhận hòa tiền (cash back) trên mọi giao dịch mua sắm kết nối.
Shopiness được thành lập từ tháng 6/2017, vốn 500 triệu đồng do 3 cá nhân góp là Đinh Quốc Phong, Lê Khánh Linh và Vũ Ly Việt. Trong đó, Lê Khánh Linh là Tổng giám đốc. Đến cuối năm 2018, doanh nghiệp này đã tăng vốn lên 20 tỷ đồng, có một cổ đông nước ngoài là Justin Cohen nắm 10% vốn.
Hiện tại, Shopiness đã kết nối được hơn 600 thương hiệu như Điện Máy Xanh, Bamboo Airways, Fahasa, FPT, Lock & Lock…
Video đang HOT
Nền tảng mua sắm di động Shopiness.
HĐQT thông qua việc mua cổ phần tăng tỷ lệ sở hữu từ 76% lên 96,4% tại Công ty Truyền thông Trực tuyến Netlink. Netlink hiện đang quản lý hơn 1.300 đối tác xuất bản, đóng góp 1/3 doanh thu hằng năm của tập đoàn.
Công ty sẽ thành lập thêm 2 pháp nhân mới. Pháp nhân thứ nhất có trụ sở chính tại Bến Tre hoạt động ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng nội dung số vốn 20 tỷ đồng, Yeah1 nắm 51% vốn.
Pháp nhân thứ 2 có vốn 35 tỷ đồng, Yeah góp 20% để thiết kế, xây dựng, vận hàng, khai thác và phát triển nền tảng loyalty và cổng thanh toán. Yeah1 sẽ sử dụng cổng thanh toán này cho các nền tảng đang phát triển như Mega1, các ứng dụng trò chơi trực tuyến trên điện thoại, nền tảng cho người nổi tiếng sắp ra mắt.
Ngoài ra, công ty cũng chấm dứt hợp đồng hợp tác phát triển kênh truyền hình Yeah1 Family kể từ 1/4 và Imovie kể từ 1/6. Xu hướng phát triển của quảng cáo kỹ thuật số, hoạt động kinh doanh truyền hình của Yeah1 sẽ chuyển dịch sang hướng phát triển trên digital. Dựa trên kết quả kinh doanh 2019, HĐQT cho biết việc ngừng 2 kênh này sẽ tăng lợi nhuận cho tập đoàn khoảng 5 tỷ đồng/quý, bắt đầu tư quý III.
Ngày 8/4 vừa qua, cổ phiếu Yeah1 đã bị đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ năm 2019 âm 385 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến 31/12/2019 âm 305 tỷ đồng.
Lãnh đạo Yeah1 đã đưa ra phương án khắc phục gồm rà soát, đánh giá và phát triển hệ thống quản trị, kiểm soát rủi ro; tái cấu trúc các mảng kinh doanh; xử lý khoản đầu tư kỹ thuật số liên quan Youtube trong năm 2019; hợp tác với các đơn vị để đầu tư, phát triển các nền tảng giải trí mới cho người dùng Việt Nam, thay vì dựa trên “đôi chân của người khổng lồ” trước đây.
Đồng thời, để lành mạnh hóa báo cáo tài chính, HĐQT đề xuất kế hoạch xóa lỗ lũy kế sử dụng nguồn thặng dư vốn cổ phần. Việc này sẽ được trình cổ đông tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020. Theo BCTC kiểm toán hợp nhất 2019, công ty có 1.132 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần. Đây là phần thặng dư từ đợt phát hành riêng lẻ 3,91 triệu cổ phiếu vào tháng 8/2018 với giá 300.000 đồng/cp.
Về kế hoạch kinh doanh 2020, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu thuần tăng 24% so với năm 2019 đạt 1.800 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng, trong khi năm trước lỗ 383 tỷ đồng; cổ tức 10%.
Tường Như
Bắt tay Tân Hiệp Phát, Yeah1 cắt 2 kênh truyền hình, dự tính có thể tiết kiệm 1,4 triệu USD
Yeah1 dự tính có thể tiết kiệm 1,4 triệu USD mỗi năm khi quyết định cắt giảm các kênh truyền hình không hiệu quả là Yeah1 Family và iMovie từ cuối tháng 3/2020.
Sau khi có nhà đầu tư chiến lược đến từ Tập đoàn Tân Hiệp Phát, năm 2020, CTCP Tập đoàn Yeah1 (mã: YEG) sẽ chuyển đổi từ mô hình đa dạng phương tiện truyền thông sang công nghệ truyền thông để không phụ thuộc vào đối tác thứ 3 cũng như cắt 2 kênh truyền hình, ngừng đầu tư vào phim chiếu rạp.
Trong Lễ ký hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Tân Hiệp Phát (Number 1) được tổ chức sáng 12/3 tại TP.HCM, đại diện Yeah1 thể hiện sự kỳ vọng kinh doanh phục hồi sau sự cố Youtube chấm dứt thoả thuận lưu trữ nội dung sau ngày 31/03/2019 với một số công ty con/công ty tài chính có hoạt động liên quan đến Youtube Adsense của Yeah1. Hệ quả kéo dài sau đó, YEG liên tục lao dốc.
Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống - Chủ tịch Yeah1. Ảnh: HP
Yeah1 dự tính có thể tiết kiệm 1,4 triệu USD mỗi năm khi quyết định cắt giảm các kênh truyền hình không hiệu quả là Yeah1 Family và iMovie từ cuối tháng 3/2020.
Cùng với đó, Yeah1 ngừng đầu tư vào việc sản xuất phim ảnh chiếu rạp từ Yeah1 CMG, định hướng lại mảng truyền thông kỹ thuật số, sản xuất nội dung để phát triển trên nhiều nền tảng như Facebook, Youtube, website, cũng như hoàn tất trích lập dự phòng cho ScaleLab.
Được biết, trước đó, trong tháng 2, bà Trần Uyên Phương - con gái ông Trần Quý Thanh, Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát, đã chi khoảng 300 tỉ đồng để mua 6,05 triệu cổ phiếu Yeah1 từ ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống - Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Đào Phúc Trí - Tổng giám đốc Yeah1. Bà Trần Uyên Phương cũng là Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát và hiện sở hữu 21,61% vốn của Yeah1, trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp này.
Sau thông tin ái nữ nhà Tân Hiệp Phát trở thành cổ đông lớn, cổ phiếu Yeah1 đã tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 49.300 đồng/cổ phiếu lên 78.800 đồng/cổ phiếu nhưng sau đó cũng quay đầu giảm sàn 3 phiên gần nhất xuống còn 66.800 đồng/cổ phiếu.
Bắt tay với Tân Hiệp Phát, Yeah1 kỳ vọng mảng "media commerce" sẽ đi sớm hơn 2 năm, LNST tăng mạnh 134% lên 5,2 triệu USD.
Vũ Đậu (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo do thua lỗ, Yeah1 nói gì? Để lành mạnh hoá BCTC, HĐQT Yeah1 cũng đề xuất kế hoạch xoá lỗ luỹ kế sử dụng nguồn thặng dư vốn cổ phần. Nếu được ĐHĐCĐ cũng như cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông qua, Yeah1 cho hay sẽ thực hiện xoá lỗ luỹ kế ngay năm 2020. Cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 mới đây đã bị đưa...