Yatsenyuk thề sẽ đòi lại Donbass, Crimea từ tay Nga
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk khẳng định sẽ đòi lại Donbass, bán đảo Crimea từ tay Nga và mong muốn Washington giúp đỡ bằng cách tiếp tục trừng phạt kinh tế Moscow.
Sputnik News dẫn lời ông Yatsenyuk cho biết, Ukraine đang phải chiến đấu ở cả hai mặt trận. “Mặt trận dễ thấy ở miền đông Ukraine và mặt trận thứ hai khó nhận ra hơn, là cuộc chiến chống lại những quá khứ từ thời Liên Xô, vấn nạn tham nhũng và vô kỷ luật đã khiến đất nước Ukraine đi xuống nhiều năm qua”.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk.
Thủ tướng Ukraine khẳng định hai cuộc chiến này cần phải chiến thắng cùng lúc để xây dựng một đất nước Ukraine thịnh vượng và dân chủ trong tương lai.
Ông Yatsenyuk cũng cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đặc biệt lo ngại về tình hình Ukraine. “Ông Putin muốn Ukraine sụp đổ bởi nhà lãnh đạo Nga biết rằng, những tư tưởng về một đất nước Ukraine dân chủ có thể sẽ không được chào đón quê nhà. Nga can thiệp quân sự vào Ukraine nhằm buộc Kiev phải lựa chọn giữa cải cách và an ninh”.
Video đang HOT
Thủ tướng Ukraine thừa nhận, Kiev cần tới sự giúp đỡ của Mỹ, thông qua việc trừng phạt Nga. “Chúng tôi cần sự hỗ trợ kỹ thuật của Mỹ, các khoản đầu tư cá nhân và vai trò lãnh đạo trong các tổ chức tài chính quốc tế. Chúng tôi cũng cần duy trì lệnh trừng phạt Nga để đảm bảo thỏa thuận hòa bình Minsk được thực thi đầy đủ”.
Cuối ngày 8/6, nhà lãnh đạo Ukraine khẳng định Kiev sẽ giành lại quyền kiểm soátCrimea và Donbass. “Chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ giành lại quyền kiểm soát Donetsk, Lugansk và Crimea. Chúng tôi sẽ kiểm soát lãnh thổ của chúng tôi”, ông Yatsenyuk cho biết.
Ông Yatsenyuk cho rằng sự đoàn kết trong Liên minh châu Âu (EU) và sự đoàn kết giữa Mỹ và EU là “cách tốt nhất để đối phó với mọi kẻ xâm lược và phản ứng mạnh mẽ với những ai muốn phá hoại trật tự thế giới, vẽ lại biên giới sau chiến tranh, những ai không tôn trọng quyền tự do, dân chủ của đất nước”.
Cuối cùng, ông Yatsenyuk gọi xung đột ở miền đông Ukraine là cuộc chiến giữa “ánh sáng và bóng tối”.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Thượng viện Mỹ cản trở Tổng thống Obama trong vấn đề hạt nhân Iran
Thượng viện Mỹ vừa có thêm một động thái mới gây sức ép lên chính quyền của Tổng thống Barack Obama khi quyết định thông qua dự luật trao cho Quốc hội quyền được xem xét mọi thỏa thuận, nếu đạt được, về chương trình hạt nhân Iran.
Thỏa thuận hạt nhân Iran đang có nguy cơ bị bóp nghẹt trong tay các nhà lập pháp Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát (Ảnh: Mychamplainvalley)
Với tỷ lệ phiếu áp đảo (98 phiếu ủng hộ so với 1 phiếu chống) trong phiên bỏ phiếu ngày hôm qua (7/5), Thượng viện Mỹ đã thông qua "Dự luật rà soát hiệp định hạt nhân với Iran".
Dự luật này buộc chính quyền của Tổng thống Obama không được dỡ bỏ bất kỳ biện pháp trừng phạt nào đối với Iran trong ít nhất 30 ngày, khi các nhà lập pháp Mỹ đang trong quá trình xem xét hiệp định cuối cùng sẽ được ký giữa nhóm P5 1 và Iran vào trước thời hạn chót 30/6 tới.
Dự luật cũng nêu rõ, nếu hiệp định không được các Thượng nghị sỹ chấp nhận, Tổng thống Obama sẽ không được phép bãi bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế mà Quốc hội Mỹ áp đặt đối với Iran.
Đây là bước đi mới nhất của Thượng viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát nhằm gây thêm áp lực cho chính quyền của Tổng thống Obama trong thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Dự kiến, Hạ viện Mỹ cũng sẽ xem xét dự luật trên sớm nhất là vào tuần tới.
Theo luật định tại Mỹ, một dự luật chỉ được thông qua khi đạt được 2/3 số phiếu ủng hộ tại cả hai viện Quốc hội.
Vì thế, Nhà Trắng khẳng định Tổng thống Obama sẽ sử dụng quyền của người đứng đầu cơ quan hành pháp để phủ quyết nếu dự luật trên không đạt được tỷ lệ ủng hộ theo quy định tại Hạ viện, nơi hiện có khoảng 150 Hạ nghị sỹ không mặn mà với dự luật này.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các cường quốc thế giới và Iran đang đẩy nhanh tiến độ đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân cuối cùng, theo đó sẽ ngăn chặn Tehran phát triển vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các trừng phạt kinh tế.
Theo kế hoạch đề ra, Iran và nhóm P5 1 sẽ phải ký thỏa thuận vào trước thời hạn chót ngày 30/6 tới.
Vũ Anh
Theo Dantri/ AFP
Tổng thống Putin chỉ rõ sức mạnh và kẻ thù của nước Nga Hôm qua 16-4, Tổng thống Vladimir Putin đã có cuộc đối thoại trực tuyến lần thứ 13 với người dân Nga. Quan điểm của người đứng đầu nước Nga về các vấn đề an sinh xã hội, tác động của lệnh trừng phạt kinh tế đến nền kinh tế Nga, mối quan hệ của Nga với phương Tây và NATO cũng như cuộc...