Yang Bay – Điểm đến lý thú dành cho các em nhỏ
Nếu hè năm 2021, những chuyến du lịch đều trở nên xa xỉ vì tình hình dịch bệnh thì năm 2022 được coi là dấu mốc cho sự trở lại của những trải nghiệm và…
Công viên Du lịch Yang Bay tọa lạc giữa thung lũng trải rộng với diện tích 570 ha tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Rời xa phố xá đông đúc, ồn ào, các em nhỏ được khám phá thiên nhiên đầy màu sắc với rừng cây bạt ngàn, thác nước trắng xóa, suối chảy róc rách và trải nghiệm những trò chơi độc đáo.
Tại Yang Bay, các em được tận mắt chiêm ngưỡng và nghe truyền thuyết về Mộc thần 500 năm tuổi, biểu tượng tâm linh của người Raglai. Mộc thần gồm 2 cây da và 1 cây sanh quấn lấy nhau, cao hơn 25m, tán cây rộng hơn 200m2, hơn 20 người mới ôm xuể thân cây. Mộc thần hiện ra sừng sững giữa đất trời, bảo vệ buôn làng, mang lại bình an cho con người. Đây còn là nơi gửi gắm những ước nguyện theo dải lụa đỏ, lụa vàng treo lơ lửng trên cây. Nổi bật giữa khung cảnh bao la của núi rừng là những dải lụa phất phơ trong gió với vô vàn ước nguyện về sức khỏe, bình an, may mắn…
Trên những chiếc xe ngựa, cả gia đình cùng nhau dạo quanh Yang Bay, hòa mình vào thiên nhiên mát lành với những hàng cây rợp bóng, lắng nghe tiếng chim hót lảnh lót giữa núi rừng. Các em nhỏ còn có thể thử sức tập làm kỵ sĩ cưỡi trên lưng những chú ngựa đã được huấn luyện thuần thục. Yang Bay còn có khu vườn động vật để các em tận tay cho những chú hưu sao ăn hay tận mắt chiêm ngưỡng, tìm hiểu đời sống của những loài vật như khỉ, heo rừng, cừu, trăn… đến những chú chim công lộng lẫy, đà điểu hoang dã, cá sấu khổng lồ. Các bé sẽ rất ngạc nhiên bởi sự thú vị của thế giới động vật quanh mình. Ngoài ra, công viên khủng long với những bức tượng tái hiện vẻ dũng mãnh của nhiều loài khủng long sẽ đưa các em nhỏ như lạc vào Công viên kỷ Jura.
Công viên khủng long
Video đang HOT
Đến Yang Bay, các em nhỏ được thoải mái vận động và thỏa sức tưởng tượng với những trò chơi mới lạ, độc đáo. Từ các trò chơi dân gian như đua heo, đá gà đến những trò chơi “độc lạ” chỉ có thể tìm thấy ở Yang Bay như cá bú bình, câu cá sấu, cưỡi đà điểu…. hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm lý thú dành cho các em.
Trò chơi cá bú bình
Bên cạnh đó, thế giới dưới nước cũng hấp dẫn không kém với những hoạt động vui chơi, tắm mát tại thác Yang Bay, “giải nhiệt” cơ thể trong tiết trời nóng bức của mùa hè. Hay ngâm mình thư giãn trong hồ khoáng nóng và tắm bùn khoáng cùng với gia đình.
Tắm bùn tại Yang Bay
Một nét đặc biệt chỉ có ở Yang Bay khi đây là nơi bảo tồn, tái hiện sống động nét văn hóa truyền thống của người Raglai. Các em có dịp tìm hiểu văn hóa của người Raglai qua những bộ trang phục truyền thống, nhà sàn, điệu múa, tiếng đàn mang âm hưởng của núi rừng. Không chỉ được thưởng thức những tiết mục trên sân khấu, các em còn được trực tiếp thử chơi các loại nhạc cụ, hòa vào đội múa như những vũ công thực thụ.
Mùa hè là dịp để cả gia đình quây quần bên nhau. Trải nghiệm những hoạt động thú vị giữa thiên nhiên trong lành bên cạnh sự đồng hành, hướng dẫn của bố mẹ sẽ giúp các em vừa thoải mái vui chơi, học tập được nhiều điều bổ ích trong cuộc sống và gắn kết tình cảm gia đình.
Công viên Du lịch Yang Bay
Website: yangbay.khatoco.com
Hotline: 0905.252.272
Email: yangbaytourist@gmail.com
Vận động học sinh dân tộc miền núi ra lớp
Sau Tết Nguyên đán, vì hoàn cảnh khó khăn, lo ngại dịch bệnh nhiều học sinh người dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà nghỉ học ở nhà.
- "Lần này là lần thứ 3, bây giờ mới gặp chị, gia đình cố gắng cho em đi học để biết cái chữ, cải thiện cuộc sống sau này. Mình đã khổ rồi, cho đời em nó khấm khá hơn, không đi học, không có chữ sau này làm kinh tế khó khăn lắm".
- "Chị cũng nói con đi học chứ, mình đi làm mướn lo cơm gạo cho ăn đi học. Con nói đi sáng nào cũng xuống đó thì mỏi chân, không có xe đi. Thầy nói vậy, có gì thì chở Cao Vũ đi học".
Đó là trao đổi của thầy giáo Lê Thế Sáng, Trường THCS Cao Văn Bé với phụ huynh học sinh. Sau nhiều lần ngược núi, lần thứ 3, thầy giáo Lê Thế Sáng, mới gặp được mẹ của em Cao Vũ, học sinh lớp 6 của trường. Cao Vũ là 1 trong 2 học sinh chưa trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Sau Tết, trong lớp có một số em nghỉ học ở nhà theo cha mẹ lên rẫy đã được thầy vận động trở lại trường học.
Lần thứ 3 đến nhà, thầy giáo Lê Thế Sáng, Trường THCS Cao Văn Bé mới gặp được phụ huynh.
Trường THCS Cao Văn Bé, ở xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh là một trong những trường học ở địa bàn khó khăn nhất tỉnh Khánh Hoà. Trường chỉ có 300 học sinh, hầu hết là người dân tộc thiểu số như: Raglay, Trin, Ê đê... Việc duy trì sĩ số học sinh là nhiệm vụ rất khó đối với nhà trường.
Sau Tết, các giáo viên nhiều lần vượt núi từ 5 - 10km đến từng gia đình thăm hỏi, động viên phụ huynh, học sinh thuyết phục các em ra lớp. Cô Nguyễn Thị Ngọc Linh, chủ nhiệm lớp 9/2, Trường THCS Cao Văn Bé cho biết, giáo viên chủ nhiệm phải đi vận động thật sớm để các em không đi làm việc khác mà ra lớp đầy đủ.
"6 giờ kém mình phải đi rồi, đi buổi tối không tiện. Vận động có những đoạn đường hẻo lánh, rất là sợ. Mình đi vào nhà mà có khi phụ huynh nằm ở trong nhà nhưng không ra tiếp giáo viên. Mình phải kiên trì, học sinh nghỉ học ngày thứ hai bắt đầu phải vào nhà liền để các em ra lớp", cô Linh chia sẻ.
Thầy giáo Lê Thế Sáng, Trường THCS Cao Văn Bé đến tận nhà thuyết phục phụ huynh cho học sinh đến lớp.
Huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà có 38 trường học, với 10.000 học sinh. Hiện nay, tỷ lệ học sinh ra lớp của bậc mầm non, tiểu học đạt gần 100%, riêng khối trung học cơ sở khó khăn hơn, học sinh đến lớp đạt 95% tổng số học sinh.
Thầy Bùi Hữu Hoá, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến nay khoảng 60 học sinh vẫn chưa ra lớp. Các giáo viên phải thường xuyên liên hệ với Trưởng thôn, già làng để vận động phụ huynh, học sinh cho con em tới trường.
"Tận tuỵ đến với từng học sinh bởi vì tâm lý các em chểnh mảng, một phần các em cũng vì điều kiện kinh tế phải phụ giúp gia đình. Giáo viên ngoài trách nhiệm đứng lớp cần phải làm tốt việc thường xuyên thăm hỏi, động viên. Chú trọng đến những trường hợp gia đình quá khó khăn, chưa ham học, ta phải có nghệ thuật khéo léo, huy động tối đa học sinh ra lớp", thầy Hóa cho hay.
Dạy học ở huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
Học sinh người dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hoà đã và đang thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Để duy trì sĩ số, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, các trường phải báo cáo sĩ số hàng ngày, phân công giáo viên tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể từng em để có giải pháp hỗ trợ kịp thời. Bà Ka Tông Thị Mến, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà cho biết: Các trường cũng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giúp các em có niềm vui khi đến trường học.
"Địa hình trên địa bàn huyện xa xôi, cách trở, giáo viên rất vất vả để giúp các em trở lại trường học. Các thầy, cô giáo đã hết sức cố gắng, nỗ lực vận động các em học sinh đảm bảo sĩ số lên lớp cũng như chất lượng học tập. Còn phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền vận động, giúp các em học hành đến nơi đến chốn, đó là một trong những mục tiêu để giúp thoát nghèo", bà Mến nói./.
15 thác đẹp nhất Việt Nam Nước ta là một trong những quốc gia may mắn sở hữu nhiều thác nước mang vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ. Dù bạn đang tìm kiếm một nơi để hòa mình vào thiên nhiên hay đi dã ngoại cùng bạn bè để cảm nhận sự yên bình của thiên nhiên, những thác nước đều có thể trở thành một trong những...