Yamagata – vùng đất của hoa anh đào và mì ramen
Khung nét đẹp như một bức tranh thủy mặc, những mỏm đá đủ hình thù lạ kỳ, soi bóng xuống làn nước xanh trong đến lạ thường.
Yamagata là một tỉnh nằm ở phía Nam khu vực Tohoku, Nhật Bản. Yamagata được biết đến là nơi có nhiều suối nước nóng, hoa anh đào và là nơi có quang cảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Trong hành trình khám phá vùng Đông Bắc Nhật Bản, khi di chuyển từ Niigata đến Yamagata, tôi đi qua những cung đường ngoạn mục, những dãy núi trập trùng nối tiếp nhau trong tiết trời mùa xuân xinh đẹp.
Điểm đầu tiên trong hành trình khám phá Yamagata là bãi biển Sasagawa nức tiếng hút hồn du khách. Để xuống bãi, chúng tôi đi qua những bậc đá. Dọc lối đi là hàng hoa cúc dại vàng tươi khoe sắc. Không có tiếng sóng ì ầm, biển ở đây rất êm, nước trong trẻo nhìn tận đáy. Không gian thanh vắng, bình yên, trên trời là những chú hải âu chao liệng. Sasagawa đẹp như một bức tranh thủy mặc, những mỏm đá đủ hình thù kỳ lạ, soi bóng xuống làn nước xanh trong đến lạ thường.
Hoa anh đào nở rộ hai bên bờ suối.
Rời Sasagawa, chúng tôi lên đường đến thăm khu nghỉ dưỡng suối nước nóng Atsumi. Khi đặt chân đến khu nghỉ dưỡng này, tôi ngỡ ngàng đến không thốt nên lời. Atsumi nằm lọt thỏm giữa những dãy núi, như một thị trấn bình yên còn sót lại từ hàng trăm năm trước. Thị trấn rất thưa người, bao quanh bao phủ bởi những rặng núi, trời đất tĩnh lặng, yên ắng và khá lạnh. Khung cảnh nơi đây đẹp dịu dàng, những chiếc cầu soi bóng xuống dòng suối xanh biếc, nước chảy rì rào. Hai bên bờ, hai hàng cây anh đào nở hoa trắng muốt. Một dãy nhà im lìm nép mình dưới chân núi. Con đường bên dòng suối vắng lặng, thỉnh thoảng có một chiếc xe ô tô chạy qua.
Yamagata còn nổi tiếng với khu nghỉ dưỡng suối nước nóng khác là Ginzan Onsen (Silver Mountain Hot Spring). Là một thị trấn suối nước nóng heo hút, nằm nép mình trong một dãy núi của tỉnh Yamagata, khu vực này dạo trước là một mỏ bạc, ngày nay là một thị trấn onsen xinh đẹp dọc theo con sông. Toàn bộ thị trấn mang nét kiến trúc cổ xưa. Ginzan Onsen đặc biệt đẹp vào buổi tối khi các ngôi nhà truyền thống đều sáng đèn. Tại đây có hai nhà tắm công cộng (300-500 yen) và có chỗ ngâm chân miễn phí. du khách cũng sẽ được tham quan một trong các lối vào mỏ bạc có lịch sử hơn 500 năm.
Đến Yamagata vào tháng 4, bạn còn có dịp chứng kiến khung cảnh “tuyết rơi mùa hè”. Tháng 4, trên những con đường dọc theo những dãy núi, tuyết vẫn còn rơi dày. Bạn sẽ hết sức thích thú khi đi giữa những bức tường tuyết cao đến 9 mét.
Những món ăn không thể quên
Một điểm đến thú vị khác trong hành trình đến Yamagata chính là việc ghé thăm thành phố Tsuruoka. Khi đến thành phố này, chúng tôi không chỉ được đến thăm trường đại học có từ thời của các samurai mà còn được thưởng thức bánh wagashi.
Ban đầu nhìn hộp bánh wagashi, tôi cứ ngỡ đó là thức ăn giả. Khi thưởng thức miếng bánh wagashi đầu tiên, sau đó hớp ngụm trà xanh, tôi cảm giác như lưỡi mình đang đắm chìm trong thế giới mỹ vị nhất trần đời. Vị thơm ngọt, bùi của bánh, thanh dịu thấm vào tận ký ức, khiến tôi nhớ món bánh tuổi thơ ngon nhất trần đời mẹ làm.
Wagashi là một loại bánh truyền thống của Nhật, được dùng trong tiệc trà. Tùy theo mùa mà người dân nơi đây làm ra những loại bánh wagashi khác nhau nhưng mùa nào thì những nghệ nhân cũng dựa vào thiên nhiên mà sáng tác. Thông thường, mùa xuân người ta làm những chiếc bánh mang màu sắc rực rỡ, tươi vui. Khi mùa hè đến, bánh wagashi phải làm sao đạt đến độ trong suốt, tươi mát, mùa thu thì như mang cả rừng lá phong rực đỏ lên bàn. Mùa đông, wagashi phải gợi được cảm giác ấm áp, xua đi cái lạnh buốt giá đang tràn vào.
Video đang HOT
Yamagata là nơi tiêu thụ mì ramen nhiều nhất Nhật Bản
Một món ăn nổi tiếng khác của Yamagata chính là mì ramen tại thành phố Sakata. Với người Nhật, mì ramen tuy du nhập từ Trung Quốc nhưng đã trở nên một trong những món ăn phổ quát nhất trong những thập kỷ gần đây. Ramen rẻ tiền và phổ biến rộng rãi, hai yếu tố đó đã làm cho chúng trở thành một lựa chọn lý tưởng cho khách du lịch nếu ngân sách không có nhiều.
Nhà hàng ramen, hay ramen-ya, có thể được tìm thấy ở hầu như mọi vùng trên đất Nhật. Mỗi vùng có một loại ramen khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là được phân loại theo từng loại nước súp. Sau một ngày đường khám phá, trong tiết trời se lạnh, không gì tuyệt cho bằng khi được bước chân vào một tiệm mì, gọi một bát mì nóng và thưởng thức. Yamagata được xem là nơi tiêu thụ nhiều mì ramen nhất Nhật Bản. Và không có gì ngạc nhiên khi bạn nhất định phải thưởng thức mì ramen tại Sakata bởi hương vị rất đặc biệt.
Thông tin thêm:
Để đến du lịch tại vùng Tohoku hay Yamagata, bạn có thể bay đến Tokyo rồi từ đó đi tàu shinkansen lên vùng Đông Bắc Nhật Bản. Bạn cũng có thể chọn những chuyến bay thẳng đến Tohoku, nhưng đi shinkansen là một trải nghiệm đáng nhớ.
Nếu muốn vừa được chơi tuyết, vừa ngắm hoa, bạn có thể đến Yamagata từ giữa tháng 4. Nếu muốn ngắm lá đỏ, bạn có thể đến Yamagata từ tháng 10.
Ngoài hải sản, đặc sản của Yamagata là các loại bánh truyền thống và mì ramen.
Theo Asiabooking
Thưởng thức 8 món ăn lạ miệng vùng Tohoku, Nhật Bản
Ẩm thực Nhật Bản vốn quen thuộc với thực khách trên khắp thế giới với những món sashimi, mì ramen hay sushi nổi tiếng.
Song ít ai biết rằng, ẩm thực của mỗi vùng miền ở Nhật lại mang một sắc độ khác nhau. Đi về vùng Tohoku phía bắc nước Nhật, các tín đồ ẩm thực Nhật Bản sẽ được thỏa mãn vị giác với những món ăn mới lạ của vùng đất xinh đẹp này.
"Kibo - Tràn đầy hi vọng" là cuốn sách của chuyên gia ẩm thực Elizabeth Andoh, xuất bản với nỗ lực phục hồi Tohoku sau thảm kịch động đất 2011, là một cẩm nang các công thức nấu nướng giới thiệu những nét tinh tế và riêng có nhất của ẩm thực Tohoku. 8 món dưới đây được giới thiệu trong cuốn sách này:
Shiso maki - Hạt óc chó quấn lá tía tô
Hạt óc chó là sản phẩm nổi tiếng thơm ngon trồng ở vùng Tohoku. Còn miso - một loại tương làm từ đậu tương lên men nổi tiếng của Nhật chắc hẳn không còn xa lạ gì với thực khách. Món ăn này chính là sự kết hợp hoàn hảo của hạt óc chó rang thơm nghiền nhuyễn trộn cùng tương miso đỏ ủ trong 4,5 tháng.
Ngoài vị mặn, ngọt thông thường của tương miso, các đầu bếp Tohoku còn cho thêm một hỗn hợp trộn từ 7 loại gia vị khác nhau để món ăn thêm cay nồng. Sau đó, phần nhân này sẽ được cuốn trong một chiếc lá tía tô, rồi chiên cùng dầu mè.
Món ăn này nhẹ nhàng, thích hợp trong mọi hoàn cảnh. Có thể làm đồ nhắm với ly bia lạnh hay thưởng thức cùng trà nóng.
Hittsumi Jiru - Canh mì nấu thịt lợn
Mì ở món ăn này không phải dạng sợi thông thường mà các đầu bếp sau khi nhồi bột sẽ véo từng miếng bỏ vào nồi nước dùng nên sẽ dày và dai hơn sợi mì thông thường. Nó là một món canh tổng hợp gồm những miếng mì như vậy nấu chung với củ sen, cà rốt, thịt rất đậm đà với nước dùng sánh đặc thơm ngon.
Harako meshi - Cơm cá hồi với trứng cá
Vùng bờ biển của Nhật chấm phá nhiều con vịnh nhỏ mà ngày nay được gọi tên là các cảng cá Ofunato, Rikuzentakata và Minamisanriku. Theo các bằng chứng khảo cổ, những người đầu tiên đánh bắt cá hồi cách đây 5.000 năm chính là người Jomon vùng Tohoku. Chính bởi vậy, cá hồi luôn đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực miền bắc nước Nhật với món cơm cá hồi đặc trưng.
Với cách nấu thông thường, cá hồi dễ dàng bị vụn ra trộn vào cùng cơm, khi trình bày, có một thìa trứng cá hồi đỏ au hấp dẫn phủ trên bát cơm. Trong các bữa tiệc truyền thống, món ăn này được bày trên đĩa lớn trang trí bởi những lát cá hồi nấu chín cùng những muỗng trứng cá ngon lành.
Kaki no dote nabe - Lẩu miso hải sản
Chờ nồi nước dùng sôi lục bục, người ta sẽ rót từ từ loại tương miso trứ danh nhất trong ba loại đó là miso đen có thời gian ủ lên tới 1 năm vào trong nồi. Người ta liên tưởng tới bờ sông bị mưa xối chảy vào dòng nước.
Rau được nhúng trong nồi nước đang sôi, ăn đến đâu vớt đến đấy. Còn những con hàu tươi thì chỉ trần sơ trong nồi nước, rồi vớt ra cùng với chút nước lẩu miso thơm lừng và thưởng thức.
Michinoku kokeshi bento - Cơm rau thập cẩm đậu hũ chiên
Các ga tàu ở Nhật thường bán một loại cơm trưa đóng hộp gọi chung là ekiben làm từ các nguyên liệu theo mùa của địa phương.
Búp bê kokeshi là một đồ lưu niệm quen thuộc của quận Nambu, bao gồm thành phố Morioka và Hanamaki tỉnh Iwate hàng trăm năm qua. Những con búp truyền thống được tiện bởi các nghệ nhân khắc gỗ giỏi được gọi là kijishi thì trở thành vật sưu tầm.
Cơm rau thập cẩm đậu hũ đựng trong những hộp cơm hình búp bê kokeshi là một món ăn khá phức tạp gọi là takikomi. Nước dùng được chế biến đặc biệt từ rau và đậu chiên sẽ để nấu cơm. Mùa xuân là mùa Tohoku nhiều rau núi nhất trong đó có dương xỉ và măng sẽ làm cho hộp cơm thập cẩm có mùi vị vừa truyền thống vừa đặc trưng theo mùa.
Onigiri - Sandwich cơm nắm
Đây là một loại đồ ăn nhanh truyền thống của nước Nhật vì độ tiện lợi, gọn nhẹ của nó. Cơm nắm này thường có hình tam giác nhưng người ta vẫn hay gọi nó là thanh cơm hay viên cơm. Thường thì người ta nấu cơm trắng rồi bọc nhân bên trong. Nhưng cũng có khi cơm được nấu chung với nhiều thức ăn khác rồi mới nắm thành viên.
Bên ngoài nắm cơm thường được bọc một miếng rong biển nhỏ. Cơm dùng với súp miso, hoặc xì dầu và đồ nướng.
Matsu no mi shira ae, kaki utsuwa
Quả hồng khoét rỗng ruột trở thành một chiếc cốc hoàn hảo. Ruột hồng thái hạt lựu, cùng với nho, táo giòn, và lê. Hạt thông và đậu hũ sẽ được chế biến thành một thứ nước sốt sánh mịn truyền thống gọi là shira ae. Hạt thông nướng thơm nghiền nhuyễn cùng đậu hũ thêm chút rượu gạo và xì dầu nhạt, có nơi thì cho tương miso trắng hoặc một muỗng sốt mè.
Shake no kobu maki - Cá hồi cuộn tảo bẹ
Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ truyền thống của Tohoku. Trước đây, người ta thường làm món ăn này với cá trích sấy khô. Những lá tảo cuốn lại cuộn bên trong là một miếng cá rồi buộc bên ngoài bằng một dây bầu là món ăn thường có trong dịp năm mới ở vùng Tohoku dùng với rượu sake hoặc ăn như một món phụ trong bữa tối.
Theo Trithucvn
Làm món bánh mì nướng shibuya toast ngon mê ly Bên cạnh những món ăn nổi tiếng và quen thuộc được cả thế giới biết đến như sushi, mì ramen,...thì nơi đây cũng là nơi sinh ra món tráng miệng mới nổi danh: Shibuya Toast. Hẳn đối với các bạn trẻ Việt Nam hiện nay, cái tên Shibuya cũng không phải là quá xa lạ. Shibuya là tên của một trong 23 khu...