Yahoo chính thức rút lui khỏi thị trường Trung Quốc
Yahoo trở thành công ty công nghệ Mỹ mới nhất rút lui khỏi Trung Quốc sau khi tuyên bố đã ngừng cung cấp các dịch vụ của họ tại quốc gia này.
Theo CNN, một phát ngôn viên của Yahoo cho biết trong tuyên bố về việc rút lui khỏi Trung Quốc rằng họ đã rút khỏi một “môi trường kinh doanh và pháp lý ngày càng thách thức”. Tuy nhiên, công ty khẳng định cam kết đối với các quyền lợi của người dùng cũng như một mạng internet miễn phí và cởi mở.
Trong thực tế, quyền truy cập vào nhiều tính năng của Yahoo ở Trung Quốc, bao gồm email và tin tức, đã không còn tồn tại kể từ năm 2013. Vào năm 2015, Yahoo đã đóng cửa văn phòng ở Bắc Kinh và sa thải 300 nhân viên.
Video đang HOT
Yahoo đã rút lui khỏi Trung Quốc từ ngày 2.11
Thông báo của Yahoo được đưa ra không lâu sau khi Microsoft thông báo rằng mạng xã hội LinkedIn của họ sẽ rời khỏi Trung Quốc vì “môi trường hoạt động thách thức hơn đáng kể và các yêu cầu tuân thủ cao hơn ở Trung Quốc”.
Được biết, hoạt động ở Trung Quốc từ lâu đã đặt ra nhiều thách thức cho các công ty tư nhân. Mọi thứ càng trở nên khó khăn hơn khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ đạo một cuộc kiểm soát sâu rộng đối với các ngành công nghệ, giáo dục, trò chơi và giải trí trong những tháng gần đây, khiến giá trị thị trường của nhiều ông lớn Trung Quốc bị sụt giảm.
Yahoo từng là một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, tuy nhiên ảnh hưởng của họ đã giảm đi đáng kể trong thập kỷ qua. Công ty đã thay đổi nhiều giám đốc điều hành nhằm xoay chuyển tình thế, tuy nhiên cuối cùng họ không thể giành lại thị phần tìm kiếm cũng như thị trường quảng cáo mà Yahoo từng thống trị.
Gần đây, Yahoo đã bị Verizon bán cho Apollo Global Management trong một thỏa thuận trị giá 5 tỉ USD. Yahoo cũng từng là nhà đầu tư ban đầu của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc, Alibaba. Vài năm sau, công ty đã trả lại khoản tiền 3 tỉ USD cho các cổ đông sau khi bán lại khoảng một nửa cổ phần khổng lồ của mình tại Alibaba với giá 7,1 tỉ USD.
LinkedIn rút khỏi Trung Quốc
LinkedIn, mạng xã hội việc làm lớn nhất thế giới, dự kiến ngừng hoạt động ở Trung Quốc do yêu cầu kiểm duyệt ngày càng cao từ nước này.
Trong thông báo hôm 14/10, LinkedIn cho biết việc đóng cửa sẽ được thực hiện vào cuối năm, sau hơn bảy năm tồn tại. Hiện LinkedIn - mạng xã hội việc làm thuộc sở hữu của Microsoft, là nền tảng hiếm hoi có xuất xứ Mỹ còn hoạt động tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Công ty này thừa nhận đang đối mặt với "môi trường hoạt động ngày càng thách thức với các yêu cầu tuân thủ ngày càng cao hơn" từ phía Trung Quốc. "Dù chúng tôi đã thành công trong việc giúp các thành viên Trung Quốc tìm được việc làm và cơ hội kinh tế, nhưng chúng tôi không có được sự thành công như vậy trong khía cạnh chia sẻ và cập nhật thông tin", thông báo viết.
Để tồn tại, phiên bản "bản địa hóa" của LinkedIn có bộ quy tắc riêng, được thiết lập theo các yêu cầu của chính phủ Trung Quốc trong lĩnh vực Internet.
LinkedIn là mạng xã hội tiếp theo phải đóng cửa tại Trung Quốc.
Theo SCMP , trong những năm gần đây, LinkedIn bản Trung Quốc liên tục bị chỉ trích vì việc kiểm duyệt các bài đăng nhạy cảm về chính trị. Tháng trước, trang này chặn người dùng truy cập tài khoản của nhiều nhà báo, học giả từ Mỹ. Điều này khiến LinkedIn bị các nhà lập pháp tại Mỹ phản đối.
Mạng xã hội này cũng khẳng định họ ủng hộ quyền tự do ngôn luận, nhưng vẫn chấp nhận các điều kiện để có thể hoạt động và tạo ra giá trị cho người dùng tại Trung Quốc của mình. Trong thông báo, LinkedIn cho biết sẽ tạo ra một ứng dụng độc lập có tên InJobs để thay thế. Ứng dụng này tập trung vào kết nối việc làm, không cung cấp tính năng chia sẻ bài viết và bảng tin như hiện tại.
Một số dịch vụ Internet khác của Mỹ như Google đã rút khỏi Trung Quốc từ 2010, trong khi Facebook bị chặn từ năm 2009. Các mạng xã hội phổ biến thế giới như Pinterest, YouTube đều bị cấm tại nước này. Google từng lên kế hoạch phát triển một công cụ tìm kiếm để hoạt động tại Trung Quôc, nhưng bị hủy bỏ sau khi bị rò rỉ. Trung Quốc cũng thực hiện chiến dịch ngăn chặn các dịch vụ VPN có tính năng vượt qua "Great Firewall" của nước này.
Amazon, Google giành được hợp đồng đám mây của chính phủ Nhật Bản Thỏa thuận này mang lại cho các công ty công nghệ Mỹ một chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản vốn do các nhà cung cấp địa phương thống trị. Theo Nikkei, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản hôm 26.10 thông báo đã chọn Amazon Web Services (AWS) và Google Cloud Platform (GCP) làm nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên...