Y Tý – cảnh đẹp mê li cả 4 mùa: Vùng đất khiến du khách trở lại 10 lần chưa chán
Cao nguyên Y Tý là địa chỉ mà bất cứ tín đồ du lịch nào cũng muốn đặt chân tới để một lần thưởng ngoạn khung cảnh đẹp như ‘chốn bồng lai’, là nơi người đi một lần thì nhớ, đi cả chục lần vẫn say mê.
(Ảnh: Phí Mạnh)
Gặp những người từng đặt chân đến Y Tý (huyện Bát Xát, Lào Cai) thì ai cũng như ai, đều nhắc về Y Tý với vô vàn những cảm xúc đặc biệt. Mảnh đất này níu chân người đến, khiến họ yêu, họ nhớ và khao khát trở lại.
(Ảnh: Phí Mạnh)
Anh Phí Minh Mạnh – một chàng trai 33 tuổi đã từng 10 lần đặt chân đến Y Tý trong 6 năm qua. Những chuyến đi Hà Nội – Lào Cai với anh đã trở nên quá đỗi quen thuộc, chỉ bởi, anh muốn ghi lại được vẻ đẹp cả 4 mùa trong năm của Y Tý. “Mình nghiện Tây Bắc và đặc biệt nghiện Y Tý mất rồi. Không khí trong lành, cảnh đẹp bình yên, người dân thân thiện… Tất cả đều níu chân mình”, anh Mạnh chia sẻ.
(Ảnh: Phí Mạnh)
Khác với anh Phí Minh Mạnh – một “khách quen” của Y Tý, anh Vũ Quân (TP. Hồ Chí Minh) mới chỉ một lần đặt chân đến mảnh đất này. Ấy thế mà anh cũng “trót thương”, “trót yêu” Y Tý. Trở về rồi ý định trở lại thăm nơi đây vẫn nung nấu trong anh. “Mình ghé Y Tý vào những ngày trung tuần tháng 7 vừa qua. Đây là một địa điểm trong chuyến hành trình xuyên Việt, qua 30 tỉnh thành khác nhau của mình. Mọi mệt mỏi của cung đường xa, khó đi bị cuốn trôi khi mình được chiêm ngưỡng làn mây bềnh bồng như tiên cảnh ở nơi đây. Chuyến hành trình ấy, mình đặt chân tới nhiều điểm đẹp nhưng Y Tý vẫn ấn tượng nhất, độc đáo nhất với màn trình diễn tuyệt đẹp của mây trời”, anh chia sẻ.
Mùa Xuân, Y Tý đón du khách với khung cảnh mây trôi bồng bềnh, chập chờn che phủ những cành đào nở rực rỡ nơi hiên nhà. (Ảnh: Phí Mạnh)
(Ảnh: Phí Mạnh)
Ở độ cao trên 2.000 m so với mực nước biển, Y Tý lạnh hơn so với những vùng khác và sương mù bao phủ hầu như quanh năm. Nhưng theo kinh nghiệm của những người từng tới đây, mây nhiều nhất, đẹp nhất là vào khoảng tháng 3, tháng 4. Những mái nhà của người Hà Nhì lúc thì lặn đâu mất khi mây lên, còn khi mây xuống chỉ thấy hiện lên như những cái nấm mờ ảo khuất sau rặng tre.
Video đang HOT
(Ảnh: Xuân Toàn)
Nếu đến Y Tý vào tầm cuối tháng 5, đầu tháng 6 thì bạn sẽ chiêm ngưỡng được những thửa ruộng bậc thang long lanh như gương vào mùa nước đổ. Lúc đó, người dân bắt đầu be bờ, đắp ruộng vào nước và bắt đầu một mùa cày cấy.
Nếu đến Y Tý vào tầm tháng 9, tháng 10 thì bạn sẽ thấy những thửa ruộng vàng óng ánh, những cành lúa nặng trĩu bông và hít hà được mùi lúa chín lan tỏa nhè nhẹ vào không gian. (Ảnh: Phí Mạnh)
Đây là thời điểm người già, trẻ nhỏ bắt đầu ra ruộng để gặt lúa, phơi lúa. (Ảnh: Phí Mạnh)
Khung cảnh ngày mùa bình yên đến lạ. (Ảnh: Phí Mạnh)
(Ảnh: Phí Mạnh)
Một địa điểm “check-in” không thể bỏ qua khi đến Y Tý là “công viên Y Tý”. Chẳng phải được xây dựng và quy hoạch như ở các thành phố, ‘công viên Y Tý’ đơn giản chỉ là vùng đất rộng nằm ở cuối đường thuộc bản Choản Thèn, nơi trẻ em vùng cao thường tụ tập vui đùa, nơi người dân bản dừng chân nghỉ ngơi, còn du khách thì tản mạn ngắm phong cảnh. Đến “công viên” vào những ngày đẹp trời, du khách có dịp ngắm mây bồng bềnh bên dưới, để chóp núi hiện lên như một ốc đảo lớn.
(Ảnh: Phí Mạnh)
Chỉ cách thành phố Lào Cai khoảng 80 km và hạ tầng giao thông đến Y Tý ngày càng thuận lợi phát triển du lịch, thế nhưng, mảnh đất này dường như vẫn còn tách biệt với sự xô bồ bên ngoài. Ban ngày người dân Hà Nhì lên rẫy, ban đêm ấm cúng quây quần bên bữa cơm gia đình dưới mái nhà trình tường. Cuộc sống an yên diễn ra mỗi ngày như vậy.
Khung cảnh Y Tý mỗi khung giờ trong ngày lại mang một vẻ đẹp khác nhau. (Ảnh: Phí Mạnh)
Còn chần chừ gì mà không lên kế hoạch cho một chuyến đi Y Tý! (Ảnh: Phí Mạnh)
Khám phá vùng đất Phật Myanmar
Đến đây, du khách có thể ngắm khinh khí cầu tại Bagan cổ kính, hoàng hôn trên cầu U Bein, thăm một số ngôi đền chính tại Yangon hay Mandalay.
Nhắc đến cảnh đẹp Myanmar, nhiều du khách nghĩ ngay đến những khinh khí bầu bay lượn trong bình minh, trên bầu trời kinh đô cổ Bagan, của vương quốc Pagan. Đây là vương quốc đầu tiên thống nhất được các vùng của Myanmar ngày nay. Trong triều đại kéo dài suốt 250 năm, các vị vua Pagan và người dân đã xây dựng hơn 10.000 di tích tôn giáo trên diện tích 104 km2. Ngày nay, chỉ còn khoảng 2.200 ngôi đền. Những stupa bằng gạch nung thật sự gây ấn tượng với du khách bởi vẻ mộc mạc gần gũi với thiên nhiên. Du khách sẽ ngồi xe ngựa đến thăm những đền tháp stupa vút cao, niềm kiêu hãnh của người Myanmar.
Vào tháng 11 hàng năm, nơi đây sẽ diễn ra lễ hội khinh khí cầu lớn nhất trong năm Tazaungdaing. Theo tiếng Myanmar, Tazaungdaing có nghĩa là "lễ hội Ánh Sáng".
Trong quý 4, Myanmar mở cửa đón du khách trong khu vực. Các nước kiểm soát tốt dịch bệnh như Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan là những cái tên hàng đầu.
Kiến trúc của những đền tháp truyền thống của Phật giáo Myanmar thường là stupa với tháp nhọn vút lên trời. Một số khác có hình dạng kim tự tháp. Lịch sử Myanmar kể lại rằng kiến trúc stupa xuất hiện và thịnh hành vào triều đại Pagan.
Đền Shwedagon ở Yangon được coi là ngôi đền linh thiêng nhất cả nước. Tại đây có lưu giữ báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo, đó là tám sợi tóc của Phật Thích Ca Mâu Ni. Stupa dát vàng của đền tháp cao tới 98 m, trên đỉnh nạm 5.448 viên kim cương và 2.317 viên hồng ngọc, trên cùng là búp kim cương gắn một viên kim cương 76 carat (15 g). Ngôi đền lại nằm trên đồi Singuttara, từ đây có thể quan sát được cả thành phố Yangon.
Tại xứ sở của các stupa, du khách có thể sẽ bỡ ngỡ trước sự "tụt hậu" dễ thương so với các láng giềng, như những phương tiện thô sơ dành cho phụ nữ, nhà sư và học sinh.
Ở Myanmar, đặc biệt là Yangon, du khách sẽ không tìm thấy xe máy. Ngoại trừ viên chức chính phủ và công nhân bưu điện, nhân viên điện lực.
Xe hơi được thiết kế với vô lăng cho cả người thuận tay trái và tay phải. Đây là điểm khác biệt trong lưu thông xe cộ ở khu vực Đông Nam Á.
Trên đường, du khách sẽ bắt gặp nhiều người đàn ông mặc xà rông, được gọi là longy taipon. Họ mặc nó mọi lúc mọi nơi, không riêng ngày lễ, và không phân biệt tầng lớp xã hội.
Ngôi đền Kuthodaw tọa lạc tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai và là kinh đô của hoàng triều cuối cùng của Myanmar trên bờ đông sông Irrawaddy. Đây là quần thể gồm nhiều đền, tháp nhỏ bằng đá cẩm thạch, gọi là Kyauksagu.
Tại đây lưu giữ bộ kinh Tam Tạng được làm bằng đá và có tới 1.458 trang, mỗi phiến cao 1,5 m và rộng 1 m. Toàn bộ quá trình của công việc tạc chữ bắt đầu từ ngày 14/10/1860 và hoàn thành ngày 4/5/1868. Phải mất 450 ngày ròng rã với 8 tiếng đọc mỗi ngày người ta mới có thể đọc và hiểu toàn bộ cuốn sách.
Từ thế kỷ 12 - 19, Phật giáo đã trở thành quốc giáo của đất nước này. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, cho đến tận ngày nay, Myanmar vẫn được biết đến là đất nước của Phật giáo, của chùa và đền. Nhiều cậu bé đi tu từ rất sớm. Không khó để thấy những vị sư khất thực khắp mọi nơi. Họ luôn được người dân tôn kính.
Nằm trong một khuôn viên rộng 413 ha, cung điện Hoàng gia Mandalaykiên cố được bao quanh bởi hệ thống tường thành với hào nước được thiết kế chặt chẽ và vô cùng tinh xảo.
Cung điện này được xây dựng từ năm 1857 - 1859. Hầu hết sử dụng vật liệu gỗ, khi vua Mindon rời kinh đô từ Amarapura đến Mandalay. Dựa trên những tính toán về thiên văn, vị thế và phong thủy mà cung điện xây cất ngay dưới chân đồi Mandalay. Hai vị vua cuối cùng Mindon và Thibaw đã sinh sống ở cung điện này.
Bạn đừng quên dạo chơi cầu U Bein hay chụp ảnh cây cầu vào lúc hoàng hôn buông xuống trước khi kết thúc chuyến đi trong ngày. Cầu dài 1.200m, là cây cầu đi bộ làm bằng gỗ tếch bắc qua hồ Taungthaman, Myanmar. Trải qua một thời gian dài, cây cầu gỗ vẫn uốn cong mềm mại băng qua mặt hồ tĩnh lặng.
Từ Mandalay, bạn dễ dàng có thể tới được cầu U Bein bằng xe hơi, xe ôm hay xe bus, chỉ khoảng 45 phút di chuyển từ trung tâm.
Hồ Inle thuộc bang Shan là điểm đến dành cho du khách yêu thích khám phá cuộc sống của người dân tộc thiểu số. Một trong những tộc người nổi tiếng nhất là Intha, với truyền thống trèo thuyền gỗ, đánh bắt cá bằng một chân.
Thời điểm đẹp nhất để đến hồ là vào bình minh hoặc hoàng hôn.
Ăn chơi gì trong 3 ngày ở Sa Pa? Sa Pa luôn là địa điểm thu hút khách du lịch bất kể mùa nào trong năm. Mùa đông lên đây ngắm tuyết, mùa hè lên đây tránh nóng. Khí hậu ở đây ôn hòa, có nhiều cảnh đẹp núi rừng khiến du khách say mê. Với lịch trình 3 ngày bạn có thể khám phá toàn bộ Sa Pa với những điểm...