Ý tưởng thành lập “tổ hợp tín dụng” không khả thi!
Mới đây đã đề xuất thành lập tổ hợp tín dụng với quy mô 3-3,5% tổng dư nợ cho vay hiện nay, tức khoảng 300.000 tỉ đồng, để cho các danh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có cơ hội tiếp cận tín dụng. Theo đó, tổ hợp cung cấp các khoản vay tín chấp (không cần tài sản đảm bảo) với lãi suất 3-5%/năm, năm đầu ân hạn nợ gốc và chỉ trả lãi. Khoản vay có kỳ hạn khoảng năm năm.
Để được vay vốn thì vốn chủ sở hữu doanh nghiệp phải còn thực dương. Doanh nghiệp SME có thể vay tối đa số tiền không vượt quá ba lần giá trị thực dương của vốn điều lệ, hay vốn chủ sở hữu hoặc tùy điều kiện khác do “tổ hợp tín dụng” quy định. Tuy nhiên, để tổ hợp này hoạt động được thì Chính phủ cần phải lập quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia với quy mô khoảng 30.000 tỉ đồng, để bảo lãnh cho tổ hợp tín dụng quy mô 300.000 tỉ đồng.
Điểm thuận lợi của hình thức như đề xuất là Chính phủ không phải bỏ tiền ra trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp, mà là tiền của các ngân hàng cho vay. Trong khi đó, thanh khoản hệ thống hiện nay đang rất tốt, đặc biệt là nguồn tiền gửi và tiết kiệm không kỳ hạn đang chiếm khoảng 20% trên tổng vốn huy động. Các ngân hàng thương mại có thể lấy nguồn đó tham gia vào tổ hợp tín dụng, từ đó có cho thể cho vay với lãi suất thấp từ 3-5%/năm.
Đề xuất trên không khả thi vì những lý do như nêu dưới đây.
Thứ nhất, có một số điều kiện làm cho NHTM (tích cực) cho vay SME với lãi suất thấp và, quan trọng hơn, không có tài sản bảo đảm. Đó là: (i) NHTM bị bắt buộc phải cho vay SME; (ii) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và/hoặc Chính phủ (và các tổ chức được ủy quyền) cấp vốn/cho vay ưu đãi/bù lãi suất cho NHTM với lãi suất thấp để đảm bảo NHTM cho vay lại SME với lãi suất nào cũng vẫn có lãi; (iii) đồng thời NHNN/Chính phủ vẫn phải bảo lãnh toàn bộ các khoản cho vay SME. Nếu không có bảo lãnh thì dù cho vay SME có lãi đến mấy nhưng khả năng không thu hồi được nợ là cao nên cũng không mấy NHTM dám cho SME vay.
So sánh với cơ chế hoạt động theo đề xuất của tổ hợp tín dụng nói trên thì trước tiên có thể thấy điều kiện (i) nêu ở đoạn trên đã bị vi phạm. Thậm chí ngược lại, NHNN luôn khẳng định không hạ tiêu chuẩn và điều kiện cho vay để tránh nợ xấu.
Video đang HOT
Điều kiện thứ hai – cấp vốn giá rẻ cho NHTM để cho vay lại SME – cũng bị vi phạm bởi theo cơ chế đề xuất của tổ hợp tín dụng thì Chính phủ chỉ bảo lãnh chứ không cấp vốn giá rẻ cho NHTM để cho vay lại SME.
Sẽ có người lập luận rằng, theo diễn giải trong đề xuất trên thì NHTM đang có nguồn vốn “giá rẻ” ở ngân hàng (tiền gửi/tiền tiết kiệm không kỳ hạn) chiếm đến 20% trong tổng vốn huy động của NHTM nên đây chính là nguồn vốn để NHTM dùng để cho vay SME với lãi suất thấp.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây là nguồn vốn riêng, và là lợi thế của từng NHTM, có được là nhờ nỗ lực của từng ngân hàng chứ không phải tự nhiên trên trời rơi xuống (hoặc của Chính phủ/NHNN cấp phát). Nếu NHTM vẫn có khách hàng vay vốn với các điều kiện thương mại bình thường, có tài sản thế chấp, và lãi suất cao hơn cho vay SME thì NHTM, về nguyên tắc, sẽ không cho vay SME cho đến khi nào không còn khách hàng vay thương mại nào khác “tốt” (có chất lượng) hơn SME (thể hiện ở lãi suất cho vay, tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ v.v…). Nói cách khác, nguồn vốn rẻ có được từ nguồn tiền gửi/tiết kiệm không kỳ hạn hoàn toàn không đảm bảo được rằng NHTM sẽ tích cực cho SME vay.
Với điều kiện thứ ba – có bảo lãnh của Chính phủ – đây là điều kiện duy nhất mà cơ chế của tổ hợp tín dụng theo đề xuất có thể thỏa mãn nhưng…
Thứ hai, vì cho vay SME không có tài sản đảm bảo nên có nhiều khoản vay dễ dàng biến thành nợ xấu không thể thu hồi. Tuy theo đề xuất thì Chính phủ chỉ bảo lãnh chứ không đứng ra cho vay, và nguồn tiền cho vay là của NHTM chứ không phải từ ngân sách, nhưng một khi khoản cho vay SME biến thành nợ xấu thì gánh nặng bồi thường của Chính phủ sẽ tăng lên tương ứng.
Vậy, với quy mô cho vay tới 300.000 tỷ đồng trong bối cảnh nhiều khoản vay có thể biến thành nợ xấu thì quỹ bảo lãnh 30.000 tỷ đồng của Chính phủ, tương đương 10% quy mô cho vay, là quá nhỏ. Nói cách khác, người thiết kế gói cho vay, quỹ bảo lãnh không được phép “tính non”, lạc quan quá đà, mà cần phải đủ thận trọng để, ví dụ, tăng quy mô quỹ bảo lãnh lên tương đương 100% quy mô cho vay, như cách mà nhiều NHTM đang trích lập dự phòng. Nhưng…
Thứ ba, giả sử chỉ một nửa trong quỹ bảo lãnh 300.000 tỷ đồng của Chính phủ bốc hơi thì nó cũng đã tương đương với việc ngân sách Chính phủ mất đi 150.000 tỷ đồng/6 tỷ USD, tương đương 2-3% GDP của Việt Nam để bồi thường cho NHTM. Vậy nguồn tiền quy mô lớn này lấy ở đâu ra và sẽ được bù đắp lại bằng cách nào? Sẽ có bao nhiều khoản chi công khác bị ảnh hưởng, bị cắt giảm bởi khoản mất mát này và tác động thế nào đến nền kinh tế nói chung? Xin đừng lạc quan nói rằng nợ xấu cho vay SME không có tài sản bảo đảm nếu có thì sẽ… không đáng kể! Không cần phải nói lại rằng chính vì rủi ro này mà cho vay SME luôn là một vấn đề thời sự ở mọi nơi trên thế giới.
Thứ tư, trong khi đồng ý rằng việc Chính phủ thu xếp được nguồn bảo lãnh 300.000 tỷ đồng này là khó khăn nhưng có thể vẫn có người “phát hiện” ra một nguồn vốn giá cực rẻ, cực sẵn mà không tốn một đồng chi phí nào – đó là nguồn “in tiền” từ NHNN! Trong quá khứ cũng đã từng có nhiều đề xuất tương tự, và thậm chí đã được thực hiện, chẳng hạn như việc cho vay bù lãi suất trước đây.
Nhưng cũng chính hậu quả nặng nề và tai hại của việc cho vay bù lãi suất này đã làm cho Chính phủ và bản thân NHNN đã rất ý thức được cái giá phải trả cho chủ trương sai lầm biến tiền của NHNN thành ngân sách cho Chính phủ. Nên tóm lại là nguồn vốn cho quỹ bảo lãnh 300.000 tỷ đồng này vẫn… chưa biết lấy từ đâu. Điều này cũng có nghĩa là đề xuất tổ hợp tín dụng này sẽ có thêm một yếu tố nữa để… chết yểu.
Vietcombank được Bằng khen 'Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động'
Năm thứ 2 liên tiếp Vietcombank được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen 'Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động' do tìm giải pháp tốt nhất để duy trì việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Tổng Giám đốc nhận giải. (Ảnh: Vietnam )
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank) vừa được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen 'Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động' tại lễ trao giải lần thứ 2 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh, Xã hội và Phòng chức, Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội.
Lễ trao giải thưởng lần thứ 2 năm 2020 vinh danh 50 doanh nghiệp được xếp hạng năm 2019, trong đó 30 doanh nghiệp được tặng Bằng khen của Ban tổ 8 doanh nghiệp được nhận giải thưởng và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Vietcombank 2 lần liên tiếp được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen 'Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động.'
Phát biểu tại lễ trao giải thưởng, ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhấn mạnh: Tuy mới được khởi xướng và tổ chức từ năm 2014 đến nay nhưng chương trình 'Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động' đã tạo được hiệu ứng xã hội sâu sắc, động viên, khích lệ các doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao phúc lợi cho người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ.
Ông Khang chia sẻ từ đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động đến mọi mặt đời sống. Trong bối cảnh khó khăn đó, cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp được trao giải thưởng ngày hôm nay đã phấn đấu vượt khó, tìm giải pháp tốt nhất để duy trì việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động, góp phần cùng Chính phủ thực hiện mục tiếp kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế đảm bảo an sinh xã hội.
Từ năm 2014, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh, Xã hội và VCCI đã tổ chức thường niên Bảng xếp hạng "Doanh nghiệp vì Người lao động." Ngay từ năm 2014, Vietcombank đã được vinh danh 'Doanh nghiệp vì người lao động'.
Năm 2016, lần đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nâng Bảng xếp hạng thành 'Giải thưởng Doanh nghiệp vì Người lao động.'
Chương trình đã vinh danh 15 doanh nghiệp xuất sắc. Thủ tướng Chính phủ đã tặng Bằng khen cho 12 doanh nghiệp tiêu biểu chăm lo tốt cho người lao động.
Trong nhiều năm qua, Vietcombank liên tiếp được vinh danh 'Doanh nghiệp vì Người lao động,' 'Giải thưởng Doanh nghiệp vì Người lao động' và 'Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động;' vinh dự 2 lần nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ./.
Lễ ký kết chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tại Bắc Ninh Mục tiêu của việc ký kết thỏa thuận hợp tác là đến năm 2025, tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động ở Bắc Ninh vào giá trị sản xuất công nghiệp do Samsung tạo ra sẽ tăng lên hằng năm. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ...