Y tế địa phương cần chủ động hơn nữa trong đối phó với dịch Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, ThS, BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhấn mạnh, các địa phương cần phải có sự chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, phải lường hết được những khó khăn xảy ra nếu có bệnh nhân mắc Sars-CoV-2.
ThS, BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phát biểu khai mạc hội nghị tập huấn.
Ngày 6-3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã tổ chức tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do Sars-CoV-2 (Covid-19) cho đại diện Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Ths, BS Nguyễn Trọng Khoa, cho biết, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã thực hiện rất tốt việc kiểm soát, khoanh vùng dập dịch mà công đầu là công việc của y tế dự phòng. Đặc biệt, tỉnh Vĩnh Phúc đã rất thành công trong việc thực hiện ngay cách ly một xã Sơn Lôi, để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan ra cộng đồng khi tại địa phương này đã xác định được có ca lây nhiễm thứ cấp.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh nhấn mạnh, Việt Nam tiếp tục duy trì chiến lược, bệnh nhân nào mắc Covid-19 là cách ly triệt để. Nếu không chỉ cần xơ xẩy vài trường hợp không phát hiện sớm, khi lây cho vài nghìn người thì lúc đó, Việt Nam sẽ vỡ trận giống như Hàn Quốc. Ông Khoa đề nghị y tế các địa phương không được lơ là trong chống dịch, cần phải chuẩn bị kỹ càng, khắc phục khó khăn, chủ động điều trị được các ca bệnh nặng ở tuyến tỉnh như thở máy, lọc máu, thở ec-mo.
Nhấn mạnh đây là thời điểm quan trọng để tập huấn, đào tạo, rà soát phương tiện trang thiết bị bảo hộ, máy thở, phương tiện phục vụ chăm sóc người bệnh, ông Khoa đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần kiểm kê lại xem có những trang thiết bị bảo hộ đúng chuẩn, các phương tiện vệ sinh bề mặt, khử khuẩn môi trường, xử lý chất thải…
“Hiện nay chúng ta đang cách ly 15 nghìn người, chủ yếu người trở về từ Hàn Quốc. Trong khi các nước khác tại châu Âu cũng đang bùng phát dịch và chúng ta có thể sẽ phải tiếp nhận nhiều người trở về Việt Nam. Chưa biết lúc nào sẽ có ca mới xuất hiện ở tỉnh, thành phố nào. Tôi thấy lo lắng khi một số nơi chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng, chưa lường hết được những khó khăn xảy ra nếu có bệnh nhân mắc Covid-19. Vì thế, các đơn vị phải kiểm tra lại các trang thiết bị bảo hộ tại các cơ sở y tế, phải chuẩn bị phương án đối phó tốt nhất”, ông Khoa nói.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam phải tính đến tình huống có 10 nghìn người nhiễm, 15% số trường hợp nặng và 10% số sẵn sàng phải thở máy. Do đó, Bộ Y tế đang đề xuất mua 100 máy thở cho hơn 10 bệnh viện tuyến cuối. Các địa phương cũng đang tự chủ động mua sắm theo kinh phí chống dịch của từng địa phương.
Tại hội nghị, ngoài chia sẻ về chuyên môn từ các chuyên gia đầu ngành về truyền nhiễm, đại diện Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc cũng chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng phương án đối phó với dịch Covid-19 thời gian vừa qua. “Khó khăn nhất không phải vấn đề chuyên môn vì các ca bệnh được phát hiện tại Vĩnh Phúc đều nhẹ. Khó nhất là việc phối hợp lực lượng như thế nào, phương án triển khai. Chúng tôi khen Vĩnh Phúc đã chọn biệt lập một cơ sở điều trị cho những trường hợp dương tính, không bị làm gián đoạn công tác khám và điều trị tại các bệnh viện đa khoa, cũng như nguy cơ lây lan cho những người dân đến khám”, ông Khoa nói.
Tại buổi tập huấn, GS, TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, nCoV tồn tại trong cơ thể khoảng bốn tuần kể từ khi xâm nhập. Ngoài môi trường, nCoV rất dễ chết bởi ánh sáng, tia cực tím và nhiệt độ cao. Ở môi trường lạnh, ẩm, nCoV có thể tồn tại 1-3 ngày trên mặt phẳng kim loại.
Video đang HOT
Virus corona chủng mới có thời gian ủ bệnh trung bình 3-7 ngày, tối đa là 14 ngày. Hầu hết các bệnh nhân chỉ có bị sốt nhẹ, ho, mệt mỏi và không bị viêm phổi, tự hồi phuc sau một tuần. Một số trường hợp có thể viêm phổi, viêm phổi nặng dẫn tới suy hô hấp cấp nặng, sốc nhiễm trùng, rối loạn thăng bằng kiềm – toan, rối loạn đông máu, suy chức năng các cơ quan dẫn đến tử vong. Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo.
Theo Nhân dân
Niềm vui của người phụ nữ từng mắc Covid-19 ngày
1 tháng ở khu cách ly, bà Bình đã trải qua đủ cung bậc cảm xúc, từ hoảng sợ, cô đơn, tới những lúc xót xa tưởng như vỡ vụn tâm can.
Sáng 4/3, Bình Xuyên mưa rả rích. Cơn mưa từ đêm qua kéo dài chưa ngớt khiến trời đất chuyển thành màu tối sầm.
Mặc kệ trời mưa, bà Bình chạy vội ra một góc sân của khu cách ly để bắt mạng interret.
Dù chiếc khẩu trang y tế che đến nửa khuôn mặt, vẫn thấy được niềm hạnh phúc ngập tràn trong đôi mắt của bà Bình. Thì ra, bà vừa đọc được 1 tin thật đặc biệt, đó là Sơn Lôi quê bà đã được gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cách ly.
Bà Bình rạng rỡ khi nghe tin Sơn Lôi được gỡ lệnh cách ly
Bà Phạm Thị Bình 42 tuổi, quê Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, là bệnh nhân Covid-19 thứ 10 được công bố tại Việt Nam.
Ngày 31/1, sau khi biết tin nữ công nhân 24 tuổi Nguyễn Thị Dự dương tính virus SARS-CoV-2, bà Bình chủ động đi khám do từng có tiếp xúc gần với ca bệnh. Ngay lập tức, bà được Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm.
Đến ngày 4/2, bà Bình nhận kết quả dương tính.
"Lúc ấy, bác sĩ chưa kịp thông báo, tôi chỉ được biết tin qua cuộc gọi của người quen. Tìm thông tin trên mạng, thấy từng chữ "P.T.B, 42 tuổi, quê xã Sơn Lôi, dương tính,...", tôi run lẩy bẩy, hoảng sợ đến trào nước mắt. Chỉ khi bác sĩ vào an ủi, động viên, tôi mới dần bình tĩnh trở lại", bà Bình kể.
Suốt những ngày đầu một mình trong phòng cách ly, bà Bình ăn không ngon, ngủ không yên. Lúc này, bà không thực sự hiểu căn bệnh Covid-19 là gì, chỉ biết đã có rất nhiều người bên nước bạn tử vong.
Lo cho bản thân, nhưng phần lớn hơn là lo cho cả gia đình vì đã tiếp xúc gần với mình.
Ngày 11/2, thế giới của bà Bình như đổ sụp xuống lần nữa khi biết tin đứa cháu ngoại 3 tháng tuổi mắc Covid-19.
Ở cùng 1 khu cách ly, dù không được gặp, nhưng bà vẫn nghe thấy rất rõ tiếng cháu khóc. "Mỗi lần nghe tiếng khóc, tôi lại chạy vội ra sân để nhìn được cháu từ xa. Tim tôi như vỡ vụn. Tôi thương cháu vô cùng", bà Bình xúc động nhớ lại.
Căn phòng cách ly rộng lớn, trống trải càng làm da diết thêm nỗi buồn, nỗi cô đơn và nhớ người thân của người phụ nữ 42 tuổi. Chưa bao giờ, bà Bình xa nhà, xa con lâu đến như vậy.
Trong những ngày suy sụp nhất, sự động viên từ gia đình và các y bác sĩ là động lực lớn giúp bà vượt qua nỗi sợ hãi và yên tâm chiến đấu với bệnh tật.
"Các bác sĩ luôn nói với tôi rằng hãy cứ tin tưởng ở họ, bệnh này chắc chắn sẽ được chữa khỏi. Chồng và các con tôi ngày nào cũng gọi điện, bảo tôi cố gắng lên, mọi chuyện rồi sẽ ổn", bà Bình chia sẻ.
Đến tận khi toàn bộ gia đình 4 người của bà Bình cùng được chuyển về cách ly tập trung tại Phòng khám Đa khoa Quang Hà, bà mới có thể nhìn chồng con bằng xương bằng thịt sau 2 tuần xa cách.
Tuy là nhìn thấy, nhưng cũng không thể lại gần.
Mỗi ngày ở khu cách ly, bà Bình đều nhìn ra khoảng sân xa xa, nơi có đứa con nhỏ hay chơi đùa
Mỗi người cách ly ở mỗi dãy nhà khác nhau, bà Bình thường gọi đứa con út 4 tuổi ra sát rìa nhà để hai mẹ con nói chuyện. Khoảng cách lên tới 5 đến 6 mét, cậu bé thường nhìn mẹ từ xa rồi ríu rít: "Con nhớ mẹ lắm. Mẹ sớm khỏi bệnh để về với con nhé".
Đôi khi, chỉ nhìn thấy cái dáng gầy gầy của chồng hay bước chân lon ton của con ở phía xa cũng đủ làm bà Bình mạnh mẽ. Tuy vậy, bà vẫn ước có một lần được ôm con...
Giữa tháng 2, liên tiếp các mẫu bệnh phẩm cho kết quả âm tính, bà Bình và cháu ngoại được các bác sĩ thông báo đã khỏi bệnh. Chồng và các con của bà cũng lần lượt có kết quả âm tính sau đủ thời hạn cách ly. Gánh nặng trong lòng người phụ nữ 42 tuổi khi ấy mới dần được gỡ bỏ.
Bà Bình cùng các bệnh nhân từng mắc Covid-19 tiếp tục được giữ lại Trung tâm Quang Hà để theo dõi thêm sau thời gian khỏi bệnh.
Những ngày này, họ đều trông ngóng một điều đặc biệt.
Trong căn phòng nhỏ, bà Thơm, ông Vinh, cha mẹ của nữ công nhân 24 tuổi cùng tập trung xem 1 đoạn clip. Đó là đoạn băng ghi lại khoảnh khắc xã Sơn Lôi được thông chốt, xóa bỏ lệnh cách ly. Bà Thơm bật cười: "Mừng như đón giao thừa vậy".
Chị Nam, một bệnh nhân được chữa khỏi khác thì đã chờ tới tận 12h đêm hôm trước để đón chờ khoảnh khắc này.
Bà Bình biết muộn hơn, vì chiếc điện thoại khó kết nối internet nên phải chạy ra tận sân để bắt mạng, xem cho bằng được.
Bà bảo, bà luôn theo dõi tin về Sơn Lôi hàng ngày, thấy rất thương các cán bộ, nhân viên y tế, các anh bộ đội, công an phải trực gác 24/24 giữa trời rét mướt mấy chục ngày nay. Người dân trong xã cũng không thể ra ngoài mà phải chịu rất nhiều khó khăn, thiệt thòi.
"Tôi thấy vui mừng lắm. Mình vẫn chưa được về nhưng vẫn mừng thay cho mọi người", bà nói.
Cuối ngày, bác sĩ thông báo với bà Bình 1 tin đặc biệt, đó là bà sẽ chính thức được về nhà sau 2 hôm nữa. Những tin vui đến cùng lúc, có lẽ đã bù đắp phần nào cho tất thảy áp lực người phụ nữ 42 tuổi phải gồng gánh suốt thời gian qua.
Bên ngoài, trời vẫn tối sầm, mưa vẫn rơi rả rích. Phía bên trong, những nụ cười hạnh phúc thắp sáng cả căn phòng...
Nguyễn Liên
Theo vietnamnet.vn
Lớp học bị cách ly: 'Các em đã trưởng thành' Dường như thời gian qua, cô trò lớp 10A2 đã tạm thời chiến thắng trong cuộc chiến với dư luận nhiều hơn là với bệnh tật. Lớp 10A2, Trường THPT Võ Thị Sáu (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) - nơi có 36 học sinh từng bị cách ly - đã quay trở lại trường. Ảnh: Nguyễn Thảo Đứng lớp đã sang năm thứ 19...