Y tế cơ sở đã phát huy tốt vai trò
Đến các trạm y tế xã Hoàng Văn Thụ, Nam Phương Tiến,… những ngày nước ngập, dễ dàng nhận thấy công tác khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc đông đúc hơn ngày thường. Theo các y sĩ của trạm y tế nơi đây cho biết, do nước ngập, người dân hầu hết bị các bệnh liên quan tới da hay bệnh đau mắt đỏ với số lượng người mắc ngày một tăng cao. Các trạm y tế đã và đang triển khai nhiều biện pháp kịp thời chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.
Vừa cầm túi thuốc, bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật (thôn Thuần Lương, xã Hoàng Văn Thụ) cho biết: “Trong những ngày nước ngập, do thường xuyên nghịch nước nên con tôi bị nổi nốt khắp người, ra trạm y tế được các nhân viên phát thuốc bôi nên tôi cũng đỡ lo”.
Cùng với đó, trong những ngày qua, cán bộ, nhân viên tại các trạm y tế luôn sát cánh cùng người dân. Họ vốn là những người con của quê hương nên hơn bất cứ ai, họ hiểu những nỗi vất vả mà người dân vùng ngập đang phải gánh chịu nên họ đã làm việc quên ngày, đêm. Hầu hết các nhân viên ở trạm không có ngày nghỉ bù, những bữa cơm, giấc ngủ của họ hầu như được thực hiện luôn tại trạm.
Những ngày ngập thường xuyên lội nước nên nhiều người dân nơi đây bị mắc các bệnh về da, mắt (Ảnh: Hoa Nguyễn)
Cùng chung sự hài lòng đó, cô Nguyễn Thị Nhi (xã Hoàng Văn Thụ) cho biết: “Những ngày qua, cuộc sống của chúng tôi quá khổ, không điện, không nước, tài sản mất mát nhưng chúng tôi vui mừng vì đã không bị đơn độc khi liên tục nhận được những sự sẻ chia gạo, nước, mỳ tôm,… từ các đơn vị, cá nhân ủng hộ. Cán bộ thôn, cán bộ xã, các cô y tá ở trạm xá luôn nhiệt tình, chu đáo, phát thuốc, giúp chúng tôi xử lý vệ sinh,… Năm nay, từ thuốc cho tới nước, mỳ tôm được phát cho mọi nhà công bằng lắm, chúng tôi rất hài lòng”.
Chia sẻ về công tác y tế được trạm triển khai trong và sau khi nước ngập, bà Phùng Thị Huề – Trạm trưởng trạm y tế xã Hoàng Văn Thụ cho biết: Lần ngập này, nước rút chậm hơn năm 2017 nên công tác vệ sinh làm rất khó, rất nhỏ lẻ. Chủ yếu chúng tôi sẽ tuyên truyền cho các hộ gia đình tự lâu chùi, dọn dẹp sau đó sẽ có đội phun phòng dịch của xã sẽ đi phun, nếu như để phun nhiều, phun đông ở các thôn nước đã rút nhiều thì sẽ có đội phun của trung tâm y tế dự phòng huyện về hỗ trợ phun.
Video đang HOT
“Trong những ngày qua, ở thôn ngập nhiều cụ thể như Thuần Lương, Yên Trình, chúng tôi đều bố trí nhân viên của trạm, cũng là người dân của thôn túc trực tại thôn. Ngoài ra, tại trụ sở trạm, chúng tôi bố trí nhân viên túc trực 24/24, tất cả nhân viên của trạm không có ngày nghỉ bù, trực xong vẫn làm các nhiệm vụ được phân công, thậm chí các nhân viên ăn, ngủ tại trạm để phục vụ bà con được nhanh nhất, kịp thời nhất. Tính đến nay, trạm đã tổ chức cấp, phát 400 suất thuốc bôi ngoài da, tra mắt và 318 hộ dân đã được cấp Cloramin B và phèn chua để xử lý nước sinh hoạt”, bà Huề cho hay.
Trạm y tế xã Hoàng Văn Thụ phát thuốc, tư vấn về bệnh cho người dân (Ảnh: Hoa Nguyễn)
Tương tự, với Nam Phương Tiến, một xã có 4 thôn bị ngập nặng là Nam Hài, Nhân Lý, Hạnh Bồ, Hạnh Côn, trong đó Nam Hài ngập nặng nhất và bị cô lập nên theo bà Phùng Thị Hậu – Trạm trưởng trạm y tế xã cho biết, trung tâm y tế huyện đã phối hợp với trạm y tế xã thành lập trạm y tế dã chiến thường trực cấp cứu 24/24 giờ, tổ chức cấp phát thuốc ngoài da, đau mắt đỏ, hóa chất Cloramin B, phèn chua, cho người dân vùng bị cô lập. Tại các thôn khác, trạm y tế xã đã tổ chức điểm cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại nhà các trưởng thôn.
Nhờ những sự quan tâm, tư vấn, tuyên truyền kịp thời mà đa số người dân ở vùng bị ngập úng đã nắm được các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, các trạm y tế nơi đây vẫn đang tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng để y tế cơ sở thật sự trở thành nền tảng, xương sống của hệ thống y tế Việt Nam theo đúng chủ trương mà ngành y tế đang đặt ra.
Trao đổi về những biện pháp đang được trạm y tế xã triển khai nhằm thu hút người bệnh, bà Phùng Thị Huề – Trạm trưởng trạm y tế xã Hoàng Văn Thụ cho hay: Đối với xã Hoàng Văn Thụ, tỷ lệ người dân đến khám, siêu âm ở trạm luôn đông. Cùng với việc chú trọng nâng cao về chất lượng cơ sở vật chất, những nhân viên y tế của trạm chúng tôi luôn chú trọng vừa làm vừa học, nhằm nâng cao năng lực và trình độ, chỉ khi mình có trình độ và bằng cấp thì người dân mới tin tưởng khi đó mới thu hút được bệnh nhân đến trạm, giảm quá tải cho y tế tuyến trên.
“Cá nhân tôi cũng đang tham gia khóa học đào tạo bác sĩ gia đình, tôi thấy rất hay và thiết thực, ý nghĩa đối với các cán bộ trạm y tế xã. Cùng với đó, chúng tôi thường xuyên tổ chức tuyên truyền theo các nhóm hội phụ nữ, câu lạc bộ dân số không sinh con thứ ba, tuyên truyền người dân mua thẻ bảo hiểm y tế, đăng ký khám bệnh tại trạm y tế xã để được cấp thuốc, từ đó giúp người dân có thêm niềm tin tưởng vào trạm y tế. Bác sĩ tuyến y tế cơ sở cần phải là người giỏi nhất, cần phải biết làm tất cả các chuyên khoa, có như vậy mới phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân”, bà Huề nhấn mạnh.
Hoa Nguyễn – Bảo Bình
Theo laodongthudo
Án mạng kinh hoàng ở Bạc Liêu: Thêm một nạn nhân tử vong
Liên quan đến vụ án mạng kinh hoàng xảy ra tại xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu) vào ngày 24/7, thêm một nạn nhân đã tử vong.
Nạn nhân mới tử vong khuya ngày 28/7 là cháu Hồ Bích Ngọc (11 tuổi, ngụ ấp Đay Tà Ni). Cháu Ngọc không thể qua khỏi dù đã được điều trị tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM).
Như vậy, tính đến chiều ngày 29/7 đã có 3 người thiệt mạng trong vụ trọng án là bà Hồ Thị Trầm (93 tuổi), cháu Dương Tú Quyên (6 tháng tuổi) và cháu Ngọc.
Hiện còn 9 nạn nhân đang được điều trị tại các bệnh viện ở Bạc Liêu, Cần Thơ và TPHCM, gồm: Hồ Minh Duy (12 tuổi), Hồ Quang Trang (48 tuổi), Bùi Văn Chưởng (70 tuổi), Nguyễn Thị Thanh Nhiều (16 tuổi), Ông Thị Tươi (66 tuổi), Huỳnh Thị Hòa (63 tuổi), Trương Ánh Phương (21 tuổi), Dương Trấn Huy (8 tuổi) và Thạch Trọng Tình (10 tuổi).
Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân cũng đã vận động hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân.
Ngôi nhà nơi đối tượng Thạch Sà Khên xông vào chém cháu Ngọc.
Như Dân trí đã đưa tin, vào khoảng 15h chiều ngày 24/7, Thạch Sà Khên (SN 1983, ngụ ấp Đay Tà Ni, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) bất ngờ vác dao và một khúc gỗ dài khoảng 5 tấc, truy sát nhiều người trong xóm tại ấp Đay Tà Ni, khiến 12 người thương vong.
Nhận được tin báo, lực lượng Công an huyện Vĩnh Lợi đã nhanh chóng phối hợp với các đơn vị chức năng có mặt tại hiện trường, khống chế và bắt giữ Khên đồng thời, đưa người bị thương đến Trạm Y tế xã Hưng Hội và Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu cấp cứu.
Điều đáng nói, những người bị Khên chém không hề có thù hằn, mâu thuẫn gì với đối tượng. Theo người nhà và cơ quan chức năng địa phương, Khên có tiền sử bị bệnh tâm thần từ nhiều năm nay.
Hiện Công an tỉnh Bạc Liêu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Thạch Sà Khên để tiếp tục điều tra về hành vi "Giết người".
Cơ quan chức năng cũng đưa bị can Khên đi giám định tâm thần, để xử lý theo quy định.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Án mạng kinh hoàng ở Bạc Liêu: Nỗi ám ảnh của nhiều người Sau vụ án mạng kinh hoàng khiến 12 người thương vong xảy ra tại xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) vào chiều ngày 24/7, đã 2 ngày qua, cả xóm vẫn chưa hết bàng hoàng. Các nhà nạn nhân đóng cửa im ỉm, trong khi đó nhiều người thoát nạn vẫn còn thất thần, run sợ. Trở lại ấp Đay...