Ý nghĩa nhãn năng lượng dán trên điều hòa
Ngoài số sao trên nhãn năng lượng, người dùng có thể xem điều hòa có tốn điện không dựa vào chỉ số hiệu suất năng lượng.
Dán nhãn năng lượng là chương trình được Bộ Công Thương quy định và triển khai tự nguyện từ năm 2008 và bắt buộc thực hiện từ 1/7/2013. Trong đó, với nhóm thiết bị gia dụng, điều hòa được người dùng quan tâm hàng đầu, bởi đây là sản phẩm tiêu tốn nhiều điện năng nhất.
Việc dán nhãn năng lượng giúp người dùng chọn được sản phẩm phù hợp, tiêu tốn ít điện năng và giảm tải cho hệ thống điện toàn quốc.
Nhãn năng lượng dán trên cục nóng của một mẫu điều hòa. Ảnh: Tuấn Hưng.
Chỉ số quan trọng nhất trên nhãn năng lượng là số sao (từ một tới 5) . Số lượng sao càng nhiều, thiết bị càng tiết kiệm điện năng. Hầu hết điều hòa hiện nay đều đạt từ 4 đến 5 sao. Trong đó, phần lớn điều hòa sử dụng công nghệ máy nén biến tần Inverter đạt chứng nhận 5 sao.
Video đang HOT
Nếu cùng số sao, người dùng có thể dựa vào hiệu suất năng lượng để lựa chọn điều hòa nào tiết kiệm điện hơn. Chỉ số này được tính toán thực tế bằng tỷ số giữa công suất làm lạnh và công suất điện cần thiết để vận hành điều hòa ở chế độ định mức. Số hiệu suất năng lượng càng lớn, điều hòa càng sử dụng điện hiệu quả hơn, tiết kiệm điện hơn.
Tuy không được thể hiện rõ trên nhãn năng lượng, hiệu suất năng lượng cũng chia làm hai loại. Đầu tiên là chỉ số EER dành cho điều hòa sử dụng máy nèn thường và CSPF dành cho các loại có sử dụng máy nén biến tần Inverter.
Những mẫu điều hòa tiết kiệm điện hàng đầu thị trường Việt Nam hiện nay có chỉ số hiệu suất năng lượng trên dưới 7. Model cao nhất trong năm 2020 là 7,4. Các mẫu phổ thông có hiệu suất trung bình từ 5 đến 6.
Ngoài hai chỉ số chính, nhãn năng lượng còn thể hiện các thông số quan trọng khác của điều hòa. Đầu tiên là Hãng sản xuất, Xuất xứ – chỉ ra nơi lắp ráp sản phẩm. Điều hòa tại thị trường Việt Nam phần nhiều sản xuất ở Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…
Công suất điều hòa được tính bằng chỉ số kW hoặc BTU/h. Ví dụ, một model công suất 3.400 kW sẽ tương đương 11.600 BTU/h.
Chọn sai công suất điều hòa sẽ tốn điện thế nào
Chọn điều hòa công suất nhỏ cho phòng lớn không tiết kiệm điện mà còn tốn hơn nhiều so với chọn đúng công suất.
Anh Ngọc Linh (Trung Văn, Hà Nội) từng phân vân không biết nên chọn điều hòa công suất lớn hay nhỏ cho phòng khách dưới tầng một vì ít sử dụng. Sau một tuần suy nghĩ, anh chọn lắp điều hòa 9.000 BTU cho phòng 22m2. Anh lý giải: "Tần suất sử dụng ở phòng này ít và chỉ có nhu cầu bật để tan cái oi của những ngày nắng nóng cao điểm, nên tôi chọn mua điều hòa này".
Sau hai tháng sử dụng, anh nhận ra quyết định này sai lầm. Vì công suấtđiều hòa nhỏ, bật nửa tiếng phòng vẫn không mát. Hơi mát cũng không đều khắp phòng nên lại tạo cảm giác khó chịu. Khi gọi thợ đến kiểm tra và sử dụng thiết bị đo điện năng tiêu thụ chuyên dụng, anh còn tá hỏa hơn khi biết điều hòa này còn tốn điện hơn so với loại 18.000 BTU mà siêu thị điện máy tư vấn.
Máy nén hoạt động hết công suất để đạt nhiệt độ cần thiết. Ảnh: EVN
Cơ chế của điều hòa là hoạt động hết công suất để đạt được nhiệt độ cài đặt, sau đó sẽ giảm để duy trì mức nhiệt đó. Nếu lắp đúng công suất, điều hòa chỉ hoạt động ở công suất cao, tốn điện nhiều khoảng 20 phút đầu. Nhưng nếu lắp sai như trường hợp anh Linh, điều hòa sẽ hoạt động hết mức trong thời gian dài, thậm chí suốt quá trình sử dụng để đạt được mức nhiệt cài đặt. Việc chạy liên tục ở công suất cao cũng khiến tuổi thọ điều hòa giảm, dễ hỏng.
"Chọn sai công suất là sai lầm của nhiều gia đình. Tiết kiệm được tiền mua máy nhưng lại tốn điện hơn và tốn tiền sửa chữa, bảo dưỡng sau thời gian ngắn sử dụng", anh Quân, một thợ lắp điều hòa cho biết.
Theo chuyên gia về hệ thống điều hòa Minh Tiến, người dùng nên chọn đúng công suất với diện tích phòng, nếu cần chỉ nên dư một chút. Ví dụ, điều hòa 9.000 BTU dành cho phòng dưới 15 m2, Trên 15 m2 nên chọn loại 12.000 BTU nếu phòng không kín, nhiều cửa kính, tiếp xúc trực tiếp với nắng trời.
Việc chọn điều hòa công suất lớn cho diện tích nhỏ cũng không cần thiết vì gây lãng phí điện và làm lạnh quá mức cần thiết. Chưa kể, cảm biến và bộ biến tần phải hoạt động liên tục do sai công suất thiết kế cũng khiến điều hòa kém bền.
Công suất điều hòa phù hợp sẽ tính theo thể tích phòn,g nên ngoài diện tích, người dùng cần quan tâm đến chiều cao tường. Tại Việt Nam, tường nhà hoặc chung cư dao động trên dưới 3 m2. Mỗi m3 thể tích phòng sẽ cần công suất khoảng 200 BTU. Người dùng có thể tham khảo bảng dưới để chọn công suất cần thiết.
Bảng chọn công suất điều hòa cho diện tích phòng:
Ngoài chọn đúng công suất, người dùng cũng cần quan tâm các yếu tố về lắp đặt tránh gây tốn điện, như dàn nóng hạn chế đặt ở nơi có nắng trực tiếp, phòng hạn chế các khe thoáng lớn, lắp rèm tránh nắng trực tiếp cho các ô cửa kính...
Inverter là gì? Xịn xò ra sao mà bây giờ mua điều hoà ai ai cũng phải quan tâm tính năng này đầu tiên? Ở thời điểm hiện tại mà bỏ tiền ra mua một chiếc điều hoà không có inverter thì thật sự là một sai lầm đấy! Thời tiết đã bắt đầu nắng nóng trở lại và để chống chọi với thực tại khắc nghiệt đó, không có cách nào dễ hơn là sắm sửa cho mình một chiếc điều hoà. Nhưng nghe dân tình...